Trẻ ngã gãy tay, phụ huynh tố trường Kid’s Garden thờ ơ
Dù bé B.T (5 tuổi) bị ngã gãy tay tại trường phải mổ cấp cứu đã 9 ngày nhưng gia đình rất bức xúc với thái độ thờ ơ, tắc trách của nhà trường.
Cháu N.B.T ngã gãy tay phải mổ cấp cứu
Cho lớp ăn, ngủ trưa xong mới đưa trẻ đi cấp cứu
Ngày 26/9, trao đổi với PV báo Giao thông, chị N.T.T.H, phụ huynh của cháu N.B.T (5 tuổi học sinh tại trường mầm non Kid’s Garden, đóng tại tầng 1 nhà A3 chung cư số 250 Minh Khai) cho biết: “Mặc dù, con gái chị bị ngã gãy xương tay khi cô giáo cho ra khu vui chơi ngoài trời ở chung cư vào ngày 15/9, và phải mổ cấp cứu ngay sau đó, nhưng thời gian qua, từ phía nhà trường không thành ý nhận trách nhiệm về vụ việc. Điều này khiến gia đình vô cùng bức xúc”.
Theo lời chị H. vợ chồng chị hiếm muộn nên cũng mới chỉ có duy nhất bé B.T. Và gia đình mới gửi con tại trường mầm non Kid’s Garden từ tháng 6/2019. Tuy nhiên, giai đoạn đầu lớp có 2 cô giáo phụ trách, nhưng sau dịch Covid-19 thì chỉ còn lại 1 giáo viên quản 15 cháu. “Phụ huynh chúng tôi cũng nhiều lần yêu cầu nhà trường bố trí đủ giáo viên để đảm bảo việc chăm sóc, quản lý trẻ cho an toàn. Đồng thời, lưu ý giáo viên trong việc trông trẻ vì tuổi này các con rất hiếu động. Nhưng với lý do hiện tuyển dụng giáo viên khó khăn nên nhà trường “nợ” sẽ bổ sung sau. Không ngờ lại xảy ra vụ tai nạn rất đáng tiếc với chính con gái tôi”, chị H. cho hay.
Điều khiến chị H. bức xúc là ngay sau khi sự việc xảy ra (buổi sáng, trước giờ trẻ ăn cơm), nhà trường và cô giáo đã không gọi cho phụ huynh đến trường để cùng đưa cháu T đi viện ngay mà tới khoảng 12g trưa cùng ngày mới cho cháu nhập viện trên xe ô tô cá nhân.
Chị H. cũng cho hay, từ lúc bị ngã cháu T đã liên tục khóc và đòi cô giáo gọi điện thoại cho mẹ nhưng không được và cô vẫn dẫn bé vào lớp ngồi và cho các bạn khác ăn xong, ngủ mới cho con đi khám.
Hình ảnh chụp phần xương cánh tay bị gãy tại trường của cháu B.T
Lần lữa trách nhiệm
Chị H xót xa: “Lúc có mặt tại viện, bác sĩ dặn e phải thật bình tĩnh nghe bác sĩ thông báo chẩn đoán tình trạng con em: Con phải mổ cấp cứu, có nguy cơ bị liệt”. Bé T. được chuẩn đoán gãy phần xương trên cách tay, phải 2 phẫu thuật 2 lần.
Sau ca mổ 3 ngày, bé T. chị được ra viện và về nhà điều trị với lịch hẹn phẫu thuật lần 2 sau 4 tuần nữa.
“Từ hôm xảy ra sự việc đó, vợ chồng tôi phải thay nhau cắt cử người nghỉ ở nhà để chăm con. Giờ con phải nằm tại nhà và hạn chế di chuyển. Điều khiến tôi bức xúc là thái độ của nhà trường khi cháu bị ngã từ sáng mà cô không gọi cho tôi để đưa cháu đi viện luôn mà tới hơn 12g mới đưa mới đưa đi. Các cô có thể thờ ơ với sự an toàn của học trò như vậy liệu có thể chấp nhận….”, chị H nói.
Chị H. cũng cho biết thêm, khi con chị nằm viện, vị hiệu trưởng cùng giáo viên lớp có 1 lần đến hỏi thăm cháu. Sau đó, cô hiệu trưởng có cho hay, chỉ làm thuê cho chủ trường và đang chờ chủ trường quyết định xử lý.
Chỉ đến khi chị H. chủ động liên lạc với chủ trường thì mới nhận được “lời hứa hỗ trợ chi trả viện phí, còn việc chăm sóc cháu thì nhờ gia đình”. Gia đình rất bức xúc khi chủ trường cứ lẫn lữa trong việc chịu trách nhiệm về sự việc đáng tiếc này.
Được biết, phía Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng cũng đã tiếp nhận thông tin một cháu bé 5 tuổi tại trường mầm non Kid’s Garden bị ngã dẫn tới gãy xương cánh tay và phải nhập viện. Hiện tại, Phòng GD&ĐT và các cơ quan chức năng quận đang vào cuộc xác minh sự việc và dự kiến sang đầu tuần tới sẽ có thông tin chính thức.
PV Báo Giao Thông đã liên lạc với Hiệu trưởng nhà trường nhưng chưa nhận được phản hồi về vụ việc này.
