Trẻ nhỏ thường xuyên ho kéo dài có đáng lo?
Ho kéo dài là khi trẻ ho liên tục trên 4 tuần, đa số các trường hợp ho kéo dài gặp ở trẻ nhỏ (2-3 tuổi), khoảng 5-10% học sinh cấp 1 (6-11 tuổi) có tình trạng ho kéo dài.
Ảnh minh họa
Ho kéo dài ở trẻ là một vấn đề thật sự đáng lưu ý do mức độ ảnh hưởng của nó với chính bản thân trẻ và cha mẹ. Ho kéo dài còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ: làm trẻ ngủ không yên, thức giấc về đêm, stress, cảm thấy lo lắng, buồn rầu, học tập giảm sút.
Nguyên nhân làm trẻ ho kéo dài
Theo các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, ho kéo dài ở trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ do phổi mà còn có thể do những bệnh ngoài phổi như viêm mũi xoang, viêm tai, trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh tim mạch, ho do thuốc, thậm chí do tâm lý… Trong đó cần đặc biệt lưu ý đến lao và hen suyễn.
Nguyên nhân gây ho kéo dài cũng thay đổi theo tuổi:
- Trẻ nhũ nhi: ho kéo dài do nhiễm trùng (virus hô hấp, ho gà, nhiễm vi khuẩn không điển hình, lao…), hen phế quản, dị tật đường hô hấp, bệnh tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày – thực quản.
- Trẻ nhỏ: hen phế quản, trào ngược dạ dày – thực quản, tăng mẫn cảm phế quản sau nhiễm virus đường hô hấp, dị vật đường thở bỏ quên.
- Trẻ lớn: lao, hen phế quản, hội chứng chảy mũi sau, giãn phế quản, ho do tâm lý.
Tính chất ho có thể gợi ý một số nguyên nhân như:
- Ho có đờm ( ho dị ứng, hen…).
- Ho cơn đỏ mặt ( ho gà, dị vật đường thở, ho do vi khuẩn không điển hình như mycoplasma, chlamydia…).
- Ho về đêm (viêm mũi xoang, hen..)
- Ho sau khi bú, sau khi ăn, ho khi nằm (trào ngược dạ dày – thực quản).
- Ho sau vận động – gắng sức (hen).
Video đang HOT
- Không bao giờ ho lúc ngủ chỉ ho khi thức (ho do tâm lý).
Khi nào cần cho trẻ ho kéo dài đi khám bệnh?
Trước hết cần lưu ý là mọi trẻ có tình trạng ho kéo dài đều nên được đi khám và xét nghiệm đầy đủ để xác định nguyên nhân.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ có các dấu hiệu cảnh báo – cần phải đưa trẻ đi khám ngay:
- Khó thở.
- Ho ra máu.
- Ho khởi phát đột ngột sau khi trẻ ăn hay chơi (gợi ý dị vật đường thở).
- Ho kèm sốt cao.
- Ho khạc đờm đặc, màu xanh – vàng, có mùi hôi.
Những trẻ có một số triệu chứng gợi ý các nguyên nhân đặc biệt khác cũng cần đi khám càng sớm càng tốt:
- Ho có đờm kéo dài.
- Thở khò khè (gợi ý hen suyễn).
- Ho kèm sụt cân, đổ mồ hôi về chiều (gợi ý lao).
- Khó ăn/bú – khó nuốt….
Cần làm xét nghiệm gì khi trẻ ho kéo dài?
Trước hết, trẻ ho kéo dài cần được hỏi bệnh sử chi tiết, khám lâm sàng đầy đủ. Trong đó, lưu ý đến tiền sử dị ứng, hen phế quản trong gia đình, tiếp xúc với khói thuốc lá, tiếp xúc với người mắc bệnh lao, yếu tố khởi phát cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của ho đến trẻ.
Mọi trẻ ho kéo dài nên được đo hô hấp ký (nếu trẻ từ 6 tuổi trở lên), chụp X-quang phổi, xét nghiệm tầm soát lao.
Các xét nghiệm khác sẽ được thực hiện tùy theo tình huống được định hướng qua thăm khám: chụp X-quang xoang, chụp CT, nội soi phế quản, siêu âm tim, siêu âm bụng, xét nghiệm miễn dịch – dị ứng…
Có nên tự cho trẻ dùng thuốc ho?
Trước hết cần nhấn mạnh: điều quan trọng đối với ho kéo dài là phải tìm được nguyên nhân và điều trị thích hợp, hơn là lạm dụng các thuốc ức chế ho.
Riêng về việc sử dụng thuốc ho, cần lưu ý: ho là phản xạ có lợi để bảo vệ đường thở được thông thoáng, giúp trẻ hít thở dễ dàng. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng và tìm đủ mọi cách để kìm hãm phản xạ có lợi này.
Chỉ nên cho trẻ dùng thuốc ho khi:
- Trẻ ho quá nhiều làm trẻ khó chịu hay gây ra hậu quả xấu: trẻ đau ngực, đau họng, mất ngủ, nôn ói…
- Trẻ không có dấu hiệu cảnh báo đã nêu trên.
