Trẻ nhỏ ồ ạt nhập viện vì sốt virus
Thời tiết chuyển mùa thất thường trong những ngày vừa qua đã khiến nhiều trẻ nhỏ phải nhập viện vì sốt virus. Đáng lo ngại là nhiều bậc cha mẹ chủ quan không cho trẻ đi khám và điều trị sớm dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm màng não….
Bệnh nhi sốt virus gia tăng
Những ngày gần đây, tại nhiều BV và phòng khám chuyên khoa nhi trên địa bàn TP. Hà Nội, số lượng bệnh nhi đến khám và điều trị có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng. Theo các bác sĩ, thời tiết thay đổi nắng mưa thất thường cộng với độ ẩm không khí cao là nguyên nhân chính khiến trẻ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, đặc biệt là sốt virus có chiều hướng tăng mạnh.
Tại BV Bạch Mai, trong tuần qua lượng bệnh nhi khám cấp cứu và điều trị nội trú đều tăng gấp đôi, trong đó 2/3 số bệnh nhi mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp và sốt virus. Bệnh nhi phải nằm ghép 2-3 trẻ một giường.
BV Nhi T.Ư cũng trong tình trạng tương tự, số bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú cũng lên khoảng 1.500 bệnh nhân/ngày, bình thường chỉ 1.200 bệnh nhân. Đáng lưu ý, nhiều trẻ bị viêm phổi nặng, suy hô hấp phải thở máy.
Video đang HOT
Thống kê tại BV Xanh Pôn, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận tới 400 bệnh nhi đến khám, 30% trong số đó được xác định mắc các bệnh về đường hô hấp.
Bác sĩ khám cho bệnh nhi tại BV Nhi T.Ư.
Theo các bác sĩ, sốt virus là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây qua đường hô hấp với các biểu hiện sốt cao 30-41 độ C, trẻ mệt mỏi, quấy khóc, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ… Trẻ sốt virus thường khỏi bệnh trong vòng 7 ngày nhưng nếu để trẻ sốt dẫn đến co giật nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Triệu chứng ban đầu của sốt virus lại khá giống với sốt xuất huyết, viêm não, viêm não Nhật Bản nên các bậc phụ huynh thường nhầm lẫn, chủ quan tự ý mua thuốc kháng sinh về điều trị mà không nhập viện ngay khiến trẻ bị biến chứng viêm phổi, viêm màng não… rất nguy hiểm.
Tự ý điều trị, coi chừng biến chứng
Ngay từ sáng sớm, hai vợ chồng chị Loan (Phú Diễn, Từ Liêm) đã tất tả đưa con vào BV Nhi T.Ư khám bệnh. Chị Loan cho hay, cách đây 1 hôm, cháu nhà chị tự dưng sốt cao bất thường đo nhiệt độ thấy 39 độ C. Hoảng quá, chị Loan vội đi mua thuốc hạ sốt về cho con uống nhưng cũng không thuyên giảm, trái lại còn có biểu hiện co giật chân tay, người tím tái… hai vợ chồng mới đưa con vào viện. Các bác sĩ chẩn đoán cháu bị sốt virus và có dấu hiệu của biến chứng viêm phổi.
Như trường hợp của gia đình chị Loan, nhiều cha mẹ trẻ khác cũng tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị tại nhà cho con nên trẻ nhập viện ngoài sốt còn bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa khiến các bác sĩ rất đau đầu vì vừa lo điều trị sốt vừa chữa tiêu chảy. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo khi thấy trẻ sốt cao đột ngột, kéo dài cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời tránh những biến chứng khó lường.
Thời tiết “nhạy cảm” như hiện nay, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người, chú ý giữ nhiệt độ cơ thể trẻ không để quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời, chú ý chế độ dinh dưỡng bổ sung nhiều vitamin cho trẻ, ăn đồ lỏng dễ tiêu… Khi thấy trẻ bị sốt cần cách ly để tránh lây lan và đưa đi khám ngay tại các cơ sở y tế.
Theo Lao Động
WHO giúp Việt Nam tìm hiểu sự gia tăng bất thường bệnh tay chân miệng
Từ đầu năm 2011 đến 04/9/2011, cả nước ghi nhận 42.673 trường hợp mắc, trong đó 98 trường hợp tử vong. Tổ chức y tế thế giới (WHO) sẽ giúp Việt Nam tìm hiểu sự gia tăng bất thường dịch bệnh này tại nước ta.
Trước tình hình dịch tay chân miệng diễn biến phức tạp, Việt Nam đã triển khai các biện pháp phòng chống với nỗ lực giảm sự lây nhiễm bệnh tay chân miệng trong cộng đồng. Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo chính quyền tất cả các tỉnh, thành phố, các Bộ liên quan tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh dịch tay chân miệng. Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh tay chân miệng, hướng dẫn điều trị bệnh tay chân miệng và triển khai tại các cơ sở y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng: "Số trường hợp mắc có thể gia tăng trong những tháng tới khi các trường mầm non, mẫu giáo bắt đầu khai giảng".
Tuy nhiên, con số mắc vẫn tăng nhanh, với trên 42 ngàn trường hợp mắc bệnh và 98 trường hợp tử vong. Không chỉ gia tăng các ca mắc, mà tại Việt Nam, tình hình dịch tễ học bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp, EV71 chiếm gần 50% số trường hợp xét nghiệm dương tính với vi rút gây bệnh tay chân miệng. Trong khi đó, vi rút EV71 là chủng có thể gây các biến chứng nặng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp.
Trước tình trạng bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp tại Việt Nam, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng với Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC) đang phối hợp với Cục Y tế dự phòng trong các hoạt động phòng chống bệnh dịch . TS. Graham Harrison, Quyền trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết: "WHO và USCDC đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc xác định nguyên nhân của sự tăng cao bất thường về số mắc và tử vong do bệnh tay chân miệng đồng thời điều tra các đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay chân miệng tại Việt Nam".
Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng ghi nhận ở hầu hết các tỉnh, thành phố nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh khu vực miền Nam và miền Trung. Số trường hợp mắc có xu hướng tăng cao vào các từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.
Theo Dân Trí
Cứu sống bé gái bị suy hô hấp bất thường sau sinh Bé gái đủ ngày đủ tháng được sinh ra khỏe mạnh, hồng hào, nặng tới 3,7kg nhưng sau sinh 5 tiếng đồng hồ, bé cứ lịm dần đến tím tái, khó thở, suy hô hấp... Sau khi sinh mổ tại khoa sản, bệnh viện Bạch Mai, gia đình bé J.Q vui mừng vì mẹ tròn con vuông, bé gái bụ bẫm 3,7kg. Nhưng...