Từ vụ học sinh tử vong vì cây xanh: Nhiều hiểm họa rình rập trong trường học
Sự việc đau lòng một cây phượng ngã dẫn đến một học sinh Trường THCS Bạch Đằng (Q.3, TP.HCM) tử vong là hồi chuông cảnh báo nhà trường phải rà soát lại những hiểm họa có thể xảy ra cho học sinh.
Hiện trường vụ cây phượng ngã khiến một học sinh Trường THCS Bạch Đằng tử vong - NGỌC DƯƠNG
Theo khảo sát của chúng tôi, ngoài cây xanh, có những hiểm họa sau đây đang rình rập học sinh khi các em sinh hoạt, học tập tại trường.
Từ lan can, cửa sổ, hệ thống điện đến chậu hoa
Nhiều trường không có không gian sinh hoạt nên lan can các phòng học cao tầng (thiết kế thấp) là nơi dễ xảy ra tai nạn cho học sinh trong khoảng thời gian đầu buổi học và giờ ra chơi. Nhiều học sinh hay tựa người, có em ngồi cả lên lan can này để hóng mát. Trong khi đó học sinh vốn rất hiếu động, nếu đùa giỡn, xô đẩy sẽ dễ xảy ra tai nạn. Rất nhiều vụ việc đau lòng té lầu đã xảy ra. Vì vậy nhà trường cần kiểm tra lại hệ thống điểm tựa lan can phòng học. Nếu cũ, mục phải thay mới. Các lan can thấp cần che chắn bằng lưới bảo vệ, để phòng cả việc học sinh tự ý leo trèo ra ngoài.
Lời kể của nhân chứng vụ cây phượng bật gốc ngã làm chết 1 học sinh
Cách đây chưa lâu, tôi đã chứng kiến một cánh cửa sổ nhôm kính rơi từ tầng 3 xuống mặt đất phía cổng trước của một trường tư thục, nát vụn. Lý do là chiếc cửa sổ lùa này đã sử dụng nhiều năm nên không còn bám chắc vào gờ, khi ấy trời chuyển mưa, gió giật nên cánh cửa bật tung ra. May mắn là lúc đó phía dưới không có ai.
Thực tế này không phải hiếm có thể xảy ra tại nhiều trường hiện nay. Nhất là những trường không có hành lang bảo vệ phía ngoài. Chưa nói đến các hiểm họa từ các đà ngang cũ mục, chậu kiểng, các gạch đá ốp lát. Sự việc sinh viên trường đại học bị một mảng bê tông rơi trúng đầu tử vong cách đây 2 năm là một hiểm họa. Cả những công trình xây dựng sát trường cũng có thể gây nguy hiểm cho học sinh.
Trường THCS Bạch Đằng (Q.3, TP.HCM) nơi xảy ra vụ việc cây phượng ngã đè một học sinh tử vong - NGỌC DƯƠNG
Phòng học hiện đạithì hệ thống điện kết nối trong phòng học càng nhiều và càng gây nguy hiểm cho học sinh hơn, nhất là những lớp mầm non, tiểu học. Hệ thống điện bên ngoài, xung quanh trường cũng rất nguy hiểm. Hẳn chúng ta còn nhớ trường hợp 6 học sinh bị điện giật tử vong 2 năm trước tại Long An. Và mới đây tại Hải Dương một học sinh lớp 9 bị điện giật chết khi tỉa cành cây phi lao trong trường. Vì vậy nhà trường cần giáo dục sự nguy hiểm về điện cho trẻ; không để có các em tự ý sử dụng các thiết bị; kiểm tra mức độ an toàn của các thiết bị và thay thế thường xuyên. Chú ý thêm về việc bảo vệ các bình điện thế gần phòng học, phòng tránh sấm sét khi trời mưa giông.
Đừng chờ "mất bò" rồi mới chịu "làm chuồng"
Cây xanh trong sân trường là hiểm họa đáng lo nhất. Đa số được bứng về trồng nên rễ rất nông, rất dễ ngã khi có gió to. Cần thường xuyên kiểm tra các nhánh khô, mục. Cần cắt tỉa thường xuyên, không để tán quá rộng, nhánh quá lớn. Thay thế các loại cây phù hợp để vừa có bóng râm, ít lá rụng, ít sâu bọ. Trường càng có nhiều cây cổ thụ thì càng đáng lo hơn.
Cây phượng bật gốc đè học sinh: Bác sĩ nói gì về 2 trường hợp bị thương nặng?
Ngoài ra còn rất nhiều hiểm họa khác nữa đang rình rập học sinh như thang máy, hồ bơi... Để phòng ngừa hiểm họa, thiết nghĩ, nhà trường cần phải hành động ngay, liên tục, thường xuyên. Chứ không để sự việc đáng tiếc xảy ra mới can thiệp, chờ "mất bò" rồi mới chịu "làm chuồng".
1 học sinh tử vong, nhiều học sinh bị thương vì cây phượng trong trường bật gốc ngã
Đi bắn chim bằng súng tự chế, nam thanh niên bị đạn bắn xuyên qua não Bệnh viện Việt Đức vừa cấp cứu thành công cho nam thanh niên bị đạn bắn xuyên qua não khi đi bắn chim bằng súng tự chế. Bệnh nhân là H.T.Đ bị đạn bắn xuyên não. Ảnh: ANTĐ Ngày 20/4, Bệnh viện Việt Đức cho biết, mới cấp cứu thành công trường hợp nam thanh niên bị đạn bắn xuyên qua não vì...