Trẻ ở nhà dài ngày, bố mẹ cần đề phòng với những món đồ có thể đe dọa tính mạng con ngay trong nhà dưới đây
Phụ huynh cần hết sức thận trọng với những món đồ trong gia đình này, bởi nó có thể gây sát thương cho các bé vốn dĩ hiếu động và thích khám phá.
Có lẽ khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời mỗi người mẹ là được bế trên tay đứa con bé bỏng. Người mẹ nào cũng mong muốn giành những điều tốt đẹp nhất cho con. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc phải làm thế nào để bảo vệ con một cách tốt nhất, giúp con tránh khỏi những tổn thương không mong muốn. Thế nhưng những sự cố bất ngờ lại có thể tiềm ẩn ngay trong chính căn nhà của chúng ta. Trẻ có thể cầm, nắm, giật… bất cứ thứ gì trong tầm với của chúng mà không hề biết việc làm đó nguy hiểm thế nào.
Mẹ cần tuyệt đối lưu ý 10 mối nguy hiểm tiềm ẩn đáng lo ngại nhất đối với trẻ nhỏ mà hầu như nhà nào cũng có sau đây:
1. Các ổ điện và các thiết bị điện tử
Ổ điện là nơi khám phá yêu thích của mọi đứa trẻ.
Trẻ nhỏ luôn hiếu kì, đặc biệt là những thứ trong tầm với. Chính vì thế trẻ có thể nhét bất cứ thứ gì vào ổ điện, hay những thiết bị điện như điện thoại, quạt điện đều có thể là đồ chơi mà trẻ rất thích. Trẻ không hề biết rằng các vật dụng đó ẩn chứa mối nguy hiểm nghiêm trọng.
Mẹ cần đảm bảo tất cả các thiết bị này đã được ngắt khỏi nguồn điện và để xa tầm với của bé. Một gợi ý khác là hãy mua những chiếc lưới phủ lồng quạt chuyên dụng để tránh việc con vô tình cho tay vào khi quạt đang quay. Ngoài ra, dùng nút che ổ điện để bảo vệ con khỏi những nguy hiểm không mong muốn cũng là điều cần làm.
2. Đồ nội thất và cầu thang
Chuyển hết đồ nội thất ra khỏi ngôi nhà hoặc dẹp bỏ cầu thang là điều không thể, nhưng cha mẹ hãy nhớ bọc các cạnh sắc, nhọn của đồ đạc bằng vải mềm, hoặc có những miếng bọc chuyên dụng, chỉ cần mua và dán vào các góc, cạnh của bàn ghế, rất tiện lợi và an toàn cho trẻ. Trẻ nhỏ ở tuổi tập đi, tập chạy, hay kể cả trẻ lớn đi học mẫu giáo thì việc ngã va vào bàn ghế vẫn là điều không thể tránh khỏi.
Còn cầu thang thì tốt nhất bố mẹ nên dùng thanh chắn cầu thang để trẻ không tự trèo lên hoặc xuống được, tránh trường hợp ngã cầu thang, vô cùng nguy hiểm.
3. Tiền xu
Đây là vật cầm rất vừa tay trẻ và bố mẹ phải hết sức lưu ý vì con có thể cho vào miệng bất cứ khi nào. Phản ứng nhai và nuốt vật này có thể gây tắc đường thở, nguy hiểm xảy ra chỉ trong nháy mắt và để lại hậu quả khôn lường.
4. Sản phẩm tẩy rửa
Nhà nào cũng sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau.
Video đang HOT
Tất cả các sản phẩm dùng để vệ sinh cá nhân như kem đánh răng, dầu gội đầu, sữa tắm hay các chất tẩy rửa như nước rửa chén, bột giặt và các sản phẩm có chứa hóa chất đều nên được cất gọn gàng vào các tủ có khóa, ngăn kéo, để lên trên cao, để trẻ không thể với được. Nếu không may nuốt phải những hóa chất này, hoặc bị dính vào mũi, mắt thì trẻ rất dễ bị ngứa, dị ứng thậm chí bỏng.
5. Các sản phẩm của vật nuôi
Nếu nuôi thú cưng trong nhà, mẹ hãy cẩn thận với các dụng cụ như bát, đĩa, thức ăn của chúng. Tất cả đồ dùng dành riêng cho vật nuôi đều nên được cất vào tủ có khóa hoặc cất trên cao, tránh trường hợp trẻ ăn nhầm phải loại thức ăn này. Hơn nữa con vật cũng cần tắm rửa thường xuyên, cho chúng đi vệ sinh vào nơi hợp lí để trẻ luôn có một môi trường trong lành, sạch sẽ để vui chơi, bố mẹ nhé.
