Trẻ sốt xuất huyết nguy hiểm ra sao?
Biểu hiện xuất huyết do tiểu cầu giảm, có thể xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc và nặng nhất là xuất huyết nội tạng, suy đa phủ tạng…
Điều trị cho trẻ mắc sốt xuất huyết (Ảnh minh họa)
Hỏi: Tôi nghe nói sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ sẽ nguy hiểm hơn ở người lớn. Xin hỏi bác sĩ, khi trẻ sốt xuất huyết thì cần lưu ý chăm sóc, điều trị ra sao?
Trần Mai Hiền (Hà Nội)
Trả lời:
Video đang HOT
Sốt là biểu hiện ban đầu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, trẻ bị sốt cao 39 – 40 độ C một cách bất thường và kéo dài liên tục từ 2 – 7 ngày. Nếu trẻ ở độ tuổi lớn hơn sẽ cảm thấy đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau nhức hai hốc mắt, ra máu cam, ra máu chân răng.
Thực hiện xét nghiệm máu ở giai đoạn này thường không phản ánh rõ ràng tình trạng bệnh, đa số dung tích hồng cầu ở mức bình thường, lượng bạch cầu giảm, lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần.
Sau 3 – 7 ngày trẻ sẽ bước vào giai đoạn nguy hiểm, trẻ có thể bị sốt hoặc giảm sốt. Chú ý biểu hiện xuất huyết do tiểu cầu giảm, có thể xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc và nặng nhất là xuất huyết nội tạng, suy đa phủ tạng…
Để chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà đúng cách, cha mẹ cần lưu ý, đầu tiên, khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu của sốt xuất huyết cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Tuy nhiên, trong những trường hợp bình thường vẫn có thể điều trị tại nhà theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Cụ thể: Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đơn kê của bác sĩ, nên để trẻ mặc đồ thoáng mát. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc có chứa ibuprofen hoặc aspirin vì có khả năng gây xuất huyết hoặc toan máu; Động viên trẻ uống nước điện giải, uống nhiều nước sôi để nguội, trong trường hợp bé không thích thì có thể cho trẻ uống các loại nước trái cây như nước dừa, nước cam…; Chia nhỏ số bữa ăn trong ngày với chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế biến đồ ăn dễ tiêu hóa; Nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều và hạn chế hoạt động.
Trong trường hợp cơ thể trẻ không hợp tác thì cha mẹ nên đưa trẻ đến điều trị tại trung tâm y tế.
Trong trường hợp có những dấu hiệu như vật vã, nôn ói, da xung huyết, tứ chi lạnh, đau bụng nặng, xuất huyết tiêu hóa… cần đưa trẻ tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Cứu sống sản phụ nguy kịch tính mạng vì mắc sốt xuất huyết nặng
Mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue mức độ nặng trong lúc chuyển dạ đẻ dẫn tới suy đa phủ tạng, mất thị lực hai mắt, có nguy cơ mắc hội chứng bệnh não sau có thể đảo ngược, một sản phụ được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa, bảo toàn tính mạng cả mẹ và con an toàn.
Bệnh nhân được chăm sóc tận tình tại Viện Lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện TƯQĐ 108.
Tháng 7 vừa qua, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã cứu sống được cả mẹ và bé qua cơn nguy kịch khi mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue mức độ nặng trong lúc chuyển dạ đẻ.
Ngày 4-7, Bệnh viện TƯQĐ 108 đã tiếp nhận một sản phụ 28 tuổi, sau khi nhập viện chuyển dạ đẻ nhưng trong tình trạng tiền sản giật, mắc sốt xuất huyết Dengue mức độ nặng.
Các bác sĩ nhận định đây là một ca bênh phức tạp, nguy cơ xuất huyết nặng trong và sau mổ là rất cao. Bệnh nhân nhanh chóng được chỉ định mổ lấy thai cấp cứu để cứu con.
Các bác sĩ vừa mổ vừa truyền khối tiểu cầu máy, huyết tương tươi và khối hồng cầu, ca mổ thành công cứu được con. Sau đó, sản phụ được chuyển về Viện Lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện TƯQĐ 108 để tiếp tục theo dõi và điều trị sốt xuất Dengue.
Sau mổ lấy thai năm ngày (ngày thứ 5 của bệnh), tình trạng bệnh nhân diễn biến rất nặng: xuất huyết toàn thân và suy đa tạng (suy gan, suy thận, rối loạn ý thức, động kinh), đặc biệt là có mất thị lực hoàn toàn hai mắt cấp tính.
Xét nghiệm tiểu cầu giảm rất thấp 30 G/L mặc dù đã được truyền khối tiểu cầu máy hàng ngày. Chụp MRI sọ não có hình ảnh viêm lan tỏa vùng tiểu não và chẩm hai bên, chưa loại trừ hội chứng bệnh não sau có thể đảo ngược. Ngay sau đó, bệnh nhân đã được tiến hành hội chẩn với các chuyên gia đầu ngành về truyền nhiễm, thần kinh, mắt, sản và chẩn đoán hình ành.
Sau 12 ngày điều trị tích cực, sản phụ hồi phục đáng kinh ngạc. Thị lực hai mắt phục hồi hoàn toàn, không còn cơn động kinh, sốt xuất huyết Dengue dần ổn định, hết suy đa tạng.
Đại tá, TS Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm cho biết, đây là một điều kì diệu và cực kì may mắn cho bệnh nhân. Trong y văn thế giới cũng có ghi nhận những ca bệnh có hội chứng bệnh não sau có thể đảo ngược (Posterior reversible encephalopathy syndrome - PRES), thường gặp trên những bệnh nhân sản giật, nhưng ở bệnh nhân này lại trên nền sốt xuất huyết Dengue nặng, nên lại càng đặc biệt.
Các bác sĩ khuyến cáo, sốt xuất huyết đã xuất hiện ở một vài nơi ở Hà Nội vì thế người dân không nên chủ quan, thường xuyên diệt loăng quăng, bọ gậy và muỗi. Trên cơ địa thai phụ cần theo dõi ở bệnh viện vì bệnh diễn biến nặng và khác hơn so với người thường.
Ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết lây lan tại cộng đồng Những tuần trở lại đây, số người mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương. Trong khi đó, thời tiết đang là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển và gia tăng mật độ muỗi truyền bệnh SXH, khiến nguy cơ số mắc tiếp tục gia tăng mạnh. Điều đó đòi hỏi chính quyền...