Trẻ thiếu sân chơi, yếu kỹ năng
Trong vòng 11 ngày, các vụ đuối nước tại Quảng Ngãi đã làm 10 em nhỏ tử vong. Những cái chết tập thể đau lòng, không đáng có chỉ vì sự thờ ơ của người lớn lại liên tục xảy ra nhiều năm qua tại địa phương này.
Những vụ đuối nước thương tâm thường xảy ra ở những khu vực có điều kiện còn khó khăn. Ảnh: H.L
Điều tương tự cũng đang xảy ra ở Đắk Lắk với 30 trẻ bị bỏ mạng trên sông, nước. Trong khi đó, chủ trương phổ cập dạy bơi trên ghế nhà trường đã được nhiều địa phương tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên đặt ra nhưng hiệu quả đến nay còn bỏ ngỏ. Các ngành chức năng chưa tìm được giải pháp hữu hiệu cho thực trạng xót xa này.
Bao giờ mới phổ cập bơi lội?
Thống kê từ Sở GDĐT tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, chỉ trong vòng 1 tháng qua, trên địa bàn tỉnh liên tục xảy ra tai nạn đuối nước khiến hơn 10 học sinh tử vong. Thương tâm nhất có thể kể ra là vụ đuối nước vừa xảy ra vào ngày 31.8, làm 4 anh em họ ở xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành tử vong. Ngồi thẫn thờ bên di ảnh của 2 đứa con gái Trần Thị Phương Uyên (11 tuổi) và Trần Thị Thanh Trúc (6 tuổi), chị Trần Thị Thanh Thảo tự trách mình, nếu như gia đình thường xuyên quan tâm, quản lý các con em thì mọi chuyện sẽ không đến nỗi như hôm nay. Chị Thảo kể, chiều tối 31.8, vợ chồng chị đi làm cả ngày, đến chiều tối về nhưng không thấy con đâu, vội vàng đi tìm thì phát hiện áo quần, giày dép của con mình ở bên bờ sông Vệ (đoạn qua thôn Vạn Xuân, xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành). Nghĩ đến khoảnh khắc đó, gia đình chị Thảo vẫn chưa thôi day dứt.
Video đang HOT
Từ rất lâu rồi, việc trẻ em thiếu sân chơi trong dịp hè hay các lớp học dạy kỹ năng sống tại các địa phương vùng núi chưa được xem trọng đã được nhiều địa phương tính đến. Chẳng hạn như tại Quảng Ngãi, tỉnh này đã có chủ trương phổ cập dạy bơi cho trẻ em trên địa bàn nhưng đáng buồn là, đến nay chủ trương này vẫn còn trên giấy. Ông Trần Sỹ – Chánh Văn phòng Sở GDĐT tỉnh Quảng Ngãi – lý giải: Sở dĩ môn bơi vẫn chưa thể vào trường học là vì điều kiện cơ sở vật chất của các trường còn khó khăn. Kinh phí tính sơ bộ để thực hiện đề án này là hơn 200 tỉ đồng để xây 80 bể bơi nhưng vẫn chưa thực hiện được. Ngành giáo dục sẽ tham mưu để UBND tỉnh xem xét, ban hành một chính sách cụ thể, thông thoáng về lĩnh vực bể bơi, căng tin và sân bóng mini trong trường học để các nhà đầu tư xã hội hóa mạnh dạn hơn.
Người lớn chưa quan tâm đến trẻ em
Ông Nguyễn Duy Tuyết – Trưởng Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới (Sở LĐTBXH Đắk Lắk) – thừa nhận, tỉnh Đắk Lắk là khu vực trung tâm Tây Nguyên nhưng chỉ mới có TP. Buôn Ma Thuột là cơ bản xây dựng các lớp dạy bơi cho học sinh. Cũng trong dịp hè vừa rồi, ông Tuyết cho biết toàn tỉnh xảy ra nhiều vụ đuối nước làm 30 trẻ em tử vong. “Thời gian qua tỉnh có nhiều văn bản, cùng các biện pháp phòng tránh đuối nước như tuyên truyền, tổ chức mở lớp dạy bơi cho trẻ em tại nhiều nơi nhưng tình trạng đuối nước năm nào vẫn xảy ra. Đây là bài toán khó cần thời gian để giải quyết” – ông Tuyết nói.
