Trẻ thiếu sắt và hệ lụy
Sắt là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu, thường gặp nhất ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (dưới 6 tuổi).
Vì vậy, không được để cơ thể trẻ thiếu sắt. Thiếu sắt không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của tế bào trong hệ miễn dịch và thần kinh. Chất sắt cũng giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng trong những hoạt động thể chất của cơ thể, tham gia quá trình vận chuyển ôxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể, nhờ đó cơ bắp có thể dự trữ và sử dụng ôxy.
Nếu chế độ ăn không có đủ chất sắt, cơ thể sẽ bị thiếu sắt. Thiếu sắt ở trẻ em là một vấn đề phổ biến, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chung và dẫn đến thiếu máu nếu không được điều trị. Tình trạng này xảy ra ở nhiều cấp độ, từ thiếu hụt nhẹ cho đến thiếu máu do thiếu sắt – khi đó máu sẽ không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Thực tế, nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp nhất được cho là do thiếu sắt.
Nên tăng cường thực phẩm giàu sắt.
Vì sao trẻ dễ bị thiếu sắt?
Một số bé không nhận đủ sắt vì nhiều lý do khác nhau, có thể bắt nguồn từ việc: ăn uống không đủ chất; Khả năng hấp thu sắt trong chế độ dinh dưỡng kém; Tăng nhu cầu bổ sung sắt trong thời kỳ tăng trưởng; Mất máu do nhiễm giun sán.
Trẻ sơ sinh và trẻ em có nguy cơ thiếu sắt cao nhất bao gồm: Em bé sinh non – hơn 3 tuần trước ngày dự sinh – hoặc có cân nặng khi sinh thấp. Em bé uống sữa bò hoặc sữa dê trước 1 tuổi. Trẻ bú sữa mẹ không được cho ăn thực phẩm bổ sung có chứa sắt sau 6 tháng tuổi. Em bé uống sữa công thức không bổ sung sắt.
Trẻ đang có bệnh như: nhiễm trùng mạn tính hoặc chế độ ăn kiêng hạn chế. Trẻ em từ 1 – 5 tuổi đã tiếp xúc với chì. Các cô gái vị thành niên cũng có nguy cơ thiếu sắt cao hơn vì cơ thể họ mất chất sắt trong kỳ kinh nguyệt.
Video đang HOT
Nhu cầu sắt của trẻ: Em bé được sinh ra với chất sắt được lưu trữ trong cơ thể, nhưng cần một lượng sắt bổ sung ổn định để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của trẻ. Về nhu cầu sắt hàng ngày, trẻ từ 1-3 tuổi khoảng 7mg, trẻ từ 4-8 tuổi cần khoảng 10mg.
Những dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ: Quá ít chất sắt có thể làm giảm khả năng hoạt động của trẻ. Tuy nhiên, hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng thiếu sắt ở trẻ không xuất hiện cho đến khi thiếu máu do thiếu sắt. Các dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu thiếu sắt có thể bao gồm: da nhợt nhạt, mệt mỏi, tăng trưởng và phát triển chậm, ăn kém, thở nhanh bất thường, vấn đề hành vi, nhiễm trùng thường xuyên…
Khuyến cáo của WHO về bổ sung sắt cho trẻ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 300 triệu trẻ em trên toàn cầu bị thiếu máu. Trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu máu do thiếu sắt vì nhu cầu sắt tăng cao ở giai đoạn tăng trưởng nhanh, đặc biệt là trong khoảng 5 năm đầu đời. Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh và suy giảm khả năng phát triển nhận thức, cũng như thành tích học tập kém.
WHO khuyến nghị các tổ chức y tế công cộng nên chú trọng bổ sung sắt qua thực phẩm hàng ngày cho bé 5 tuổi trở xuống (độ tuổi mẫu giáo). Đặc biệt là những bé sống ở những nơi có tỷ lệ thiếu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cao hơn 40%, để tăng nồng độ hemoglobin và cải thiện tình trạng tình trạng thiếu sắt, thiếu máu.
5 dấu hiệu 'tố cáo' bạn bị thiếu sắt
Thiếu sắt là một trong những thiếu hụt chất dinh dưỡng phổ biến nhất trên toàn cầu.
