Trẻ lũ lượt vào viện vì trời lạnh
Trời lạnh, trẻ em sụt sịt hắt hơi, sổ mũi, khò khè ho, viêm họng… lũ lượt đi khám bệnh làm phòng khám và khoa hô hấp tại các bệnh viện “tăng nhiệt”.
Bệnh viện chật cứng bệnh nhi
Hô hấp luôn là bệnh dẫn đầu về số lượng khám và điều trị mỗi ngày tại các bệnh viện. Đặc biệt, số lượng bệnh hô hấp đang tăng lên trong những ngày gần đây khi thời tiết trở lạnh.
Ngồi dọc tại phòng khám của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), nhiều phụ huynh khai bệnh cho con với các triệu chứng: viêm họng, nghẹt/sổ mũi, ho, viêm amidan… Nhiều bệnh nhi hắt hơi liên tục và khò khè ho.
Bác sĩ Trần Thị Thu Loan, Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, hiện nay trung bình khoa có 160 – 170 trẻ đang được điều trị nội trú. Mỗi ngày, Khoa Hô hấp của Bệnh viện Nhi đồng 2 nhận thêm từ 30 – 40 bệnh nhi mới. Đó là chưa kể số bệnh nhi nằm phòng dịch vụ với khoảng 90 giường bệnh.
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 2, trong tuần đầu tháng 12 khi thời tiết trở lạnh (từ ngày 5 – 11.12) có khoảng 600 trường hợp bệnh nhi nhập viện điều trị các bệnh về hô hấp. Còn trong ngày 12, 13.12 (hai ngày nhiệt độ khu vực miền Nam xuống lạnh nhất từ đầu năm đến nay), có khoảng 60 – 70 ca nhập viện/ngày.
Số lượng trẻ đến khám với các triệu chứng về hô hấp tại phòng khám của bệnh viện còn cao hơn với gần 7.500 trường hợp chỉ trong từ ngày 1 – 4.12, chiếm gần 55% số trẻ đến khám tại bệnh viện.
Video đang HOT
Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 2, chật kín bệnh nhi
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), thạc sĩ – bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp, đánh giá, khi thời tiết trở lạnh thì số lượng trẻ mắc các bệnh hô hấp tăng khoảng 10 – 20% so với mức bình thường.
Mặc khác, theo bác sĩ Tuấn, thường có khoảng 5% trẻ mắc các bệnh hô hấp phải nhập viện điều trị, còn lại phần nhiều, trẻ có thể được chăm sóc, điều trị tại nhà.
Bệnh hô hấp “lên ngôi”
“Thời tiết lạnh là lúc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dễ xâm nhập vào cơ thể. Do đây là điều kiện tốt cho vi rút gây bệnh hô hấp phát triển, đồng thời, sức đề kháng tại chỗ trên đường hô hấp giảm”, bác sĩ Tuấn nói.
Trong đó, nhẹ thì bệnh nhân bị viêm hô hấp trên (sổ/nghẹt mũi, ho, viêm amidan), có thể điều trị ngoại trú. Nặng thì dẫn đến viêm hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản), cần được chăm sóc và theo dõi đặc biệt vì bệnh diễn tiến nặng có thể gây tử vong.
Ngoài ra, mấy ngày qua, không ít trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 1 do bộc phát, lên cơn hen suyễn.
Kiểm tra hơi thở cho trẻ
“Đặc biệt, thời điểm này cũng là lúc bệnh viêm tiểu phế quản do vi rút gây ra lây lan cao (mức độ lây lan của vi rút này chỉ thua vi rút cúm)”, bác sĩ Tuấn cảnh báo thêm. Bệnh có thể mắc ở người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, với trẻ càng nhỏ tuổi thì bệnh càng dễ diễn tiến nặng.
Bác sĩ khuyên phụ huynh: Các bệnh hô hấp có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ dùng thuốc điều trị tại nhà trong một tuần mà không có chiều hướng thuyên giảm, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám.
Đặc biệt, phụ huynh phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi thấy các triệu chứng nặng như: ngủ li bì, bỏ bú hay bú kém (bú ít hơn 1/2 lượng sữa bình thường) với trẻ dưới 2 tháng, không uống được đối với trẻ trên 2 tháng, co giật, thở nghe có tiếng rít, khó thở, sốt cao liên tục trên ba ngày.
Theo bác sĩ Loan, Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM): Quan trọng nhất để phòng bệnh trong tiết trời lạnh như bây giờ là giữ ấm và giữ vệ sinh cho trẻ. Đồng thời, phụ huynh cần cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tăng cường trái cây bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng thì trẻ sẽ ít nhiễm bệnh. Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông đúc, dễ lây lan bệnh.
Theo dân trí
Trời lạnh, hết sức cảnh giác với bệnh khớp
Nạn nhân của bệnh khớp phải chịu đựng những gì? Đối tượng nào nguy cơ cao? Vì sao trời lạnh lại khiến bệnh nặng lên? Đây là ba câu hỏi nóng thường xuyên được đặt ra với các bác sĩ.
Trời trở lạnh, các khớp ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân bị sưng tấy và đau, đó là lúc bạn bị thấp khớp. Khớp dần trở nên tê cứng và có thể xảy ra biến dạng khớp, nhất là về sáng sớm, khi người bệnh bất động một thời gian dài, hoặc trời trở lạnh.
Nên tập luyện hợp lý để cải thiện chức năng của khớp
Bệnh thấp khớp có liên quan chặt chẽ với tuổi tác. Người già dễ bị khớp hơn. Ở tuổi 45-55 thì tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ ngang nhau, còn sau 55 tuổi thì tỷ lệ ở phụ nữ cao gấp 3 lần so với nam giới. Các nghiên cứu cho thấy béo phì có liên quan nhiều đến bệnh viêm khớp. Tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ béo phì cao gấp 5 lần so với những phụ nữ bình thường.
Những người có phần eo nhiều mỡ dễ bị viêm khớp hông và khớp đầu gối, còn phần hông và đùi nhiều mỡ thì ít khi bị viêm khớp. Người phương Tây có tỷ lệ viêm khớp xương hông rất cao, còn người phương Đông thì tỷ lệ viêm khớp đầu gối nhiều hơn.
Một số người làm những công việc đặc biệt cũng dễ bị bệnh viêm khớp xương như công nhân mỏ, hái bông, những người lao động nặng, vận động viên, diễn viên múa... vì xương sụn trong khớp luôn bị đè nặng nên bị mài mòn và bị thương.
Thời tiết lạnh làm cho độ kết dính niêm dịch của khớp tăng lên, tăng thêm trở ngại cho các hoạt động của khớp, khiến người bệnh viêm khớp thấy đau nhức các khớp. Người bệnh nên nghe tin dự báo thời tiết sắp chuyển lạnh để tăng cường giữ ấm cơ thể, tránh lao động quá sức...
Ngoài ra, có thể tập luyện hợp lý để cải thiện chức năng của khớp, hoặc có thể mát-xa, dùng phương pháp trị liệu hoặc uống thuốc để giảm nhẹ triệu chứng đau nhức.
Theo Dân Việt
4 cách trị ho mùa lạnh Chanh ngâm mật ong có tác dụng trị ho khá tốt, không những thế uống một ly nước chanh mật ong loãng vào mỗi sáng giúp thanh lọc cơ thể và làm đẹp da hiệu quả. Nguyên liệu: - Chanh. - Mật ong. Thông thường, tỉ lệ ngâm chanh mật ong là 3 trái chanh cho 500ml mật ong. Tùy vào chanh nhỏ...