- Khi trẻ không có các dấu hiệu gợi ý bệnh lý cụ thể nào, X-quang phổi và hô hấp ký bình thường (thường được gọi là ho không đặc hiệu).
Có thể cho trẻ sử dụng một số bài thuốc trị ho dân gian an toàn: tần dầy lá, tắc (quất) chưng đường, hoa hồng bạch, mật ong, gừng, nước trà ấm – loãng,…
Nếu cần sử dụng thuốc ho cần lưu ý như sau:
- Chỉ nên dùng thuốc ho phù hợp với lứa tuổi và phù hợp với tính chất ho của trẻ.
- Nên cho trẻ dùng các loại thuốc ho an toàn có nguồn gốc từ thảo dược.
- Không nên dùng các loại thuốc ho dành cho người lớn chia nhỏ cho trẻ uống do có thể có tác dụng phụ, độc tính.
- Các loại thuốc ho chứa antihistamine (chlorpheniramine, dexchlorpheniramine, alimemazine, …) chỉ nên dùng khi trẻ ho khan và đúng chỉ định theo lứa tuổi.
- Khi trẻ ho có đờm không nên dùng các loại thuốc ức chế ho (thường chứa antihistamine hay dextromethorphan) mà nên dùng các thuốc giúp long đờm, giúp ho hiệu quả.
Theo vtv.vn
Sả - phương thuốc tự nhiên giúp giảm huyết áp
Thường được sử dụng trong ẩm thực châu Á, sả (Cymbopogon citratus) có mùi thơm dê chiu. Ngoai ra, trà sả có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, ho và các nghiên cứu gân đây cho thấy, cây nay cũng có thể được sử dụng để hạ huyết áp.
Sa mang lai nhiêu lơi ich cho sưc khoe.
Sả chứa chất chống oxy hóa, flavonoid và các hợp chất phenolic có đặc tính chống cholesterol cao và chống xơ vữa động mạch, làm giảm sự hấp thụ cholesterol trong ruột. Điều này giữ cho lương cholesterol xấu luôn ở mưc tôi thiêu.
Ngoài ra, sả con làm tăng quá trình oxy hóa lipoprotein mật độ thấp (LDL) hoặc cholesterol xấu trong máu, giup ngăn ngừa sự tích tụ cac mảng xơ vữa động mạch.
Quan trong hơn, sả rất giàu vitamin A và C, canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali và kẽm. Chất kali trong sả con giúp điều hòa huyết áp.
Uống một ly nước ép sả hoặc trà sa (100-150ml) vào buổi sáng có thể làm giảm huyết áp và tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Những loai đồ uống này cũng giup loại bỏ chất béo, axit uric và độc tố, vì sa cung có chức năng như một loại thuốc lợi tiểu, giúp làm sạch và giải độc cơ thể bằng cách tăng tần suất đi tiểu.
Để pha trà sả, cho 2 đên 3 tep sa phơi khô ngâm trong nươc nong tư 5-10 phut. Loc bo phân xac, thêm mât ong vao va dung ngay sau đo.
Tuy nhiên, cac chuyên gia canh bao phu nư mang thai không nên uống trà sả. Sả có thể kích hoạt chu ky kinh nguyệt đôt ngôt ơ đôi tương nay, dê lam tăng nguy cơ say thai.
Môt nghiên cưu được công bố trên Tạp chí Y học Nhiệt đới Châu Á Thái Bình Dương tiết lộ, tiêu thụ 140 mg viên dầu sả hàng ngày giúp giảm mức cholesterol và mỡ trong máu từ chi sô 310 xuống con 294 mg/dL.
Môt nghiên cưu khac cua Khoa Điều dưỡng tai Đại học San Pedro (My) cho thây, những bệnh nhân uống 180 ml trà sả mỗi sáng sau khi ăn, liên tuc trong hai tuần sẽ có huyết áp thấp hơn.
Chỉ số huyết áp trung bình cua ho là 153/90 mmHg trươc khi dung tra xa, sau khi tiêu thu thi mưc huyêt ap giam xuông con 141/82 mmHg. Tuy nhiên, tuy vao thê trang va mưc đô sư dung vưa phai, thương xuyên ma mưc huyêt ap se đươc đưa vê cân băng sơm theo thơi gian.
Luôn tham khảo ý kiến cua cac chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bạn dung sả để kiểm soát huyết áp. Bơi việc tiêu thụ quá nhiều sả có thể mang lai một số tác dụng phụ.
Theo TGTT
Bé chết sau tiêm chủng, ai chịu trách nhiệm? Ngày 12-4, bác sĩ Từ Tấn Thứ, đại diện Sở Y tế tỉnh Bình Dương, cho biết sở đã thành lập đoàn để làm rõ vụ bé Lê Hữu Việt H. (2 tháng tuổi) tử vong sau khi tiêm chủng vắc-xin ở Trạm Y tế phường An Phú, thị xã Thuận An. Sáng cùng ngày, sở đã làm việc với các bên liên...