Trẻ kém thông minh do thiếu sắt
Trẻ bị thiếu sắt sẽ ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển cả thể chất và trí tuệ. Nhiều nghiên cứu cho rằng trẻ thiếu sắt thường bị hạn chế về trí thông minh và vận động chậm chạp hơn so với trẻ cùng lứa tuổi.
Sắt là một trong những chất khoáng rất quan trọng đối với cơ thể. Sắt là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và làm cho hồng cầu có màu đỏ, có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể.
Khi thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ thể cũng như sự dự trữ oxy ở mô cơ sẽ giảm sút, làm cho cơ thể hoạt động không hiệu quả, mau mệt mỏi, kém tập trung, trí nhớ kém, hay quên… Các triệu chứng thiếu sắt nặng sẽ nằm trong hội chứng thiếu máu thiếu sắt.
Nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ
- Trẻ bị sinh non, suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, bà mẹ đa thai, mẹ thiếu sắt khi mang thai.
- Chế độ ăn thiếu sắt:
Nhu cầu về sắt của trẻ rất lớn do đang phát triển, ở trẻ đang bú mẹ nhu cầu gấp 7 lần người lớn tính theo trọng lượng cơ thể nên nếu chế độ ăn không đủ thành phần, hàm lượng hoặc thiếu sữa mẹ là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng thiếu sắt ở trẻ em.
- Do hấp thụ sắt kém:
Mắc tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột (nhiễm giun đũa, giun móc…)
- Do mắc phải một số bệnh lý như các bệnh nhiễm trùng…
Video đang HOT
Biểu hiện của trẻ thiếu sắt:
Trẻ bị thiếu sắt thường có niêm mạc môi, mắt, lưỡi nhợt nhạt, lòng bàn tay nhợt; Trẻ mệt mỏi, ít hoạt động, lên cân chậm, hệ miễn dịch kém, hay ngủ gật; Xét nghiệm: Huyết sắc tố giảm, sắt huyết thanh giảm.
Trẻ có thể bị suy tim do thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, cơ bắp yếu, mệt mỏi do thiếu ôxy não… Thiếu sắt cũng làm trẻ biếng ăn, viêm teo gai lưỡi, khó nuốt, kém hấp thu, rối loạn dẫn truyền thần kinh, trẻ hay bị ốm đau do hệ thống miễn dịch suy giảm, để kéo dài không được điều trị sẽ khiến trẻ ốm yếu và kém thông minh.
Bổ sung sắt cho trẻ bằng thực phẩm. Ảnh minh họa.
Bổ sung sắt từ thực phẩm
- Để khắc phục tình trạng thiếu sắt ở trẻ thì ngay từ lúc mang thai, các bà mẹ phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm có nhiều sắt, uống thêm chế phẩm có chứa sắt để đảm bảo nhu cầu của cả mẹ và con.
- Các mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu và tiếp tục cho bú đến khi trẻ hai tuổi. Khi trẻ 6 tháng cho trẻ ăn bổ sung với đầy đủ các chất dinh dưỡng từ bốn nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng) đặc biệt chú trọng các loại thực phẩm giàu sắt và vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt.
- Nguồn sắt từ thức ăn động vật như thịt nạc, gan có hàm lượng khá cao và dễ hấp thu, do đó rất cần thiết đối với trẻ nhỏ. Sắt trong thức ăn thực vật thường có hàm lượng thấp hơn và khả năng hấp thu cũng kém hơn thức ăn động vật. Vì vậy, trong khẩu phần ăn của trẻ nên có đạm động vật và phải cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm vàchế biến đúng cách. Các thức ăn giàu sắt bao gồm thức ăn động vật như gan heo, gan gà, gan bò, các loại thịt màu đỏ (thịt bò, heo…), các loại rau có lá xanh sậm (dền, mồng tơi, rau muống…), các loại sữa bột, bột ăn dặm và ngũ cốc có bổ sung sắt.
- Có thể trẻ phải được dùng thêm chế phẩm dược có chứa sắt. Để thuốc hấp thu tốt, nên cho trẻ dùng chung với nước cam, chanh do vitamin C làm tăng hấp thu sắt. Khi uống xong nhớ lau răng cho trẻ để tránh làm đổi màu men răng.
- Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng nên nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh ăn uống tốt, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, để tránh nhiễm giun sán và tẩy giun định kỳ để tránh thiếu máu thiếu sắt do giun sán.
Theo Phununews
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt
Theo số liệu thống kê mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ, khoảng 9% phụ nữ bị thiếu sắt, và con số này thậm chí còn cao hơn ở các vận động viên nữ.
Mệt mỏi là dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt - Ảnh: Shutterstock
Theo các chuyên gia, khi thiếu sắt, cơ thể sẽ có một số dấu hiệu cảnh báo sau.
Mệt mỏi
Cơ thể sử dụng sắt để tạo ra hemoglobin hay còn gọi huyết sắc tố, là một protein phức tạp chứa phần tử sắt có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích oxy đến các tế bào trong cơ thể. Khi không có đủ các tế bào máu khỏe mạnh, cơ thể sẽ bắt đầu cảm thấy kiệt sức.
Khó tập trung
Ở những người thiếu sắt, hệ truyền dẫn thần kinh có thể thay đổi, dẫn đến chức năng hoạt động của hệ thần kinh kém đi so với bình thường. Một tác động khác của quá trình này là con người ta cảm thấy thờ ơ với mọi thứ, từ bạn bè, gia đình đến công việc.
Khó thở
Hiện tượng này xảy ra khi bạn đang ở trong phòng tập thể dục hoặc đơn giản chỉ đi bộ hoặc leo cầu thang. Nguyên do không đủ sắt trong máu, dẫn đến cơ thể thiếu oxy gây ra hiện tượng khó thở hay thở hổn hển, Kimberly Mueller, huấn luyện viên thể thao nổi tiếng ở Mỹ giải thích.
Da nhợt nhạt
Đây là dấu hiệu rõ rệt nhất cảnh báo cơ thể đang trong tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng. Bởi sự nhợt nhạt thường báo hiệu lưu lượng máu và số lượng hồng cầu đang trên đà tụt dốc.
Đau cơ bắp
Nồng độ sắt thấp có thể gây ra những cơn đau cơ bắp, theo một nghiên cứu gần đây. Người bị thiếu sắt thường cảm thấy cơ bắp nhức mỏi hơn bởi lượng sắt không đủ cung ứng cho cơ thể sẽ khiến cơ bắp phục hồi chậm, dẫn đến đau nhức.
Móng tay giòn, dễ gãy
Móng tay cần được cung cấp máu và các chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe. Khi nhận thấy móng tay trở nên giòn, điều đó cho thấy bạn đang bị thiếu sắt. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, điều này chỉ xảy ra trong giai đoạn rất nặng.
Nhiễm trùng thường xuyên
Ốm vặt, đặc biệt liên quan đến các bệnh về đường hô hấp thì thủ phạm rất có thể là do thiếu sắt.
Nước tiểu màu hồng hoặc đỏ
Theo Womenshealthmag, những người thiếu sắt thường có sự gia tăng hấp thu qua đường ruột các sắc tố nhất định, cho nên chỉ cần ăn cà rốt, cà chua, nước tiểu của họ cũng có thể có màu hồng.
Ngọc Khuê
Theo TNO
Các biến chứng khi bị thiếu máu thiếu sắt Khi không đủ sắt, nhiều cơ quan, quá trình chuyển hóa trong cơ thể chúng ta sẽ bị ảnh hưởng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Mặc dù không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng sẽ để lại những tác hại khó lường nếu không khắc phục kịp thời. Biến chứng nguy hiểm Sắt là...