Trẻ uống nhầm xăng, bột thông bồn cầu vì sự bất cẩn của người lớn
Sai lầm của người lớn khiến nhiều bệnh nhi nguy kịch vì ngộ độc hóa chất, uống nhầm xăng.
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tiếp nhận 22 học sinh trường tiểu học xã Bắc An (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) bị ngộ độc bột thông bồn cầu.
Theo thông tin ban đầu, một cô giáo mua 4 gói bột màu trắng dùng thông bồn cầu để ở gầm cầu thang của trường để tối mang về nhà thông tắc bể phốt. Trong giờ ra chơi, một học sinh lớp 5 lấy ra ăn và chia cho các bạn cùng lớp và những học sinh khác cùng trường. Sau khi tiến hành rửa ruột, sơ cứu ban đầu, các học sinh này phải chuyển đến bệnh viện tuyến trên tiếp tục cấp cứu.
Sau khi nhận được thông tin về trường hợp hàng chục học sinh phải nhập viện, PGS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) nhận định việc để trẻ ăn phải bột thông bồn cầu không phải hành động cố tình, nhưng qua đó thể hiện cách sống ẩu của người lớn.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. Ảnh: CTV.
Thực tế, cất nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra do chính sự bất cẩn của cha mẹ, thầy cô, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ.
80 học sinh nhập viện vì súc miệng bằng fluor sai cách
Sáng 11/1, Trường tiểu học 1 Khánh Bình (xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) tổ chức cho các em học sinh ngậm nước súc miệng bằng dung dịch fluor. Sau khi súc miệng bằng dung dịch này, hàng chục học sinh có biểu hiện nôn ói, đau bụng, vật vã.
Ngoài 45 em nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa huyện Trần Văn Thời, 17 em được đưa đến Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau và 22 em vào Bệnh viện Đa khoa TP. Cà Mau.
Nguyên nhân được xác định là cán bộ, giáo viên hướng dẫn quy trình cho học sinh chưa sát, chưa đúng nên xảy ra sự cố. Theo quy định, học sinh sau khi ngậm fluor phải súc miệng bằng nước sạch 3-4 lần. Sau đó, các em không được ăn uống trong vòng 30 phút nhưng nhiều em súc miệng lại súc miệng bằng nước sạch chỉ một lần rồi ăn uống ngay nên thuốc theo vào dạ dày.
Những học sinh nhập viện sau khi súc miệng bằng dung dịch fluor. Ảnh: Nhật Tân.
Video đang HOT
Suýt chết vì uống nhầm thuốc trừ sâu đựng trong chai trà xanh
Ngày 8/1, bé trai tên H.H.P (15 tháng tuổi, ngụ tại Bến Lức, Long An) có biểu hiện sùi bọt mép, ói liên tục ngay khi được người nhà phát hiện bé đang cầm chai trà xanh đựng thuốc trừ sâu Dragon để uống.
Ngay lập tức, bé trai được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Long An. Tại đây, bệnh nhi được rửa dạ dày, bơm than hoạt, diễn tiến em co giật liên tục, kích thích vật vã, tăng tiết đàm nhớt. Sau đó, bệnh nhi mê man, đồng tử co nhỏ như đầu kim, được xử trí co giật, đặt ống thở.
Các bác sĩ xác định dung dịch chất diệt cỏ chứa trong trong chai trà xanh bé trai uống là một loại phốt pho hữu cơ. Bé trai được tiêm thuốc giải độc, chuyển nhanh đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Theo các bác sĩ, loại thuốc này chuyên dùng để diệt rầy, muỗi, gián, kiến do gia đình tận dụng đựng thuốc diệt sâu rầy trong chai C2 nhưng quên không để ý. Sau 7 ngày hồi sức tích cực, sức khỏe bé P. được cải thiện, cai máy thở.
Bé trai 2 tuổi nguy kịch sau khi uống thuốc diệt cỏ đựng trong chai trà xanh. Ảnh: BVCC.
Bé trai 17 tháng tuổi nguy kịch vì uống nhầm xăng
Theo gia đình bé Gia Bảo (Đồng Nai), ngày 18/3/2018, trong lúc chơi đùa, bé khát nước đã cầm nhầm chai đựng xăng ở góc sân uống. Sau đó, bé rơi vào trạng thái hôn mê và được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa Long Khánh (Đồng Nai) cấp cứu.
Bệnh viện tiếp tục chuyển bé lên Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) để các bác sĩ chuyên khoa hồi sức, lọc máu. Tuy nhiên, sức khỏe của bé vẫn không tiến triển, phổi viêm nặng, gan, thận bị tổn thương.
Bệnh nhi tiếp tục chuyển sang Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM để tiến hành chạy tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO). May mắn là sau 3 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhi đã cải thiện nên chưa cần dùng đến phương pháp này.
Sau một thời gian điều trị, sức khỏe bệnh nhi cơ bản được cải thiện, tình trạng tổn thương gan được điều trị bằng thuốc.