6. Rác thải
Mẹ nên chuẩn bị những loại thùng đựng rác mà trẻ không dễ dàng mở ra được, vì trẻ con chưa thể ý thức và nhận biết được thùng rác bẩn và chứa nhiều vi khuẩn có hại đến mức nào. Chưa kể trẻ còn có thể nhặt lên, nghịch hoặc đưa rác bẩn vào miệng.
7. Thuốc
Nhiều gia đình có thói quen tiện tay để thuốc uống bất cứ chỗ nào trong nhà. Nhưng hãy cẩn trọng vì trẻ nhỏ có thể vô tình nuốt phải vì trẻ nghĩ đó là kẹo, hoặc đơn giản là phản ứng cho đồ vật vào miệng thì sẽ rất nguy hiểm cho trẻ.
8. Các vật sắc nhọn
Kéo, dao, dao rọc giấy và các vật sắc nhọn phải được cất cẩn thận trên cao để trẻ không thể với được. Trẻ chưa biết hết độ nguy hiểm của chúng và cũng chưa có phản ứng cẩn trọng đề phòng với những vật dụng này, thế nên tốt nhất là bố mẹ nên cất hết những vật dụng sắc nhọn ở những nơi an toàn.
9. Đồ dễ cháy
Tất cả các đồ dùng dễ bắt lửa như diêm, bật lửa, nến, ga đều phải được cất kĩ, cẩn thận và tuyệt đối không để con chơi đùa với những món đồ này. Nếu không thì ngay cả người lớn cũng chẳng thể tưởng tượng ra được hậu quả sẽ khôn lường tới chừng nào.
10. Một vài vật dụng khác
Trẻ có thể làm vỡ bát đĩa và những mảnh vỡ dễ dàng gây ra vết thương cho trẻ.
Bát, đũa, thìa sau khi sử dụng thì nên được dọn ngay, tránh để trẻ nghịch làm vỡ hoặc vô tình chọc vào miệng, vào người. Các loại bình hoa, tượng trang trí hoặc tranh treo trong nhà cũng nên được treo lên cao hoặc đặt lên cao, tránh trường hợp bé làm vỡ rất dễ làm bé bị thương.
Bố mẹ nên nên ghi nhớ rằng những năm tháng đầu đời là quãng thời gian rất quan trọng với con để con phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Ở độ tuổi này con rất hiếu kì, muốn được cầm nắm, chạm, tìm hiểu tất cả mọi thứ con thấy. Chính vì vậy, bố mẹ nên thực sự lưu ý những vậy dụng tiềm ẩn nguy hiểm trên để con được lớn lên thật an toàn.
Phương Nguyễn
Cách đeo khẩu trang an toàn tránh Covid -19: Đi học lại, phụ huynh chỉ con đúng cách
Để con đi học trở lại an toàn, phụ huynh cần chuẩn bị những gì cho con, dạy con đeo khẩu trang như thế nào để an toàn trong độ tuổi còn rất hiếu động... là những băn khoăn của hầu hết phụ huynh.
Học sinh mang khẩu trang y tế khi vào lớp học - AFP
Mỗi ngày đi học chuẩn bị ít nhất 2 khẩu trang
Theo bác sĩ Trần Văn Ngọc, nguyên Trưởng khoa Nội phổi Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, Chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM, thì không có gì là an toàn tuyệt đối. Nhưng để an tâm cho con em đến trường trong thời điểm này, trước khi đề cập đến câu chuyện dạy con đeo khẩu trang như thế nào để an toàn, rửa tay sao cho đúng cách thì việc quan trọng trên hết là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, thầy cô giáo và phụ huynh.
Thạc sĩ - Bác sĩ Võ Ngọc Anh Thơ, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Chợ Rẫy) từng hướng dẫn cách đeo khẩu trang y tế đúng chuẩn để khẩu trang phát huy đúng hiệu quả. - Cắt từ clip
"Phụ huynh phải đảm bảo là con em mình không có triệu chứng gì và không có tiếp xúc với nguồn lây, phụ huynh cần tự giác và minh bạch vì điều này vô cùng quan trọng, để đảm bảo sức khỏe cho con em mình và cả cộng đồng, đừng cố giấu hay cố tình trốn tránh. Còn ban giám hiệu, thầy cô giáo phải điều tra thật kỹ để không "lọt lướt" những trường hợp trốn tránh, đảm bảo được sự an toàn cho trường học của mình", bác sĩ Ngọc nhấn mạnh.
