Trẻ nằm điều hòa 29 độ C là chuẩn
Theo bs Nguyễn Văn Lộc (Nguyên Phó giám đốc BV Nhi TƯ), mức nhiệt điều hòa người lớn thấy nóng thì đối với trẻ là vừa.
Một độc giả tâm sự về quan điểm Con 4 tháng, dại mới bật điều hòa: “Mấy hôm nay, nhiệt độ có những hôm cao điểm lên đến gần 40 độ, thậm chí ngay cả khi bật quạt cũng phả ra hơi nóng. Em thì đã đành, nhưng bé nhà em cũng không chịu được trời nóng. Lưng bé lúc nào cũng ướt sũng mồ hôi, nhất là những lúc bú mẹ. Có lẽ quá khó chịu, nên từ hôm qua bé bắt đầu bỏ ăn, quấy khóc không chịu ngủ.
Thấy con như vậy, em xót ruột quá nên bàn với chồng bật điều hòa cho bé dễ chịu. Chồng em chưa kịp nghe đã lắc đầu quầy quậy sợ con còn bé quá chưa chịu được hơi lạnh của điều hòa. Anh còn nói rằng điều hòa sẽ khiến bé khó thở vì không khí quá khô. Chưa kể đến việc em trông con hay phải bế cháu đi lại trong nhà, từ phòng ra ngoài không khí thay đổi cháu dễ ốm. Thấy chồng nói vậy em cũng nhụt chí, vì dù sao nhà em sinh mãi mới được mụn con, giờ làm gì sơ sảy để bé ốm em cũng không đành lòng. Nhưng nếu thời tiết cứ nóng nực như hiện tại thì không biết em phải làm sao để cho bé ăn ngủ như trước”.
Trẻ nằm điều hòa vẫn toát mồ hôi nhưng không phải do nóng
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Văn Lộc (Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, dù thời tiết nắng hay rét, tất cả trẻ em cũng có hiện tượng toát mồ hôi. Dù trong phòng điều hòa, đứa trẻ vẫn có thể toát mồ hôi do điều tiết của thần kinh giao cảm và phó giao cảm chưa được tốt. Cho đến nay chưa có thuốc nào để hạn chế toát mồ hôi. Vì vậy, phụ huynh tuyệt đối không mua thuốc theo truyền tai nhau. Chỉ dùng biện pháp cơ học tức là dùng khăn lau mồ hôi để tránh trẻ bị ngấm nước vào trong.
“Trẻ 4 tháng có thể dùng điều hòa nhưng mức nhiệt độ phải ở mức 28-29 độ C, tuyệt đối không được thấp hơn mức nhiệt này”, bác sĩ Lộc nhấn mạnh.
Mức nhiệt hợp lý cho trẻ nằm điều hòa là 28-29 độ C (Ảnh minh họa)
Theo bác sĩ Lộc, trẻ em không giống người lớn, việc điều nhiệt của trẻ hoàn toàn khác. Vì trung tâm điều nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm chưa hoàn thiện, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Vì vậy, khi nhiệt độ ngoài trời hơi tăng lên trẻ em đã bị nóng, do cơ thể không điều tiết được.
“Với trẻ sơ sinh, giữ nhiệt độ rất quan trọng, vì dưới da có 2 loại mỡ không no và no. Nếu nhiệt độ hạ thấp thì trẻ sơ sinh bị phù cứng bì. Trong phòng nuôi dưỡng sơ sinh ở bệnh viện luôn có mức nhiệt độ từ 29-30 độ C. Phù cứng bị rất khó chữa, có thể dẫn đến tử vong”, bác sĩ Lộc cho hay.
Điều hòa cho trẻ sơ sinh nên để mức 29 độ C
Về việc dùng điều hòa cho trẻ, bác sĩ Nguyễn Văn Lộc khuyên, đối với trẻ sơ sinh, khi dùng điều hòa để mức nhiệt độ 29 độ C trở lên. Khi người lớn đi vào phòng trẻ sơ sinh phải thấy nóng và toát mồ hôi, nếu người lớn cảm thấy mát thì trẻ sơ sinh sẽ lạnh.
Trẻ dưới 5 tuổi, hệ thần kinh điều hòa chưa được tốt nên nhiều gia đình dùng 25 – 26 độ C là rất nguy hiểm. “Tuy nhiên, nếu phụ huynh để điều hòa ở mức nhiệt 28-29 độ C, nửa đêm về sáng cũng cần chú ý. Vì lúc đó nhiệt độ ngoài trời dù nóng thế nào cũng có giảm một chút. Cho nên, có thể tắt điều hòa từ 1-2h sáng trở đi và dùng quạt phân gió”, bác sĩ Lộc nói thêm.
Video đang HOT
Nguyên tắc phải nhớ khi cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa
Bác sỹ Nguyễn Văn Lộc khuyến cáo thêm những lưu ý cho các bậc cha mẹ:
- Tuyệt đối không bế thốc trẻ đang nằm trong phòng điều hòa ra bên ngoài ở mức nhiệt độ cao hơn dẫn đến bị sốt, cảm cúm.
- Dù để điều hòa nhiệt độ ở mức 28 độ C, phụ huynh vẫn cần mặc cho trẻ quần áo dài, không nên mặc quần áo ngắn tay dẫn đến dễ nhiễm lạnh.
- Để tránh bị khô khi nằm điều hòa, có thể đặt thêm chậu nước bên trong phòng để tạo độ ẩm.
