Trẻ nhỏ và những bệnh dễ mắc từ điều hòa
Những ngày hè, lợi ích của điều hòa mang lại ai cũng rõ nhưng việc lạm dụng nó lại khiến nhiều trẻ trở bệnh.
Bác sĩ đang thăm khám cho một bệnh nhân nhi bị liệt dây thần kinh số 7 sau đêm nằm điều hòa lạnh
Trẻ lệch mặt vì… nằm điều hòa lạnh
Mới đây, BV Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) tiếp nhận điều trị cho bé trai Nguyễn Văn P. (8 tuổi, trú tại huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) trong tình trạng trẻ bị lệch mặt, mắt phải nhắm không kín, khi ăn vướng đồ ăn trong khoang má phải.
Qua thăm khám và các biểu hiện lâm sàng, các bác sỹ chẩn đoán bé bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên phải. Và sau đó, bệnh nhi được điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền như: Xoa bóp, chiếu tia hồng ngoại, điện châm. Bên cạnh đó, bác sỹ hướng dẫn bệnh nhi tập cơ mắt, cơ vòm miệng, tập huýt sáo, chúm môi thổi lửa, tích cực nhai bên liệt khi ăn cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh gió lạnh, giữ ấm vùng đầu, mặt, cổ và tắm nước ấm.
May mắn, sau 15 ngày điều trị, tình trạng bệnh của bệnh nhi đã tiến triển tốt, mắt đã nhắm kín, miệng hết méo, ăn không vướng bên má, ngậm nước súc miệng nước không rớt ra ngoài.
Chia sẻ về ca bệnh nhi này, BS CKII Y học cổ truyền Nguyễn Kim Hùng cho biết: “Đối với trẻ em bị liệt mặt, méo miệng, nguyên nhân thường là do bị lạnh. Do đó, để phòng tránh căn bệnh liệt dây thần kinh số 7, cha mẹ cần đảm bảo cơ thể của con luôn được giữ ấm. Với thời tiết mùa hè, buổi tối các gia đình thường sử dụng điều hòa nhiệt độ khi ngủ nhưng cần chú ý hẹn giờ hoặc tắt khi nhiệt độ phòng đã mát. Ban đêm, khi nhiệt độ giảm, thân nhiệt trẻ cũng giảm vì vậy rất dễ bị nhiễm lạnh”.
Video đang HOT
Tại Khoa Điều trị liệt vận động, Bệnh viện Châm cứu T.Ư (Hà Nội) cũng vừa tiếp nhận bệnh nhi Nguyễn Thanh M. (12 tháng tuổi, ở Bắc Ninh) và được chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên vì nhiễm lạnh. Trước đó, gia đình phát hiện bé M. có dấu hiệu sưng ở vùng mắt, méo miệng, lệch mặt khi cười. Gia đình vội cho bé M. đi khám ở BV Châm cứu T.Ư. Hiện bé vẫn đang được các bác sĩ điều trị bằng châm cứu, điện châm…
Theo Ths. BS. Dương Văn Tâm, Trưởng khoa Điều trị liệt vận động, BV Đa khoa Hùng Vương, thông thường liệt dây thần kinh số 7 thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh nhưng giữa ngày hè những ca bệnh như trường hợp bé P. cũng không phải hiếm, nguyên nhân chính là do trẻ nhiễm lạnh vì nằm điều hòa để độ lạnh sâu.
Phổ biến viêm đường hô hấp trong ngày hè
“Cha mẹ nên để nhiệt độ từ 25-28 độ, lưu ý tránh hướng gió của quạt và điều hòa phả thẳng vào mặt con sẽ khiến trẻ dễ nhiễm lạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Đồng thời, cha mẹ nên thường xuyên mở cửa để lưu thông không khí trong phòng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh… Nên cho trẻ ăn nhiều rau, quả tươi, thực phẩm sạch để tăng sức đề kháng.”
BS Trần Tuấn Anh, Khoa Nhi, BV ĐK Medlatec
Trao đổi với PV Báo Giao thông, BS. Trần Tuấn Anh, Khoa Nhi, BV ĐK Medlatec cho biết: Những ngày hè, bệnh nhi nhập viện chủ yếu bị viêm đường hô hấp trên, trong đó có viêm cấp và viêm mủ. Đáng lưu ý là viêm tai giữa, viêm họng cấp mủ tái đi tái lại nhiều lần, thậm chí có trẻ trong 1 tháng mà “gặp gỡ” bác sĩ để hút mủ đến 3-4 lần. Nguyên nhân là môi trường sống nóng ẩm, ô nhiễm, hơn nữa ngày hè trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường tiềm ẩn vi khuẩn, virus bệnh như bể bơi, công viên… Bên cạnh đó, trẻ ăn uống không khoa học, ví như trẻ ăn nhiều bim bim, uống nước ngọt có gas, uống nước lạnh… làm giảm sức đề kháng khiến trẻ dễ nhiễm bệnh. Ban đầu chỉ là viêm cấp, sau thành viêm mủ do không kịp thời thăm khám và điều trị.