Bộ Y tế từng khuyến cáo không nên đến nơi đông người và tiếp xúc quá gần với các loại động vật nuôi và hoang dã - HOA NỮ
Bác sĩ Ngọc cho rằng các trường quốc tế thì càng nên đặc biệt lưu ý, cần phải có phiếu thăm dò cho cả học sinh và nhân viên để thăm dò các thông tin như có đi đến hoặc tiếp xúc với những người từ vùng dịch, có người thân từ vùng dịch đi về hay không...Đây là điều mà nhà trường bắt buộc phải làm để xác định được các vấn đề dịch tể học của học sinh ngay từ đầu.
Riêng đối với cha mẹ, để chuẩn bị an toàn cho con đến trường, bác sĩ Ngọc khuyên nên dạy cho con cách rửa tay, đeo khẩu trang an toàn. Nhưng không cần nhất thiết phải chuẩn bị khẩu trang y tế trong những trường hợp không cần thiết, vì có thể thay thế bằng khẩu trang vải.
"Phụ huynh phải đảm bảo là con em mình không có triệu chứng gì và không có tiếp xúc với nguồn lây, phụ huynh cần tự giác và minh bạch vì điều này vô cùng quan trọng, để đảm bảo sức khỏe cho con em mình và cả cộng đồng, đừng cố giấu hay cố tình trốn tránh. Còn ban giám hiệu, thầy cô giáo phải điều tra thật kỹ để không "lọt lướt" những trường hợp trốn tránh, đảm bảo được sự an toàn cho trường học của mình"
Bác sĩ Trần Văn Ngọc
Theo bác sĩ Ngọc chỉ có 3 trường hợp nhất định phải dùng khẩu trang y tế là khi bản thân có các triệu chứng về hô hấp, khi đi đến các cơ sở y tế và khi chăm sóc người bệnh. Còn lại có thể thay thế bằng khẩu trang vải.
Nếu trong lớp học không có học sinh nào có triệu chứng về hô hấp như ho, đau họng, sốt...và không có yếu tố về dịch tể học thì không nhất thiết phải đeo khẩu trang ở trong lớp.
Khi dạy con đeo khẩu trang như thế nào để an toàn thì nên lưu ý cho con những vấn đề như không được sờ tay lên khẩu trang, khi tháo ra phải tháo bằng 2 đầu dây đeo của khẩu trang, phải đeo khẩu trang che kín phần mũi và miệng. Đặc biệt, khi đi học phụ huynh nên chuẩn bị cho con khoảng 2 khẩu trang một ngày, và chuẩn bị cả bao ni lông để sau khi tháo khẩu trang ra như những lúc ăn trưa thì bỏ khẩu trang vào bao ni lông và cột kín lại. Tránh trường hợp con tháo ra rồi bỏ vào túi quần, túi áo hay cầm nắm và sử dụng lại.
Để con đến lớp an toàn
Để chuẩn bị cho con trở lại trường học, chị Chu Thị Phương Mai (Dĩ An, Bình Dương) kể từ ngày dịch bệnh đến giờ, bất cứ lúc nào có cơ hội chị đều dạy con cách đeo khẩu trang thế nào để an toàn, rửa tay thế nào cho đúng cách và cũng dặn con rất nhiều điều nếu sắp tới con đi học lại. Chị Mai còn kể: "Khi dạy cho con rồi thì con rất thích tìm hiểu về những điều này, các cháu hàng xóm cũng vậy. Nên khi tụi nhỏ chơi với nhau lại cùng tranh luận, dạy nhau về điều này. Đứa này chỉ đứa kia cách rửa tay, xong đứa này bảo bạn làm sai rồi như thế này mới đúng...Rồi bạn kia lại nói mẹ bạn chỉ thế này, thế là cùng nhau tranh cãi. Mà mình thấy như thế các bé lại nhớ lâu hơn".
Chị Mai chỉ băn khoăn là con nhỏ nên rất hiếu động, để có thể đeo khẩu trang đúng cách và đeo nguyên buổi học thì rất khó.