- “Ngoài ra, dùng điều hòa lưu ý không để gió điều hòa chốc thẳng vào người của trẻ”, bác sĩ Lộc lưu ý.
Đời Sống Pháp Luật
Ai dễ bị đau khớp?
Đau khớp là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình trạng sụn ở khớp xương bị ăn mòn.
Người bị bệnh đau khớp, khi vận động các khớp xương người bệnh sẽ cảm thấy đau ở các khớp xương, nắn chung quanh các khớp xương sẽ thấy đau, có khi bị sưng, cử động các khớp xương bị hạn chế, nhiều khi phát ra tiếng kêu răng rắc trong khớp xương.
Thường thì khớp xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn bệnh đau khớp ảnh hưởng tới các khớp xương, khớp tay, vai, đầu gối, xương chậu và đặc biệt nhất là trên xương sống.
Ảnh minh họa.
Triệu chứng
Dấu hiệu điển hình nhất của viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến kéo dài. Không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động. Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.
Đau khớp: Các khớp bị đau thường có cảm giác nóng ran. Đối với một số người, triệu chứng này có thể đến và tự động mất đi. Tuy nhiên, khi ngủ nếu bạn có cảm giác đau thường xuyên thì đây là dấu hiệu bệnh chuyển dần sang viêm khớp.
Cứng khớp: Người bị viêm khớp thường bị cứng khớp vào lúc sáng sớm khi ngủ dậy các khớp phát ra tiếng kêu rắc rắc cho đến khi bạn vận động. Bạn cũng có thể bị cứng khớp khi đang ngồi.
Cơ bắp yếu dần đi: Các cơ quanh khớp sẽ ngày càng trở nên yếu hơn, đặc biệt là các cơ quanh đầu gối.
Sưng tấy: Viêm khớp có thể gây ra sưng tấy quanh các khớp khiến chúng ta có cảm giác đau khi chạm vào và đau nhức, đặc biệt vào ban đêm.
Biến dạng khớp: Những ai bị bệnh khớp lâu năm các khớp bị biến dạng không còn nguyên hình dạng ban đầu khi mà một bên khớp bị mài mòn và sập xuống. Rất tồi tệ khi bệnh phát triển theo chiều hướng xấu.
Khó hoặc mất vận động: Lớp sụn nằm giữa các khớp giúp khớp hoạt động dễ dàng hơn. Khi bị viêm khớp lớp sụn này ngày càng bị bào mòn và xương ngày càng tiếp xúc trực tiếp với nhau. Kèm theo các cơ cũng bị đau và vận động sẽ rất khó. Tình trạng này kéo dài sẽ làm bạn bị tàn tật.
Tiếng kêu từ các khớp: Bình thường chúng ta có thể nghe thấy tiếng kêu rắc rắc khi bẻ các khớp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn sẽ không có cảm giác đau nhưng không có nghĩa là khớp hoàn toàn bình thường.
Nguyên nhân gây đau khớp
- Nguyên nhân chính đưa đến bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động. Tình trạng này là do lớn tuổi các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương.
- Có thể là virus, vi khuẩn, bị chấn thương ở khớp, có vấn đề về chuyển hóa như gout, yếu tố di truyền, sự viêm nhiễm, ...
- Do môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật, ...
Ngoài ra, lao động nặng về thể chất lúc còn trẻ, bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp.
Ai dễ bị đau khớp?
Ai cũng có thể bị, nhưng thường là những người cao tuổi do xương, khớp không còn chắc khỏe dẫn đến thoái hóa, loãng xương. Ngoài ra, những người có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thì đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh này.
Biện pháp điều trị
Dùng thuốc giảm đau: Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hay acetaminophen, đều có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bởi vậy sẽ không có lợi cho bạn nếu quá lạm dụng thuốc giảm đau.
Sử dụng biện pháp châm cứu: Châm cứu có tác dụng đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc chứng đau xương khớp mà nhất là chứng viêm khớp mãn tính. Cho nên, bạn không nhất thiết phải quá phụ thuộc vào thuốc hay phải "miễn cưỡng" chấp nhận những ca phẫu thuật để hy vọng cải thiện tình trạng sức khoẻ mà có thể áp dụng liệu pháp châm cứu, đơn giản, ít tốn kém mà đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị.
Luyện tập: Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Có rất nhiều hình thức luyện tập mà bạn có thể lựa chọn phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở thích, ví như những môn thể thao bơi lội, aerobic hay chỉ đơn giản là hình thức đi bộ.
Biện pháp phòng ngừa
- Thường xuyên vận động: Việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp.
- Căng duỗi: Căng duỗi sẽ giúp cơ bắp được tăng cường và củng cố các khớp. Lưu ý là phải khởi động kỹ các khớp trước khi thực hiện bài tập căng duỗi nếu không sẽ có thể dẫn tới kết quả ngược.
-.Ăn uống hợp lý: Xương của bạn cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái.
-.Uống đủ nước: Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương.
Theo VnMedia
Lưu ý khi sử dụng điều hòa cho con Mùa hè nóng nực, nhiều mẹ bật điều hòa cho bé nhưng lại không nắm rõ các lưu ý khi sử dụng nên đã khiến trẻ dễ bị bệnh. Việc lạm dụng phòng điều hòa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vệ sinh máy lạnh thường xuyên Lưu ý quan trọng đầu tiên là bạn hãy vệ sinh máy lạnh định...