Những thực phẩm giàu chất sắt - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Còn được gọi là thiếu máu do thiếu sắt, tình trạng này xảy ra khi cơ thể chúng ta thiếu một lượng sắt đủ để tạo ra hemoglobin, một loại protein trong tế bào hồng cầu giúp chúng vận chuyển ô xy đi khắp cơ thể.
Thiếu máu do thiếu sắt là gì?
Thiếu máu do thiếu sắt thường gặp ở phụ nữ có thai và đang hành kinh do mất máu trong kỳ kinh. Nhưng ngay cả nam giới và phụ nữ lớn tuổi cũng có nguy cơ phát triển tình trạng này. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến xuất huyết trong, tim to và suy tim.
Tin tốt là tình trạng này có thể dễ dàng được điều trị bằng cách bổ sung sắt thường xuyên, nhưng trước tiên, điều quan trọng là phải được chẩn đoán đúng lúc. Cơ thể chúng ta xuất hiện một số dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng thiếu sắt. Bạn chỉ cần xác định những dấu hiệu đó ở giai đoạn đầu và hành động phù hợp. Tốt nhất là bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra.
Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến của bệnh thiếu máu do thiếu sắt, theo Times of India.
1. Bạn luôn cảm thấy mệt mỏi
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của thiếu sắt, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn - SHUTTERTOCK
Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Điều này xảy ra do cơ thể bạn không có đủ lượng sắt cần thiết để tạo ra hemoglobin. Nếu không có đủ hemoglobin, một lượng ô xy đủ sẽ không đến được các mô và cơ của bạn, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức.
Bên cạnh đó, tim của bạn cũng phải làm việc nhiều hơn để di chuyển nhiều máu giàu ô xy hơn đi khắp cơ thể. Công việc quá tải này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
2. Da nhợt nhạt, xanh xao
Hemoglobin tạo ra màu đỏ cho máu và làm cho làn da của chúng ta trông khỏe mạnh. Mức độ sắt trong cơ thể thấp khiến máu ít đỏ hơn và da của chúng ta trông nhợt nhạt. Da nhợt nhạt hoặc màu nhợt nhạt bên trong mí mắt dưới cũng cho thấy thiếu máu do thiếu sắt. Trong tình trạng này, mặt, nướu răng, môi, mí mắt dưới và móng tay của người đó sẽ "rất nhạt màu".
3. Khó thở
Hemoglobin giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển ô xy đi khắp cơ thể. Khi mức độ hemoglobin trong cơ thể thấp do thiếu sắt, cơ thể bạn khó cung cấp ô xy cho các mô. Khi cơ bắp của bạn không được cung cấp đủ ô xy, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi đi bộ hoặc làm bất kỳ việc nào khác.
4. Tim đập nhanh
Tim đập nhanh có thể là một triệu chứng khác của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Hàm lượng hemoglobin trong máu thấp đồng nghĩa với việc tim của chúng ta phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển ô xy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến nhịp tim không đều. Nếu không được điều trị, nó cũng có thể dẫn đến tim to, tiếng thổi ở tim hoặc suy tim.
5. Da khô, tóc hư tổn
Da khô, tóc hư tổn và móng tay giòn là những dấu hiệu cho thấy mức độ sắt trong cơ thể thấp. Ít ô xy cung cấp cho các tế bào do thiếu hemoglobin trong máu có thể làm cho da và tóc của bạn bị khô và hư tổn. Khi da và tóc không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nó sẽ trở nên khô và yếu.
6. Khi nào cần gặp với bác sĩ?
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của thiếu sắt, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Một xét nghiệm máu đơn giản có thể xác nhận xem bạn có bị thiếu máu do thiếu sắt hay không. Bác sĩ có thể đề nghị thay đổi chế độ ăn uống và kê đơn bổ sung sắt cho bạn.
Lượng tiêu thụ chất sắt là 8,7 mg/ngày cho nam giới và phụ nữ trên 50 tuổi. Phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi nên tiêu thụ 14,8mg/ngày, theo Times of India.
Vì sao phụ nữ dễ bị trĩ khi mang thai và sinh con? Thiên chức làm mẹ là điều thiêng liêng mà phụ nữ nào cũng mong muốn. Thế nhưng khi mang thai, hầu hết các chị em đều bị nghén với nhiêu biểu hiện khác nhau như nôn, mệt mỏi, thiếu sắt, buồn ngủ... Bệnh tật mắc phải khi mang thai cũng khá phổ biến như đái tháo đường, đau cơ, loãng xương... Một trong...