“Một nguyên nhân gây bệnh mà nhiều gia đình ít lưu ý, đó là lạm dụng phòng điều hòa 24/24h. Điều hòa hút ẩm làm khô miệng, giảm dịch nhầy hô hấp, từ đó làm giảm yếu tố bảo vệ cơ thể, đặc biệt là vùng họng, mũi… khiến trẻ dễ nhiễm bệnh. Một số gia đình còn để nhiệt độ thấp, dưới 20 độ, đặc biệt là khi để chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà, thay đổi áp suất, khiến trẻ dễ mắc viêm họng cấp, viêm phổi”, BS. Trần Tuấn Anh chia sẻ.
Theo BS. Tuấn Anh, cha mẹ cần lưu ý đến viêm mủ amidan ở trẻ, bệnh gặp nhiều nhất trong ngày hè, vì rất dễ chẩn đoán nhầm dẫn đến việc điều trị chậm trễ. Khi viêm mủ cấp, trẻ ngoài đau họng thường sốt cao liên tục và đáp ứng kém hạ sốt… nên dễ nhầm với sốt virus, sốt xuất huyết (trong những ngày đầu). Với chẩn đoán nhầm, chỉ định không dùng kháng sinh, điều này càng khiến trẻ viêm mủ đường hô hấp trên thêm nặng.
“Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao sau 24 giờ cha mẹ cần cho trẻ đến cơ sở uy tín để thăm khám, xét nghiệm để loại trừ bệnh lý và có chỉ định điều trị phù hợp”, BS Tuấn Anh cho hay.
Theo baogiaothong
Bé trai bị liệt cơ mặt do ngủ lạnh ban đêm
Tỉnh giấc buổi sáng, bé trai 8 tuổi ở Phú Thọ bị lệch mặt, một bên mắt không nhắm kín và không cảm giác đau nhức.
Người nhà cho biết con trai ngoài những bất thường trên gương mặt, bé khi ăn thường vướng đồ ăn trong khoang má phải. Trước đó bé vẫn ăn uống vui chơi bình thường. Gia đình đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ khám vào đầu tháng 7.
Bác sĩ chẩn đoán bé bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên phải, điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền - phục hồi chức năng kết hợp điều trị y học hiện đại.
Các biện pháp y học cổ truyền được sử dụng là xoa bóp, cứu ngải, chiếu tia hồng ngoại, điện châm. Do tâm lý sợ kim châm nên bệnh nhi được tăng cường phương pháp xoa bóp bằng tay và kết hợp liệu pháp tâm lý.
Bên cạnh đó, bác sĩ hướng dẫn bệnh nhi tập cơ mắt, cơ vòm miệng, tập huýt sáo, chúm môi thổi lửa, tích cực nhai bên liệt khi ăn cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh gió lạnh, giữ ấm vùng đầu mặt cổ và tắm nước ấm.
Sau 15 ngày điều trị, tình trạng bệnh của bệnh nhi đã tiến triển rất tốt, mắt đã nhắm kín, miệng hết méo, thổi sáo được, ăn không vướng bên má, ngậm nước súc miệng nước không rớt ra ngoài. Ngày 17/7, bệnh nhi được xuất viện.
Bác sĩ Nguyễn Kim Hùng khám cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương
Bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Kim Hùng cho biết, trẻ em bị liệt mặt, méo miệng, thường do bị nhiễm lạnh trong đêm, có thể vì sử dụng điều hòa hoặc các thiết bị làm mát. Nhiều trẻ em bị méo miệng do liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn, uống và thẩm mỹ của trẻ.
Để phòng tránh, cha mẹ cần đảm bảo cơ thể của con luôn được giữ ấm, không được để con bị lạnh. Với thời tiết mùa hè nắng nóng buổi tối các gia đình thường sử dụng điều hòa nhiệt độ khi ngủ nhưng cần chú ý hẹn giờ điều hòa hoặc tắt khi nhiệt độ phòng đã mát. Ban đêm khi nhiệt độ giảm, thân nhiệt trẻ cũng giảm nên dễ bị nhiễm lạnh.
Hiện nay, có nhiều phương pháp kết hợp điều trị của Y học cổ truyền như dùng kim hào châm, điện châm, thủy châm, nhĩ châm (châm loa tai), điện châm, cấy chỉ vào huyệt, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, xoa bóp, tập vận động... Các phương pháp này có thể điều trị hầu hết các bệnh mạn tính như chứng đau đầu, đau khớp, đau lưng, thoát vị đĩa đệm, rối loạn tuần hoàn não, các chứng liệt sau đột quỵ, chấn thương, liệt dây thần kinh ngoại biên, suy nhược thần kinh, mất ngủ, suy nhược cơ thể...
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Đừng phạm phải dù chỉ là 1 trong 6 sai lầm này khi dùng điều hòa để bảo vệ con trẻ Điều hòa là có thể được coi là "ân nhân" trong những ngày hè thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách thì nó chính là "sát thủ không dao" khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu. Nhiều trẻ nhập viện vì bố mẹ dùng điều hòa sai cách Mới đây, bệnh viện đa khoa Hùng Vương tiếp...