Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi bên hố ga, khe tường: Người cha ở đâu?
Khi đòi hỏi phải gìn giữ phẩm giá, tránh làm gia phong bại hoại thì chúng ta cũng chỉ nhắm vào người phụ nữ mà quên mất người đàn ông trong “gia phong” ấy có thể là tác nhân gây hậu quả với người phụ nữ dòng họ khác.
Mùa Vu lan, mấy người không nghe thập ân báo hiếu, nhất là những người ai từng làm mẹ vì “có con mới hiểu lòng cha mẹ”. Nhưng có những người đàn bà, không biết suốt đời có dám nghe thập ân không. Vì sau bao đau đớn tan xương nát thịt sinh con, chị ta không đối diện được tiếp với những cơ cực nuôi nấng con mà vứt bỏ sinh linh, lén nhét xuống hố ga, phơi ngoài ruộng, thả vào kẽ tường, ném vào thùng rác… để cho kiến bâu nắng đốt, còn tội nghiệt nào bằng.
Những tội nghiệt ấy, người mẹ trẻ sẽ dằn vặt, trả giá trong suốt phần đời còn lại và có lẽ cả kiếp sau nhưng còn công chúng xã hội và truyền thông chính thống, có truy lùng tìm kiếm, ngầm kết tội người mẹ ấy cũng chẳng mang lại gì hơn ngoài những bản án bia miệng. Tiếc là truyền thông hiện nay quá “nhiệt tình” trong việc truy lùng này, như một thứ “ẩn ức” từ quá khứ phải “gọt đầu bôi vôi” người phụ nữ lầm lỡ vậy.
Phần lớn mũi dùi chĩa vào người mẹ mà không ai hỏi người cha ở đâu. Mà ở đời, càng truy lùng, càng khiến những người phụ nữ khác, nếu không may lầm lỡ sẽ càng tiếp tục giấu diếm, sợ hãi và rồi không thoát được vòng nghĩ quẩn.
Phần lớn chúng ta cũng chỉ đổ lỗi hơn là tìm căn nguyên trong cái xã hội này, nền giáo dục này, truyền thông này cho tới các dòng họ, gia đình đã dạy dỗ những người đàn ông, đàn bà, bố mẹ của cả trăm nghìn đứa trẻ tội nghiệp bị vứt đi như thế nào?
Bây giờ thử xét: nhà trường đã dạy cho những đứa trẻ, con trai, con gái ứng xử như thế nào khi đến tuổi dậy thì? Nhà trường có dạy những chủ đề mới mẻ như bỏ rơi trẻ sơ sinh không, có chạm đến những vấn đề rất người như thế không? Có khiến cho những đứa trẻ của chúng ta thương xót một thân phận con người, đầy lòng trắc ẩn không?
Giáo dục trong gia đình dòng họ đã từng khi nào nhắc tới không? Những bà mẹ đẻ con gái có khi nào từng nhắc tới tất cả những phương án của đời mình, trong đó cả những rủi ro khi yêu đương với bạn trai không? Hay phần lớn lờ đi, và đứa bé gái ấy lớn dần, tự tìm hiểu về tình dục, không may dính bầu và rồi hết sai lầm này tới sai lầm khác, không giết con thì cũng phá thai?
Những bà mẹ đẻ con trai có từng một lần trong đời nhắc tới trách nhiệm của người đàn ông với bạn gái không? có từng đặt ra phương án lỡ đâu con mình là bố của một đứa trẻ rơi ngoài đường không? có từng nghĩ con mình có thể đưa bạn gái lén lút đi phá thai không?
Video đang HOT
Mà một khảo sát gần đây cho thấy, đàn ông Việt Nam, dù tuổi quan hệ tình dục lần đầu ngày càng sớm (giờ là 11 tuổi), nhưng ý thức về an toàn tình dục cực kỳ kém, chỉ có 25,78% sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục gần nhất thôi [1]. Chưa kể, hầu hết các chương trình sức khỏe sinh sản hầu như chỉ nhắm vào cơ thể người phụ nữ, chỉ “giáo dục” phụ nữ, chỉ coi nữ mới là tác nhân cần thay đổi, trong khi người đàn ông – một tác nhân nghĩ rằng “luôn chủ động và dẫn dắt khi quan hệ tình dục” [1] thì bị lờ đi.
Dù rủi ro như thế, nhưng xã hội vốn trọng nam này còn nặng nề lắm, nếu chẳng may con gái mang bầu là chết rồi, ngày xưa cầm nón úp bụng đi cắm cúi, ngày nay thì có hơn được mấy phần? Trước đây, mà không nói đâu xa, chỉ độ mươi năm trước thôi, có cưới thì nhà trai chì chiết bằng chết, nhà gái gần như gúi mặt lạy lục mới được cưới, phải chịu đi cửa sau, phải lén lút.
Chẳng đâu xa, chính tôi từng chứng kiến những một đàn ông mà mình vô cùng kính trọng, đã thẳng thừng từ chối nhận cô con dâu và đứa cháu trai mặc dù con trai ông ấy thề thốt đứa trẻ là con mình, chỉ vì một nhẽ “gia phong không chấp nhận cái thứ phụ nữ ấy”. Và không ít lần, mình chứng kiến những người phụ nữ bị búa rìu dư luận “hoang thai” ở quê mình khổ sở như thế nào. Giờ đây tất cả những điều ấy có bớt đi không?
Gỡ được căn nguyên ấy mới bớt được chứ chửi rủa chẳng ích gì. Chỉ một vấn đề này thôi, nhưng khi xới tung nó lên, mình nghĩ rằng, sẽ phải chạm tới cả những thứ khó chịu nhất, chính là “ý thức hệ” trọng nam, các chính sách, các chương trình giáo dục dường như bỏ sót nam giới.
Điều khá buồn cười là khi tìm kiếm “tranh vu lan báo hiếu”, chỉ ra kết quả tranh mẹ và con nhưng ngược lại khi chì chiết, người ta cũng chỉ nhằm vào mỗi bà mẹ. Nghịch lý khác, khi đòi hỏi phải gìn giữ phẩm giá, tránh làm gia phong bại hoại thì chúng ta cũng chỉ nhắm vào người phụ nữ mà quên mất người đàn ông trong “gia phong” ấy có thể là tác nhân gây hậu quả với người phụ nữ dòng họ khác.
Bé sơ sinh bị bỏ rơi dưới hố gas dưới nắng nóng qua đời: Cần khởi tố người mẹ
Theo luật sư, bé trai bị mẹ bỏ rơi dưới hố gas giữa trời nắng nóng 40 độ C đã qua đời, do vậy hậu quả của hành vi đã được xác định và đủ cơ sở để khởi tố vụ án.
Chiều 29/6, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, sau khoảng 3 tuần điều trị, bé Nguyễn Văn An - trẻ sơ sinh bị bỏ rơi 3 ngày dưới hố gas ở Sơn Tây (Hà Nội) đã qua đời lúc 13h35. Nguyên nhân theo bác sĩ là do bé bị sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết.
Ngay sau khi VTC News đăng tải thông tin bé trai bị mẹ bỏ rơi dưới nắng nóng 40 độ C qua đời sau thời gian dài chống chọi với số phận, nhiều độc giả đã bày tỏ sự xót thương, đồng thời lên án hành vi của mẹ cháu bé.
Bé trai bị mẹ bỏ rơi dưới hố gas ở Sơn Tây đã qua đời vào chiều 29/6.
Trả lời PV VTC News, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật cho hay: "Làm mẹ là một thiên chức mà tạo hóa đã ban cho người phụ nữ; khát khao có con luôn là một nỗi niềm mong ước to lớn của các gia đình trẻ. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp thì họ không thể thực hiện được khát vọng chính đáng ấy. Nhiều gia đình phải nhờ đến các biện pháp thụ tinh nhân tạo hoặc nhận con nuôi.
Tuy nhiên, gần đây lại có nhiều trường hợp giết con mới đẻ hoặc vứt con mới đẻ gây bức xúc trong dư luận. Nếu không nuôi nổi con thì không nên để dính bầu. Mà nếu lỡ sinh ra mà muốn bỏ con thì nên bỏ đứa bé ở nơi người khác dễ nhìn thấy để nhận bé về. Do đó, hành động này rất đáng bị lên án", luật sư Diệp Năng Bình bày tỏ quan điểm.
Luật sư Diệp Năng Bình phân tích, tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được hiểu là trường hợp phạm tội của người mẹ, do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 7 ngày tuổi hoặc vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 7 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.
Nạn nhân của tội giết hoặc bị vứt bỏ là đứa trẻ do người mẹ sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi. Kể từ ngày thứ 8 trở đi thì đứa trẻ đó không được coi là con mới đẻ nữa. Hậu quả của hành vi là đứa trẻ bị giết hoặc bị vứt bỏ dẫn đến chết, hành vi này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
"Những ngày qua, mặc dù đã được tận tình cứu chữa nhưng cháu bé không qua khỏi và đã qua đời. Do vậy hậu quả của hành vi đã được xác định và đủ cơ sở để khởi tố vụ án. Tuy nhiên trong trường hợp này cần phải phân biệt rõ ở nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội, mà trong quá trình điều tra cần phải làm rõ", luật sư Bình cho biết thêm.
Luật sư Diệp Năng Bình. (Ảnh: FBNV)
Theo Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật, trường hợp nếu không phải do hoàn cảnh khách quan mà người mẹ vẫn vứt con thì đây là hành vi giết người căn cứ theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017.
"Qua đó có thể thấy, tính nhân văn trong việc xử lý loại tội phạm này là chủ yếu nhằm giáo dục để người mẹ thấy trách nhiệm của mình đối với đứa con do mình đẻ ra, chống lại tư tưởng lạc hậu, định kiến, sai trái. Còn nếu không phải do những nguyên nhân nêu trên thì rõ ràng đây là hành vi giết người", luật sư Bình khẳng định.
Vào khoảng 15h ngày 8/6, người dân xã Thanh Mỹ (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đã phát hiện một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi dưới hố gas bỏ hoang còn nguyên dây rốn.
Thời điểm được phát hiện, cháu bé trong tình trạng không có quần áo mặc, 2 mắt, mũi, miệng, cơ thể bị dòi bọ bám dính, bị kiệt sức do không được ăn uống.
Sau khi sơ cứu cháu bé được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây rồi chuyển xuống Bệnh viện Xanh Pôn để cấp cứu.
Sau đó, công an xác định người mẹ bỏ rơi cháu bé là P.T.T. (SN 1989; trú tại Hà Nam). Tại cơ quan điều tra, T. khai ngày 6/6 đón xe buýt lên thị xã Sơn Tây chơi. Đến khoảng 23h đêm ngày 6/6, T. thấy vỡ nước ối và trở dạ. Người phụ nữ này đi một mình đến ruộng rau cạnh đền Mẫu trong thôn Thanh Tiến, xã Thanh Mỹ tự sinh cháu bé.
Vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không thể nuôi được con và không muốn ai biết sự việc nên ngay khi sinh, T. đã bế con trèo vào phía sau đền Mẫu vứt bỏ. Sau đó, người này xoá dấu vết, rồi đi về trung tâm TP Hà Nội.
Mặc dù được các bác sĩ khoa Sơ Sinh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương và các chuyên gia Anh nỗ lực hội chẩn, cứu chữa nhưng do bệnh nặng, bé trai đã không thể qua khỏi.
Đại diện chính quyền xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây cũng đã liên hệ với bệnh viện để lo thủ tục an táng bé, đồng thời mời công an tới làm việc.
Nữ tiến sĩ và quyết tâm giành lại âm thanh cho trẻ Tại vòng chung kết Giải thưởng Khoa học ASEAN-Hoa Kỳ dành cho phụ nữ năm nay, công trình của TS. Trần Thị Thanh Huyền và các đồng nghiệp tại Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec là đại diện duy nhất của Việt Nam. Nghiên cứu về phương pháp phát hiện các biến đổi gen gây bệnh mất thính...