Trẻ vào mùa tựu trường, cha mẹ lưu ý những căn bệnh hay gặp để bé có sức khỏe tốt nhất cho năm học mới
Thang 9 la thơi điêm tre quay lai trương. Đây cung la luc ma dịch bệnh truyền nhiễm dê bung phat.
Cha mẹ cần làm gì để tránh bệnh cho con?
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, vào tháng 9, trẻ bắt đầu đi học trở lại nên cha mẹ cẩn phải đề phòng nguy cơ bệnh truyền nhiễm đặc biệt là tay – chân – miệng. Bệnh lưu hành quanh năm nhưng tăng mạnh vào tháng 3-5 và tháng 9-10, bệnh lây lan nhanh và dễ trở thành ổ dịch lớn.
Khi trẻ mắc bệnh sẽ có triệu chứng sốt, nổi mụn nước ở vị trí họng, quanh miệng, lòng bàn tay, chân, mông, đầu gối. Đa phần trẻ bị tay – chân – miệng có thể chăm sóc theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế tại nhà. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ mắc bệnh tự diễn biến nặng thì cần phải nhập viện điều trị để tránh biến chứng sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi…
Thường xuyên rửa tay, uống đủ nước, ăn đủ chất giúp trẻ phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả.
“Bệnh tay – chân – miệng hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa, nên ngăn ngừa bệnh bằng cách vệ tay sạch sẽ cho trẻ nhỏ cần phải luôn đảm bảo rửa tay đúng cách cho trẻ nhỏ. Cha mẹ cần phải nhớ rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn, sau khi từ lớp trở về nhà. Ngoài rửa tay cho trẻ, các bậc phụ huynh cần phải nhớ rửa tay cho bản thân để không truyền mầm bệnh cho trẻ, cần cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ dinh dưỡng để có sức đề kháng tốt. Cho trẻ nghỉ học khi mắc bệnh để tránh lây lan. Đặc biệt cần lưu ý khi trẻ mắc bệnh cần báo với giáo viên, giáo viên cần phải vệ sinh lớp học”, bác sĩ Khanh nói.
Cảnh giác với biến chứng khi chăm sóc trẻ
Th.BS Đỗ Thiện Hải, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi trung ương cho hay: “Khi chăm sóc trẻ bị tay-chân-miệng tại nhà cần phải lưu ý trẻ bị tổn thương niêm mạc miệng nên khi ăn sẽ rất đau, dẫn tới trẻ sợ ăn và ăn kém có thể hạ đường huyết. Cha me nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo loãng, cháo xay, sữa va đảm bảo ăn chín uống sôi, các vật dụng trẻ ăn phải đảm bảo đươc rửa thật sạch”.
Trẻ bị bệnh vẫn cần phải tắm thường xuyên để tránh bội nhiễm, nên tắm cho trẻ bằng các loại lá có tính sát trùng nhẹ như lá chân vịt, lá chè xanh. Khi trẻ bị mắc bệnh, cha me cân hạn chế người tới thăm hỏi để tránh truyền mầm bệnh và tăng nguy cơ trẻ bị bội nhiễm.
Khi chăm sóc con bị bệnh, nếu thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng sau: quấy khóc dai dẳng, trẻ sốt cao không hạ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, trẻ có dấu hiệu giật mình cần phải nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Những triệu chứng trên rất có thể báo hiệu trẻ bị tình trạng nhiễm độc thần kinh gây ra. Nếu cha mẹ không phát hiện sớm và đưa trẻ đi điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ thậm chí là tử vong.
Video đang HOT
Phòng bệnh bằng những cách đơn giản sau:
Người lớn và trẻ nhỏ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày.
Đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh ăn chín, uống sôi. Không dùng chung các vật dụng ăn uống như cốc, bát, thìa, đũa…
Thường xuyên vệ sinh lau sạch đồ chơi, dụng cụ học tập của trẻ
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Ngọc Minh
Theo emdep.vn
Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết giảm nhưng mắc bệnh sởi lại tăng
Đây là thông tin được PGĐ Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết tại buổi họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều 14/8.
Ghi nhận 315 trường hợp mắc bệnh sởi
Theo ông Hạnh, từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận gần 30.000 trường hợp mắc tay chân miệng, trên 37.000 trường hợp sốt xuất huyết, đặc biệt số mắc sởi tăng cao so với cùng kỳ của năm 2017 với gần 800 trường hợp mắc và đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong tại Hưng Yên.
Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố ghi nhận 315 trường hợp mắc sởi. Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp tử vong nhưng ông Hạnh cũng cho biết, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2017. Theo đó, bệnh nhân phân bố rải rác tại 183 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã.
Các trường hợp bệnh tản phát, không tập trung thành ổ dịch và rải rác từ đầu năm. Các quận, huyện có số mắc cao là: Hoàng Mai (31), Nam Từ Liêm (27), Bắc Từ Liêm (24), Đống Đa (23), Hà Đông (22)...; Hầu hết các trường hợp mắc sởi đã khỏi, hiện chỉ còn 28 trường hợp đang điều trị tại các cơ sở y tế.
Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố ghi nhận 315 trường hợp mắc sởi.
PGĐ Sở Y tế cho biết thêm, mặc dù số ca mắc bệnh tăng so với cùng kỳ của năm 2017 nhưng hiện tại các ca bệnh đều phân bố rải rác tại các xã, phường, thị trấn, chưa xuất hiện ổ dịch và chưa có ca bệnh tử vong; đa số đối tượng mắc là trẻ em chưa đến tuổi tiêm chủng vắc-xin phòng sởi hoặc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng sởi theo quy định; dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát, các ca bệnh đều được phát hiện sớm và khoanh vùng xử lý kịp thời.
Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia dự báo dịch sởi có thể tiếp tục gia tăng tại Hà Nội trong các tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019 vì các lý do sau: dịch sởi tại Hà Nội nằm trong bôi canh chung cua tinh hinh dich sơi trên Thê giơi va tai Viêt Nam; tình hình dịch đang có xu hướng gia tăng mặc dù thời tiết mùa hè; năm 2018-2019 bắt đầu bước vào chu kỳ dịch sởi sau 4 năm (tại Hà Nội dịch bệnh sởi xuất hiện và bùng phát vào năm 2014); mặc dù tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin sởi của Hà Nội luôn đạt so với tỷ lệ chung của quốc gia (từ 95% - 97%), nhưng hàng năm vẫn còn khoảng 3%-5% trẻ không được tiêm vắc xin sởi, là đối tượng dễ mắc bệnh sởi.
"Hiện nay còn một số bậc phụ huynh không cho con đi tiêm chủng đầy đủ vắc-xin theo quy định (do trẻ hay bị ốm hoặc do gia đình lo ngại các phản ứng không mong muốn có thể gặp phải sau khi tiêm vắc-xin. Vì vậy hàng năm sẽ tích lũy một lượng lớn trẻ em không có miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi và dễ bị mắc bệnh khi tiếp xúc với người bệnh. Đồng thời theo quy định, vắc-xin sởi tiêm cho trẻ từ đủ 9 tháng tuổi trở lên do vậy những trẻ dưới 9 tháng là các đối tượng có nguy cơ bị mắc dịch bệnh này.
Hiện nay còn một số bậc phụ huynh không cho con đi tiêm chủng đầy đủ vắc-xin theo quy định (do trẻ hay bị ốm hoặc do gia đình lo ngại các phản ứng không mong muốn có thể gặp phải sau khi tiêm vắc-xin.
Hà Nội có nhiều bệnh viện của Trung ương, bộ ngành đóng trên địa bàn. Đây là các bệnh viện tuyến cuối trong công tác khám chữa bệnh nên thường tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc sởi của các tỉnh/thành khác (như bệnh viện Nhi Trung ương), do đó làm gia tăng nguy lây lan dịch bệnh vào Thành phố", ông Hạnh nói.
Bên cạnh đó PGĐ Sở Y tế cũng chỉ ra nguyên nhân hàng năm, số trẻ em, học sinh, sinh viên, người lao động các tỉnh, thành phố đến Hà Nội sinh sống, học tập, làm việc chưa được tiêm chủng đầy đủ sẽ tạo thành khối cảm thụ đủ lớn không có miễn dịch với bệnh sởi sẽ thuận lợi cho virus sởi lây lan và gây dịch.
Trước nguy cơ dịch sởi gia tăng, PGĐ Sở cho biết, từ cuối năm 2017 Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức rà soát và tiêm vét vắc-xin sởi cho trẻ từ đủ 9 tháng đến dưới 5 tuổi, kết quả tiêm sởi mũi 1 đạt 98,6%, tiêm sởi mũi 2 đạt 97,4% góp phần khống chế sự bùng phát và lây lan của bệnh sởi trong cộng đồng.
Để tăng cường khả năng tiếp cận với các loại vắc-xin phòng bệnh, ngành Y tế đã chỉ đạo từ tháng 1/2018 các đơn vị tổ chức tiêm chủng theo tuần tại 584 xã, phường, thị trấn. "Cho tới nay việc này đã đi vào thường xuyên và được triển khai thực hiện tốt tại tất cả các Trạm Y tế xã phường thị trấn", ông Hạnh bày tỏ.
Ông Hoàng Đức Hạnh Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội phát biểu tại hội nghị giao ban báo chí tổ chức vào chiều 14/8.
Sốt xuất huyết có xu hướng giảm
Đối với bệnh sốt xuất huyết theo PGĐ Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay thành phố có 384 trường hợp mắc, số mắc phân bố rải rác tại 144 xã, phường, thị trấn của 28 quận, huyện, thị xã, chưa ghi nhận ca bệnh tử vong, số mắc giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2017 (giảm 98%, cùng kỳ năm 2017 ghi nhận 17.619 trường hợp mắc sốt xuất huyết).
Ông Hạnh nhận định, dù bệnh sốt xuất huyết giảm mạnh so với cùng kỳ của năm 2017 (giảm 98%) và chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Tuy nhiên, sốt xuất huyết là bệnh lưu hành thường xuyên tại Hà Nội. Trung bình hàng năm ghi nhận khoảng 5.000 trường hợp mắc (riêng năm 2017, thành phố ghi nhận trên 37.000 trường hợp).
Đối với bệnh sốt xuất huyết theo PGĐ Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay thành phố có 384 trường hợp mắc, số mắc phân bố rải rác tại 144 xã, phường, thị trấn của 28 quận, huyện, thị xã, chưa ghi nhận ca bệnh tử vong.
Đồng thời hiện nay các yếu tố nguy cơ để sốt xuất huyết phát sinh, phát triển thành dịch vẫn luôn tồn tại như tình trạng ô nhiễm môi trường với nhiều phế thải, phế liệu tồn đọng là nơi muỗi đẻ trứng, mật độ dân cư cao, nhiều khu vực nhà trọ, công trường xây dựng với điều kiện ăn, ở tạm bợ....là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển, theo nhận định dịch bệnh này có thể gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11/2018.
Theo Trí thức trẻ
Ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam Ngày 30/8, Bộ NN&PTNT đã có Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng các Bộ: Thông tin và truyền thông, Công Thương, Giao thông vận tải, Tài chính, Công an và Bộ Quốc phòng về việc chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam....