Trẻ khò khè là triệu chứng của bệnh gì?
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khò khè là triệu chứng phổ biến báo hiệu bệnh đường hô hấp dễ gặp như hen suyễn, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.
Triệu chứng trẻ thở khò khè
Thở khò khè có thể là triệu chứng bệnh về đường hô hấp ở trẻ (Ảnh minh họa)
Khò khè thường đi kèm với ho có đờm hoặc không đờm. Các triệu chứng khác phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra khò khè như bé thở khò khè và ho, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè, có sốt, sổ mũi và ăn kém (do suy tim hoặc khó nuốt).
Triệu chứng khò khè xảy ra khi đường thở của trẻ bị hẹp lại và luồng không khi đi nhanh qua chỗ hẹp. Trẻ nhỏ hay mắc khò khè hơn so với người lớn do sự khác biệt về mặt thể chất. Phế quản của trẻ sơ sinh và trẻ em đều nhỏ, dẫn đến sức cản đường thở ngoại biên cao hơn và các bệnh ảnh hưởng đến đường thở nhỏ có tác động tương đối lớn hơn đến tổng lực cản ở đường dẫn khí ở trẻ em.
Báo Thời Đại dẫn lời Bác sĩ Trần Văn Huy – Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ về các dấu hiệu của bệnh thông qua tiếng thở khò khè rất nhỏ của trẻ.
Bác sĩ Huy cho biết, tiếng thở khò khè có thể là dấu hiệu của hàng loạt những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như: hen suyễn, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi.
Trong đó hen suyễn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi dẫn đến tiếng thở bất thường. Hen suyễn là bệnh di truyền, là tình trạng viêm mãn tính đường thở khiến hệ hô hấp nhạy cảm với nhiều chất kích thích như: khói bụi, khói thuốc, phấn hoa…
Video đang HOT
Ngoài ra, bệnh nhi có thể mắc bệnh sau khi bị viêm đường hô hấp cấp cũng khiến trẻ sẽ có những cơn khò khè, khó thở.
Tiếng thở khò khè ở trẻ sơ sinh cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tiểu phế quản. Đây là tình trạng các cuống phổi nhỏ hay các tiểu phế quản bị viêm nhiễm cấp tính. Các tiểu phế quản không có sụn, lại có kích thước rất nhỏ nên khi bị viêm nhiễm sẽ dễ dàng bị xẹp lại.
Từ đó làm hẹp đường thở, gây tắc nghẽn quá trình lưu thông của không khí khiến trẻ khó thở, thở phát ra âm thanh lớn thậm chí là thiếu oxy và suy hô hấp.
Tiếng thở bất thường này cũng là dấu hiệu của bệnh viêm phổi ở trẻ. Đây là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng, tổn thương mu mô phổi. Các phế nang có nhiều dịch nhầy và mủ khiến trẻ thở khò khè, suy hô hấp.
Ngoài ra, khi trẻ mắc dị vật đường thở hoặc phế quản bị chèn ép cũng tạo ra tiếng thở giống như vậy.
Cách xử lý tình trạng khò khè ở trẻ
Ảnh minh họa
Rửa mũi cho trẻ đúng cách: Bố mẹ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày kể cả khi trẻ không có bệnh.
Giữ ấm cho trẻ: Trẻ bị lạnh thường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những căn bệnh về đường hô hấp, do đó giữ ấm cơ thể cho trẻ là việc rất quan trọng. Tuy nhiên, giữ ấm cho trẻ không phải là trùm kín cho trẻ từ đầu đến chân mà còn phải tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
Ảnh minh họa
Cung cấp đủ nước cho trẻ: Trẻ khò khè thường đi kèm với ngạt mũi, khó thở nên trẻ sẽ tự động chuyển sang thở bằng miệng. Điều này sẽ khiến trẻ bị mất nước nhanh hơn, do đó việc cung cấp nước cho trẻ là rất cần thiết.
Đối với trẻ đang bú mẹ hoàn toàn thì mẹ nên tăng cường lượng sữa cho trẻ bú trong ngày. Đối với trẻ đang ăn dặm, mẹ có thể cung cấp nước cho trẻ qua việc cho trẻ uống thêm nước hay ăn những loại trái cây có hàm lượng nước cao như cam, bưởi, táo,…
Không tự ý dùng thuốc cho trẻ: Bố mẹ cần theo dõi diễn biến của tình trạng khò khè ở trẻ, nếu trẻ mới chỉ bị nhẹ, có thể tự xử lý vệ sinh mũi miệng cho trẻ tại nhà. Nếu trẻ có tình trạng khò khè kéo dài kèm theo các dấu hiệu khác thì cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế. Tránh việc bố mẹ vội vàng mua thuốc kháng sinh, long đờm, giảm ho… cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trẻ em mắc bệnh đường hô hấp tăng đột biến tại Cần Thơ
Khoảng một tháng trở lại đây, tại bệnh viện nhi đồng Cần Thơ, số lượng trẻ em đến khám và điều trị liên quan đến bệnh đường hô hấp tăng lên đột biến.
Điều đáng quan tâm, đến thời điểm này, bệnh vẫn chưa có dấu hiệu giảm, số bệnh nhi nhập viện tăng gấp 2 đến 3 lần so với trước đây.
Tại phòng bệnh nặng, Khoa Nội hô hấp của bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, chị Trần Thị Thanh Trúc, ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, đang chăm sóc con trai 4 tuổi bị viêm phổi nặng cho biết, con trai chị nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao liên tục, đến nay đã được 14 ngày. Chị Trúc nhớ lại, mỗi khi bé nhà chị bệnh đều lên cơn sốt cao và đưa vào bệnh viện phải nằm điều trị nhiều ngày. Gia đình vốn khó khăn nay trông chờ vào đồng tiền ít ỏi của việc bán rau của vợ chồng chị nay con bệnh, càng khó khăn hơn.
Bác sĩ Lê Trần Thiên Thư, đang khám cho bệnh nhi 7 tháng tuổi bị viêm phổi tại phòng bệnh nặng của Khoa Nội hô hấp.
Trường hợp con trai của chị Nguyễn Thị Hồng Thắm, ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, chỉ mới được hơn 1 tháng tuổi mà phải nhập viện vì bị viêm phổi nặng. Chị Thắm cho biết, lúc ở nhà thấy bé có biểu hiện ho, ít bú, nên chị đưa bé đến phòng khám tư ở địa phương.
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ, kể từ đầu tháng 9 đến nay, số lượng bệnh nhi khám bệnh và nhập viện do bệnh đường hô hấp tăng cao so với cùng kỳ của năm trước. Đáng chú ý, từ đầu tháng 10 đến nay, tại Khoa Nội hô hấp ghi nhận hơn 1.700 trường hợp trẻ nhập viện do liên quan đến bệnh đường hô hấp; trong đó bệnh nhi ở tại thành phố Cần Thơ là gần 893 ca, còn lại ở các tỉnh thành lân cận chuyển đến.
Hiện nay, trung bình mỗi ngày Khoa nội hô hấp tiếp nhận từ 30 đến 50 trường hợp bệnh nhi đến nhập viện mà phổ biến là viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm phế quản phổi và hen. Do số lượng bệnh nhân tăng cao như hiện nay đã gây nên tình trạng quá tải tại Khoa, nhiều bệnh nhi phải nằm ghép đôi. Các bác sĩ của bệnh viện cho biết, số ca mắc bệnh hô hấp tăng cao từ cuối tháng 9 đến nay, hiện chưa có dấu hiệu giảm và sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong những tháng cuối năm nay.
Bác sĩ Lê Trần Thiên Thư - Khoa Nội hô hấp, bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, cho biết, nguyên nhân bệnh hô hấp ở trẻ tăng cao, là có nhiều yếu tố kết hợp; trong đó điều kiện thời tiết mưa bão kéo dài, ẩm ướt, tiết trời se lạnh khi chuyển mùa càng khiến các dịch bệnh dễ bùng phát hơn, trong khi đó trẻ em có miễn dịch kém, thì càng dễ mắc bệnh hơn. Do đó, thời điểm này, các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần hết sức lưu ý việc chăm sóc trẻ, nhất là đến giai đoạn chuyển mùa.
"Để phòng bệnh tốt hơn, các bậc phụ huynh phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và nên cho trẻ chủng ngừa đầy đủ theo lịch. Khi phát hiện trẻ bệnh nên kịp thời đưa đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng. Trong các bệnh về đường hô hấp, thì bệnh nguy hiểm nhất là viêm phổi, vì nếu như trẻ không được quan tâm chăm sóc kỹ, theo dõi sát thì trẻ dễ dẫn đến suy hô hấp. Thậm chí nặng hơn nữa, dẫn đến tử vong", bác sĩ Lê Trần Thiên Thư cho biết.
Trong điều kiện trẻ phải đến trường học, tiếp xúc nhiều trẻ khác trong môi trường tập thể như hiện nay, các bậc cha mẹ phải chú ý cách phòng bệnh cho trẻ hiệu quả hơn. Nhất là, trong điều kiện mưa bão kéo dài, thời điểm giao mùa, không chỉ riêng về bệnh lý đường hô hấp mà trẻ em còn có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác khó điều trị hơn./.
2 nhóm giải pháp phòng bệnh hô hấp mùa mưa bão cho trẻ Thời tiết cực đoan, mưa bão, ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới liên miên... khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh đường hô hấp do sức đề kháng kém. TP.HCM và cả nước đang bước thời tiết cực đoan, mưa bão, ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới liên miên. Theo các chuyên gia, thời tiết mưa nhiều, độ ẩm tăng cao tạo điều...