Ông Lê Như Tiến – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội – cho rằng, để việc phổ cập bơi trong nhà trường được thực hiện hiệu quả, nhiều địa phương cần có giải pháp xã hội hóa việc dạy bơi. Từ câu chuyện liên tục xảy ra các vụ đuối nước trên cả nước, ông Tiến nhận định, trẻ em Việt Nam hiện đang thiếu nhiều kỹ năng như: Kỹ năng tự bảo vệ trước bạo hành, xâm hại tình dục, bơi lội, xử lý tình huống. “Thiếu sân chơi lành mạnh, các em buộc phải tìm đến các trò chơi điện tử bạo lực, lưu truyền văn hóa phẩm đồi trụy. Tại sao chúng ta sẵn sàng dành nhiều lô đất vàng để xây dựng các dự án tỉ đô, khu đô thị trong khi các thiết chế văn hóa dành cho trẻ em lại bỏ quên” – ông Tiến đặt câu hỏi.
Trong khi chờ các biện pháp mang tính vĩ mô từ xã hội, cơ quan chức năng, thì để bảo vệ sự an toàn của con em của mình, trước mắt mỗi cá nhân, gia đình phải tự trang bị kiến thức, kỹ năng sống cho trẻ và quan tâm, “để mắt” trông trẻ. Để những cái chết thương tâm không còn xảy ra trên khắp các miền quê nghèo.
HỮU LONG – TRẦN HÓA
Theo Laodong
Hỗ trợ 18 triệu đồng cho 2 gia đình có 4 cháu bé chết đuối ở Quảng Ngãi
Trước nỗi mất mát quá lớn của 2 gia đình có 4 cháu bé vừa thiệt mạng do tắm sông, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi quyết định hỗ trợ số tiền 18 triệu đồng.
Ngày 1/9, Ban Cứu trợ Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đến chia buồn và trao số tiền 18 triệu đồng hỗ trợ cho 2 gia đình có 4 cháu bé thiệt mạng do tắm sông ở thôn Vạn Xuân 2 (xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành).
Ban Cứu trợ Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đến chia buồn và trao tiền hỗ trợ cho 2 gia đình có 4 cháu nhỏ thiệt mạng do tắm sông. (Ảnh: V.C)
Trước đó, chiều 31/8, hai anh em sinh đôi Trần Đức Vĩ, Trần Đức Đại (học sinh lớp 4, trường Tiểu học Hành Thiện) cùng hai chị em ruột Trần Thị Phương Uyên (lớp 5) và Trần Thị Phương Cúc (5 tuổi) rủ nhau ra sông Vệ tắm mát.
Đến 18h cùng ngày, người thân không thấy 4 em về nên đi tìm kiếm và phát hiện quần áo của các em ở bờ sông. Một số người dân làm nghề chài lưới trên sông khoanh vùng tìm kiếm và vớt được thi thể của hai anh em sinh đôi.
Đoạn sông Vệ - nơi 4 trẻ ở Quảng Ngãi chết đuối thương tâm. (Ảnh: L.P)
Đến 5h ngày 1/9, lực lượng chức năng tìm thấy thi thể 2 chị em Uyên và Cúc.
HÀ BÌNH
Theo VTC
Quảng Ngãi: Thảm thương 4 học sinh tiểu học tử vong vì tắm sông Đến 20h20 tối ngày (31.8), chính quyền huyện Nghĩa Hành vẫn đang tiếp tục huy động lực lượng chức năng tìm kiếm 2/4 học sinh còn lại đã bị chết đuối trước đó. Vào tối cùng ngày, trao đổi nhanh với PV Dân Việt qua điện thoại, ông Phan Bình - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành - cho biết:...