"Về vấn đề khẩu trang nếu tập cho bé đeo từ nhỏ thì đến giờ việc phải đeo khẩu trang thường xuyên không còn là vấn đề. Nhưng nếu bé chưa có được thói quen đó, thì cha mẹ ở nhà phải hướng dẫn, rồi lên trường thầy cô nên có những phong trào phát động như mang khẩu trang tích cực để lớp vững mạnh...và sẽ có những phần thưởng để khen thưởng. Như thế sẽ tạo nên tinh thần tập thể và các bé sẽ tự giác tham gia"
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Dũng
Cũng cùng tâm trạng, chị Nguyễn Thị Mộng Thu, làm việc tại công ty thương mại sản xuất Hoàng Thu Yến, cũng cho rằng đã chuẩn bị cho con nước rửa tay để luôn mang theo bên mình và dạy con cách đeo khẩu trang đúng cách. Nhưng chỉ sợ các bé còn nhỏ, việc đeo khẩu trang cả ngày cũng sẽ rất khó khăn.
"Khi con đi học lại ngoài việc trang bị đầy đủ cho con, mình cũng dặn con nhiều điều như nếu thấy có bạn ho thì nên tránh tiếp xúc, rồi hạn chế đứng gần các bạn để tụ tập nói chuyện...Mình cũng chỉ dặn những điều cơ bản nhất để con giữ an toàn chứ không dám nói quá nhiều sợ bé sẽ tâm lý lo sợ", chị Thu giãi bày.
Theo bác sĩ Ngọc, trong trường hợp không cần thiết cũng có thể dùng khẩu trang vải thay vì khẩu trang y tế - HOA NỮ
Đưa ra những lời khuyên cho phụ huynh để có thể chuẩn bị an toàn cho con trở lại trường, tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Dũng, Giám đốc Hệ thống Cambridge Khai Minh, cho rằng đầu tiên cha mẹ chỉ nên cho con học một buổi hoặc là đưa con về nhà ăn trưa, vì giai đoạn này vấn đề dinh dưỡng và hệ tiêu hóa của con rất quan trọng để trang bị kháng thể tốt nhất cho con. Bên cạnh đó cũng là để giới hạn tối đa bữa ăn tập thể trong thời điểm này.
Tiếp đến ông Dũng khuyên nên dạy cho con trong cách tiếp xúc giao tiếp, tập cho trẻ khi nói chuyện với bạn, thầy cô tránh tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt mà nên nghiêng một góc ít nhất 30 - 45 độ, mặc dù theo văn hóa người Việt thì điều này rất tế nhị, nhưng trong giai đoạn hiện nay thì phải chấp nhận.
Trong trường hợp không mua được những loại nước rửa tay loại nhỏ thì nên chiết ra và trang bị cho bé mang theo đến trường, kèm với khăn để sau khi rửa tay bé lau và bỏ vào cặp mang về. Cũng nên ước lường lượng nước con uống trong một buổi học và chuẩn bị sẵn để con mang đi, để tránh việc sử dụng chung đồ ở những nơi đông người như trường học. Và cũng nên hạn chế tối đa những hoạt động mang tính tương tác trên trường như chơi thể thao...Thầy cô cũng cần phải thay đổi cách dạy, như trước đây là chú trọng việc học nhóm nhưng trong giai đoạn này thì phương pháp đó là không phù hợp.
"Về vấn đề khẩu trang nếu tập cho bé đeo từ nhỏ thì đến giờ việc phải đeo khẩu trang thường xuyên không còn là vấn đề. Nhưng nếu bé chưa có được thói quen đó, thì cha mẹ ở nhà phải hướng dẫn, rồi lên trường thầy cô nên có những phong trào phát động như mang khẩu trang tích cực để lớp vững mạnh...và sẽ có những phần thưởng để khen thưởng. Như thế sẽ tạo nên tinh thần tập thể và các bé sẽ tự giác tham gia", ông Dũng chỉ ra và cũng lưu ý thêm là ngoài việc phát động phong trào đeo khẩu trang thì thầy cô cũng nên thường xuyên chú ý đến việc nhắc nhở và dạy học sinh đeo khẩu trang như thế nào để an toàn và đúng cách.
The Thanh niên
Hình ảnh đáng sợ khi giải cứu cho bé trai 8 tuổi cảnh báo bố mẹ thứ không ngờ tới cũng có thể gây tai nạn cho trẻ Có những vật dụng, đồ chơi tưởng chừng vô hại với trẻ nhỏ khiến cha mẹ bỏ qua nhưng rồi nó lại gây tai nạn cho trẻ theo một cách dở khóc dở cười như trường hợp cậu bé dưới đây. Trẻ nhỏ, nhất là các bé trai thường rất hiếu động và nghịch ngợm. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha...