Trẻ sinh non tăng nguy cơ bị động kinh sau này
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ sinh quá sớm – được định nghĩa là từ tuần thứ 23 đến 31 của thai kỳ – dễ bị động kinh hơn gấp 5 lần so với những trẻ được sinh đủ tháng.
Nghiên cứu, dựa trên cơ sở dữ liệu y học của người Thụy Điển, cũng cho thấy rằng chỉ sinh sớm hơn vài tuần cũng làm tăng nguy cơ bị rối loạn động kinh khi trưởng thành. Trẻ được sinh từ cuối tuần 35 – 36 của thai kỳ có nguy cơ bị động kinh cao hơn 76% so với những trẻ được sinh từ tuần 37 – 42 của thai kỳ.
Trong nghiên cứu này, các tác nhà đã phân tích bệnh án khi trưởng thành của 630.090 người Thụy Điển được sinh trong khoảng từ năm 1973 đến 1979, xem xét các đợt nhập viện do động kinh và kê đơn thuốc chống động kinh trong khoảng từ năm 2005 – 2009.
Kết quả cho thấy tỉ số chênh đối với các trường hợp nhập viện do động kinh lần lượt là 4,98, 1,98 và 1,76 đối với những người được sinh từ tuần 23 đến 31, 32 – 34, và 35 – 36 của thai kỳ so với những người được sinh đủ tháng. Có mối liên quan tương tự song với xu hướng yếu hơn giữa sinh non và kê đơn các thuốc chống động kinh. Các mối liên quan trên vẫn giữa nguyên sau khi loại trừ những người bị liệt não, mắc bệnh tim mạch, mắc các bệnh viêm hệ thần kinh trung ương và u não.
Video đang HOT
Các kết quả này cho thấy tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về hậu quả của sinh non.
Nghiên cứu được công bố trên số ra ngày 4/10 của tạp chí Neurology.
Anh Khôi
Theo dân trí
Thoải mái như mua thuốc kháng sinh!
Có đến khoảng 90% thuốc kháng sinh (TKS) được bán không có đơn cho người dân nội và ngoại thành Hà Nội. Không cần đơn thuốc, người dân cũng có thể mua thuốc ở bất cứ đâu và sử dụng chúng một cách vô tội vạ.
Tự làm... bác sĩ
Trong nhà vừa có ông bà già lại có trẻ nhỏ hay ốm đau nên chị Ngọc (Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân) lúc nào cũng dự trữ sẵn một cơ số thuốc trong tủ thuốc gia đình. Chị cho hay: "Nhà đông người nên các loại TKS hạ sốt, thuốc ho, thuốc bổ, bông băng... cứ phải có sẵn phòng khi đau ốm không chạy đi mua được. Từ đợt con nhỏ ốm sốt quấy khóc, ông bà già lại ho húng hắng cả ngày nên phải tính đến phương án mua thuốc dự trữ".
Tương tự gia đình chị Ngọc, rất nhiều chị em khác cũng đã tự làm tủ thuốc gia đình trong nhà vì tính tiện lợi. Dù vậy nhưng không ít người bày tỏ lo ngại, dự trữ nhiều thuốc nếu không chú ý rất có thể dùng phải thuốc quá "đát" hoặc điều trị không đúng bệnh dẫn đến hậu quả xấu.
Kháng sinh là loại thuốc nằm trong danh mục thuốc phải bán theo sự kê đơn của bác sĩ. Quy định là thế nhưng kẻ mua cứ mua, người bán thì vì lợi nhuận nên vẫn cứ bán. Không khó gì để có thể sở hữu trong tay loại thuốc mình muốn.
Đang mang bầu 19 tuần, chị Linh (Thái Hà) có biểu hiện cúm, cơ thể mệt mỏi nhưng nhất định không chịu đi khám bác sĩ vì sợ... mùi bệnh viện. Ra một hiệu thuốc tư, chị nói qua một vài biểu hiện ốm đau liền được nhân viên bán thuốc bán ngay cho loại kháng sinh Zinnat 250mg điều trị.
Không phải tất tả chạy ra ngoài hiệu thuốc, nhiều người có thói quen mua sắm trên mạng chỉ cần một cú click sẽ có dịch vụ chuyển thuốc đến tận nhà. Hình thức giao dịch rất đơn giản, sau khi xác nhận người mua đã chuyển tiền vào tài khoản là sẽ được giao thuốc tận nơi.
90% TKS được bán không đơn
Việc sử dụng TKS một cách vô tội vạ chính là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng kháng thuốc. Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford tại VN, Trường ĐH Y Hà Nội, BV Việt Nam-Cuba, Viện toán học và BV Nhiệt đới T.Ư vừa tiến hành nghiên cứu tình hình cung ứng kháng sinh tại 30 nhà thuốc tư trên địa bàn nội thành và ngoại thành Hà Nội.
Kết quả cho thấy, phần lớn TKS được bán không có đơn (88% trên địa bàn thành thị và 91% tại các nhà thuốc ở khu vực nông thôn). Khách hàng thường xuyên yêu cầu mua TKS không có đơn với tỷ lệ gần 50% ở thành thị và khoảng 30% ở nông thôn.
Theo nhóm nghiên cứu, tình trạng sử dụng kháng sinh không hợp lý đang diễn ra khá phổ biến trong cộng đồng bởi lẽ TKS đem lại 13,4 - 21% lợi nhuận cho nhà thuốc nên các nhà thuốc cứ "nhắm mắt làm liều". Mặc dù kháng sinh là nhóm thuốc bắt buộc phải dùng theo đơn nhưng tình trạng vi phạm quy chế bán thuốc theo đơn rất phổ biến. Các loại TKS được bán nhiều nhất là: Antibiotics, Amoxicillin, Cephalexin, Ampicillin, Azithromycin, Spiramycin...
Theo dân trí
Làm gì khi trẻ sốt cao co giật? Sốt cao co giật thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể bị đe dọa tính mạng hoặc chịu nhiều di chứng nặng nề như động kinh, chậm phát triển trí tuệ và vận động. Nguyên nhân gây sốt cao co giật thường gặp là nhiễm khuẩn (đặc biệt là nhiễm virut đường hô...