Trẻ tiêm vaccine 5 trong 1 muộn có ảnh hưởng không?
Theo bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, việc tiêm vaccine chậm, muộn theo hướng dẫn của WHO, lịch tiêm chủng là không mong muốn.
Vì vậy, khi có vaccine, đơn vị chức năng khẩn trương tiêm càng sớm càng tốt…
Ảnh minh họa: SK&ĐS
Trước việc trẻ tiêm vaccine 5 trong 1 bị chậm và băn khoăn về khả năng phản ứng sau tiêm, trao đổi với báo giới chiều 15/12, PGS. TS Dương Thị Hồng – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: “Tiêm vaccine 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng hoàn toàn nằm trong chỉ định của nhà sản xuất. Mũi tiêm nhắc vào lúc 18 tháng tuổi, có thể tiêm được cho các bé trên 12 tháng tuổi, miễn là các cháu đạt đủ miễn dịch 3 liều để phòng tránh 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm”.
Video đang HOT
Cũng theo Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, chương trình tiêm chủng mở rộng, giám sát số liệu tiêm chủng hiện nay, số tiêm chủng, tỷ lệ tiêm chủng trên quy mô toàn quốc đã đạt 66% tiêm chủng đầy đủ. Riêng đối với vaccine có thành phần tương tự vaccine 5 trong 1 (phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm) đã đạt 52,6%. Thực tế các bà mẹ rất quan tâm đến sức khỏe của các em bé.
“Chúng tôi luôn khuyến cáo tiêm chủng sớm để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy số lượng vaccine cung ứng còn hạn chế, nhưng rất nhiều tỉnh, thành phố tỷ lệ các bà mẹ đưa con đi tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ với thành phần vaccine tương tự lên đến 60-70%. Đây là sự đồng hành của các bà mẹ với con em”, bà Hồng thông tin thêm.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Ảnh: Ngọc Nga
Bà Hồng khẳng định, vaccine 5 trong 1 do Công ty SII sản xuất đã triển khai và vaccine sắp tiếp nhận cho trẻ 18 tháng tuổi trong các năm 2018-2019 với mũi tiêm nhắc lại vào 18 tháng tuổi là hoàn toàn an toàn. Số liệu này 63 tỉnh, thành đã ghi nhận. Tới đây Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ hướng dẫn, trẻ nhỏ nếu chưa được tiêm mũi nào sẽ được tiêm trước, sau đó sẽ tiêm tiếp những trẻ chưa được tiêm mũi nào bao gồm cả trẻ trên 1 tuổi để trẻ có thể phòng được cả 5 bệnh truyền nhiễm.
“Nếu theo đúng tiến độ, mục tiêu là 95% thì tỷ lệ tiêm chủng 10 tháng đầu năm nay phải đạt 75%, tuy nhiên chúng ta đang thiếu khoảng 10% các bé chưa được tiêm chủng.
Ngay khi nhận được vaccine, sẽ tiến hành tiêm bù, tiêm vét cho các bé ngay trong quý I/2024″, bà Hồng nói.
Sắp lồng ghép tiêm vaccine COVID-19 vào tiêm chủng mở rộng
Tới đây, Việt Nam không tổ chức tiêm vaccine COVID-19 theo chiến dịch, mà đưa vào tiêm chủng thường xuyên, cùng các vaccine khác.
Theo PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, sắp tới Việt Nam không tổ chức tiêm vaccine COVID-19 theo chiến dịch như trước đây mà sẽ lồng ghép vào công tác tiêm chủng mở rộng. Dự kiến mỗi tháng, trạm y tế đều có 2-4 buổi tiêm chủng thường xuyên.
Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định đơn vị hoàn toàn đủ năng lực để duy trì chuỗi cung ứng vaccine COVID-19.
Từ năm 2021 đến nay, nước ta tổ chức tiêm chủng vaccine COVID-19 theo hình thức chiến dịch quy mô lớn cho các nhóm tuổi. Đến nay tổng số số mũi tiêm đã thực hiện là hơn 266 triệu mũi.
Tới đây, sẽ không tổ chức tiêm vaccine COVID-19 theo chiến dịch, mà sẽ đưa vào tiêm chủng thường xuyên, cùng các vaccine khác. (Ảnh: An Bình)
Theo khuyến cáo cập nhật của WHO, nhóm cần ưu tiên tiêm nhắc vaccine COVID-19 gồm: người lớn tuổi nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19, những người suy giảm miễn dịch, người có bệnh lý nền, bệnh lý mạn tính, người suy giảm miễn dịch.
Bà Hồng cho biết, vaccine COVID-19 cũng như các vaccine khác qua thời gian miễn dịch đều giảm dần. Do đó, những người bệnh nền, suy giảm miễn dịch cần chủ động đăng ký tiêm các mũi vaccine tăng cường để phòng bệnh. Thậm chí, người mắc COVID-19 vẫn tiếp tục mũi tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của WHO.
Chuyên gia Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông tin, hiện các cơ sở tiêm chủng còn vaccine COVID-19 AstraZeneca. Theo khuyến cáo của WHO, dù dịch COVID-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu, tuy nhiên đại dịch chưa kết thúc. Vì vậy, Việt Nam vẫn cần duy trì các biện pháp phòng chống dịch trong đó có việc tiêm vaccine COVID-19, tiêm nhắc cho các nhóm nguy cơ cao.
Ngày 7/5: Số mắc Covid-19 giảm gần 1.000 ca so với hôm qua Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 7/5 của Bộ Y tế cho biết có 1.952 ca mắc mới, giảm gần 1.000 ca so với ngày trước đó; Hôm nay, ca Covid-19 phải thở oxy cũng giảm xuống; Trong ngày có hơn 700 bệnh nhân khỏi. Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.575.883...