Nhập viện vì bà nội đưa chai hóa chất tẩy rửa móng tay cho cháu uống
Khi vừa uống chai nước bà nội lấy từ trên bàn, cô bé 3 tuổi ở Đồng Nai ho sặc sụa, nôn ói, lúc này người bà mới biết đưa nhầm hóa chất tẩy rửa móng tay.
Cô bé ngay sau đó được đưa tới Bệnh viện Nhi đồng Thành phố thăm khám. Theo bác sĩ, may mắn cô bé không gặp phải tổn thương quá nặng.
BS Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho hay uống nhầm xăng, dầu, hóa chất đựng trong chai nước giải khát là tai nạn đặc biệt nguy hiểm.
Hóa chất sẽ gây ngộ độc, bỏng thực quản, khí quản, gây suy đa tạng có thể cướp đi sinh mạng của cả trẻ em lẫn người lớn.
Theo Zing
Những loại hoa có độc cần lưu ý khi bày dịp Tết
Hoa cúc, lan chuông, cẩm tú cầu, đỗ quyên là 4 loài hoa có chứa thành phần độc tố, nên lưu ý khi chưng trong nhà.
Hoa cúc
Hoa cúc là loài hoa quen thuộc với nhiều người dân trên thế giới, cũng là loài hoa phổ biến trong văn hóa người Việt. Ngày nay, loài hoa này được lai tạo nên có rất nhiều màu sắc, kiểu dáng. Cúc vàng đại đóa ngoài màu vàng rực rỡ còn có các màu trắng, tím, hồng... Đặc biệt, nhóm cúc chi (có nhiều cành nhỏ hoặc cúc chùm) được mọi người yêu thích bởi sự mềm mại và màu sắc rất phong phú.
Dính nhựa của hoa cúc có thể gây dị ứng da.
Trong phong thủy, hoa cúc có ý nghĩa tượng trưng cho sự trường thọ, trợ giúp ổn định khí trường từ trường và tăng thêm phần phúc thọ trong gia đình. Tuy nhiên, dính nhựa loài cây này khiến bạn bị ngứa ngáy và dị ứng.
Hoa Lan chuông
Hoa Lan chuông hay còn gọi là hoa Linh lan, là loài hoa có hình chuông, màu trắng (ít khi hồng), có mùi thơm ngọt. Đây là một loại cây cảnh trồng phổ biến trong vườn. Tuy nhiên, loài hoa này thực chất chứa độc tố trên toàn bộ thân cây.
Vô tình nuốt phải một ít hoa lan chuông sẽ bị buồn nôn, tiêu chảy, nặng thì co giật.
Theo các chuyên gia, nuốt phải một ít hoa này có thể sẽ thấy buồn nôn, đau miệng, đau bụng, tiêu chảy và co giật, nhịp tim có thể bị chậm lại hoặc rối loạn. Trong trường hợp đó cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để rửa ruột hoặc uống than hoạt tính để giải độc. Trường hợp nặng, cần dùng thuốc để điều hòa nhịp tim.
Hoa cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu còn gọi là dương tú cầu, hay tử dương, mọc nhiều ở Đông Á. Loài hoa này có lá to, hoa mọc thành chùm ở đầu cành, hoa màu hồng, trắng, tím rất đẹp. Tại Việt Nam, cẩm tú cầu được trồng nhiều ở Đà Lạt. Tuy nhiên, cả lá và hoa của cây này đều có độc tố.
Hạt phấn nhỏ trên do hoa cẩm tú cầu phát tán sẽ làm da nhạy cảm bị dị ứng.
Trong lịch sử, nữ hoàng Cleopatra đã từng ép người hầu tự tử bằng cách ăn cẩm tú cầu.
Nếu sơ ý ăn phải độc tố này có thể lập tức bị ngứa ngáy, nôn ói, đổ mồ hôi và đau bụng dữ dội. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.
Ngoài ra, những hạt phấn nhỏ do hoa cẩm tú cầu phát tán ra sẽ làm cho da nhạy cảm của nhiều người bị dị ứng. Chính vì thế, cần lưu ý khi mua loài hoa này về nhà cắm, đặc biệt nếu nhà có trẻ nhỏ.
Hoa đỗ quyên
Hoa đỗ quyên được nhiều người chọn để chưng trong nhà khi dịp Tết đến vì vẻ đẹp của nó. Tuy nhiên, lá và mật hoa của loài cây này rất độc. Nếu nuốt phải, miệng sẽ bị bỏng rát, sùi bọt mép, nôn, tiêu chảy và ngứa râm ran trên da. Sau đó bạn có thể là đau đầu, mỏi cơ và giảm thị lực. Tệ hơn nữa là rối loạn nhịp tim, hôn mê và co giật.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
3 ông cháu nhập viện khẩn cấp vì uống bột dinh dưỡng tăng cân Sau khi ba ông cháu trong một gia đình uống mỗi người một cốc bột dinh dưỡng giúp tăng cân thì có biểu hiện hôn mê sâu, buồn bực chân tay, co giật và nhận thức kém nên đã được gia đình đưa đi cấp cứu. Ảnh minh họa Ngày 2.1, theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên, mới đây...