Trẻ ‘hỏng’ hết dạ dày vì xem điện thoại, ipad nhiều
Tình trạng viêm dạ dày ở trẻ em ngày càng tăng, nguyên nhân là do thói quen ăn uống, vừa xem tivi hay điện thoại vừa ăn, thức khuya chơi game, stress học tập…
Ảnh minh hoạ: Internet
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng, Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai cho biết, tại Khoa Tiêu hóa, bác sĩ từng gặp những bệnh nhân nhỏ tuổi bị viêm loét dạ dày khi mới 5 tuổi.
Theo các bác sĩ, trẻ em khi bị viêm loét dạ dày, các triệu chứng lâm sàng thường không giống người lớn, thời gian tiến triển bệnh cũng khác nên dễ bị chẩn đoán nhầm. Trẻ có thể đau bụng trước hoặc sau bữa ăn, đau về đêm, đôi khi là đau bất thường không có thời điểm cố định. Bệnh nếu không được điều trị, hoặc điều trị sai sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như dễ gây loét sâu, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí gây thủng dạ dày; đặc biệt là biến chứng gây hẹp môn vị… Về lâu dài, bệnh tiến triển mạn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thủng dạ dày ở trẻ em là tương đối ít gặp. Hiện nay tình trạng viêm dạ dày ở trẻ em ngày càng tăng, nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống, vừa xem tivi hay điện thoại vừa ăn, thức khuya chơi game, stress học tập… Các bậc phụ huynh nên chú ý điều chỉnh lối sống lành mạnh cho sự phát triển của trẻ tránh những trường hợp nặng nề xảy ra.
Còn theo Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Ân – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long
Tình trạng viêm dạ dày ở trẻ em ngày càng tăng, nguyên nhân là do thói quen ăn uống, vừa xem tivi hay điện thoại vừa ăn, thức khuya chơi game, stress học tập…Ảnh minh hoạ: Internet
Viêm dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa hầu như bất kỳ trẻ em nào cũng từng mắc phải. Vì những triệu chứng viêm dạ dày ở trẻ em khác biệt so với người lớn nên các bậc phụ huynh thường không để ý phát hiện. Hiện tượng viêm dạ dày kéo dài sẽ khiến trẻ bị xuất huyết tiêu hóa hay thậm chí là ung thư dạ dày.
Hãy lưu ý những dấu hiệu cảnh báo viêm dạ dày ở trẻ sau đây:
Bé biếng ăn, chán ăn
Khi bị viêm dạ dày, bé sẽ chậm tăng cân vì biếng ăn, lười ăn, đặc biệt là nôn ói thường xuyên. Các bậc phụ huynh lại hay cho rằng con giả vờ nôn ói để không phải ăn và càng thúc ép nhiều hơn khiến bệnh dạ dày của con tiến triển tệ hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, mà còn tổn thương tâm lý của trẻ.
Bé hay đau bụng
Các bậc phụ huynh thường hay nhầm lẫn những cơn đau bụng thường hay đau bụng giun với những cơn đau dạ dày để rồi chủ quan không đưa trẻ đi khám. Theo số liệu thống kê, trong 60% đứa trẻ nhập viện do viêm dạ dày thì hết một nửa là đau bụng kéo dài trên 3 tháng mà chưa được điều trị, dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày,…
Vì thế, bạn cần lưu ý khi trẻ đau bụng thất thường, tái đi tái lại nhiều lần và thường là trước hoặc sau khi ăn. Vị trí đau dạ dày ở trẻ cũng khác biệt so với người lớn: đau ở trên rốn hoặc quanh rốn. Cơn đau thường diễn ra về đêm, khiến trẻ tỉnh giấc, âm ỉ kéo dài hay dữ dội trong vài chục phút đến hàng giờ liền.
Video đang HOT
Khi bị viêm dạ dày, bé sẽ chậm tăng cân vì biếng ăn, lười ăn, đặc biệt là nôn ói thường xuyên. Các bậc phụ huynh lại hay cho rằng con giả vờ nôn ói để không phải ăn và càng thúc ép nhiều hơn khiến bệnh dạ dày của con tiến triển tệ hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, mà còn tổn thương tâm lý của trẻ. Ảnh minh hoạ: Internet
Bé hay bị đầy hơi, ợ chua, khó tiêu
Đầy hơi và ợ chua là dấu hiệu viêm dạ dày phổ biến ở trẻ, thế những bé sẽ gặp khó khăn khi miêu tả triệu chứng này, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi. Đồng thời, dịch acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản và họng khiến bé hay bị ho, ợ hơi, ợ chua. Nếu như không được điều trị sớm, bé có thể bị viêm loét dạ dày nặng đến xuất huyết.
Dịch acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản và họng khiến bé hay bị ho, ợ hơi, ợ chua.
Bé hay nôn ói, có khi ói ra máu
Như đã đề cập, nôn ói là một trong những triệu chứng đau dạ dày thường gặp ở trẻ, thường là ở các bé dưới 2 tuổi. Do hay nôn ói nên khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của bé sẽ kém, dẫn đến tình trạng chậm tăng cân, suy dinh dưỡng. Khi tình trạng bệnh nặng hơn, viêm dạ dày sẽ gây xuất huyết mạch máu, khiến bé ói ra máu, nếu như không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tính mạng.
Bé đi phân đen hoặc máu
Thống kê cho thấy hơn 50% số ca trẻ em nhập viện do xuất huyết bao tử bị tình trạng đi ngoài phân đen hoặc có máu tươi. Tuy nhiên do thói quen của phụ huynh Việt Nam ta không hay quan sát phân của trẻ nên khó có thể lưu ý tình trạng bệnh dạ dày của trẻ từ sớm.
Ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường, phụ huynh hãy đưa trẻ đến thăm khám ngay với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chính xác căn bệnh bé đang mắc phải. Ảnh minh hoạ: Internet
Xanh xao, hay chóng mặt
Một vài trường hợp trẻ bị viêm loét dạ dày và xuất huyết kéo dài trong nhiều ngày, dẫn đến tổn thương mạch máu tệ hơn là thiếu máu mạn tính.
Một số dấu hiệu khác bạn nên lưu ý khi trẻ bị viêm dạ dày:
Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt
Lòng bàn tay bàn chân trắng nhợt
Mệt mỏi, thường bị chóng mặt
Bé học không tập trung
Ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường trên, phụ huynh hãy đưa trẻ đến thăm khám ngay với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chính xác căn bệnh bé đang mắc phải
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Mang vi khuẩn này, bạn có nguy cơ ung thư dạ dày gấp 6 lần
Ung thư dạ dày là căn bệnh ung thư đường tiêu hóa hàng đầu ở nước ta, bệnh đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Trong khi đó,nước ta lại có tỷ lệ người mắc vi khuẩn HP cao, đây cũng là điều đáng lo ngại.
Ung thư từ viêm dạ dày
Mới đây, Bệnh viện K trung ương đã phẫu thuật nội soi cắt dạ dày cho bệnh nhân Nguyễn Văn K. (26 tuổi quê quán Lạng Sơn) vì ung thư dạ dày.
Theo người thân của anh K, cách đây 3 năm, K. phát hiện viêm loét dạ dày và đã được bác sĩ kê đơn uống thuốc khoảng 2 tháng triệu chứng đỡ dần nên K. không bao giờ đi kiểm tra sức khỏe lại.
Sau đó, K. đi làm ở miền Nam và quên đi bệnh viêm loét dạ dày của mình phải khám lại 1 năm một lần. Mỗi khi có cảm giác đau, ách ở bụng, K. lại đi mua thuốc về uống và triệu chứng này lại hết.
Cách đây gần 1 tháng, K. bị đau hơn, người sụt cân, cảm giác đau ở vùng thượng vị kèm theo buồn nôn nên K. đi khám bệnh. Bác sĩ nội soi dạ dày thấy có vi khuẩn HP kèm theo niêm mạc dạ dày loét, sùi. Bấm sinh thiết chẩn đoán ung thư dạ dày.
Các bác sĩ BV K phẫu thuật cắt dạ dày cho bệnh nhân - Ảnh BVCC
Khi biết mình bị ung thư dạ dày, K. vô cùng hoang mang vì cậu còn rất trẻ. Tuy nhiên, được bác sĩ tư vấn, K. hiểu về bệnh hơn. Cậu được phẫu thuật nội soi cắt dạ dày kèm theo nạo hạch.
Trường hợp anh Lê Văn Đ. (41 tuổi, Mỹ Đình, Hà Nội) được chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn 1. Anh Đ. chia sẻ anh bị viêm loét dạ dày cả chục năm nay và vẫn thường xuyên nội soi dạ dày. Hai năm trước, anh nội soi dạ dày ở Bệnh viện Đa khoa Xanh-pôn, bác sĩ chẩn đoán viêm loét dạ dày và vi khuẩn HP hoạt động mạnh nên khuyến cáo anh Đ. điều trị triệt HP.
Việc điều trị HP, anh Đ. hay vi phạm do thời gian lâu cộng với đặc thù công việc là dân công trình, nay nhớ thuốc, mai quên. Tháng 4, anh thấy đau thượng vị nên lại đi nội soi. Trong lần nội soi này,bác sĩ cho biết dịch dạ dày đục, vi khuẩn HP nhiều và cho sinh thiết không có tế bào lạ.
Tuy nhiên, vết loét vùng hang vị khiến bác sĩ nghi ngờ và phẫu thuật cắt dạ dày. Kết quả sinh thiết giải phẫu bệnh là ung thư dạ dày. Thủ phạm được chỉ đích danh là viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP.
Ung thư dạ dày ngày càng tăng
Theo thống kê trên toàn cầu, nước ta đứng thứ 18 trên thế giới về ung thư dạ dày. Tại Việt Nam, ung thư dạ dày đừng thứ 3 sau các bệnh ung thư khác.
Theo TS BS Võ Duy Long, Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hoá Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp ung thư dạ dày đến khám và điều trị. Đặc biệt, có nhiều bệnh nhân còn rất trẻ và nhiều người có tiền sử viêm loét dạ dày lâu năm.
Ung thư dạ dày gây ra tình trạng viêm loét dạ dày và chuyển sang mãn tính. Các yếu tố thúc đẩy ung thư dạ có thể bao gồm ăn quá mặn, ăn nhiều thực phẩm hun khói, các loại thịt đỏ, thịt đã qua nhiều công đoạn chế biến hay rau quả ngâm muối.
Những thực phẩm có nguy cơ cao gây ung thư dạ dày - Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, ở nước ta thống kê có 26% người mắc viêm loét dạ dày tá tràng, 70% người dân chứa vi khuẩn HP. Hai yếu tố trên cộng với thói quen sinh hoạt không hợp lý, lười vận động khiến tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày có xu hướng gia tăng.
Nếu bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP thì tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao gấp 6 lần so với nhóm không nhiễm vi khuẩn HP. Đây là một loại vi khuẩn duy nhất có thể sống trong môi trường đậm đặc axit như dạ dày. HP có nhiều chủng và những loại có độc lực cao có thể ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày gây viêm loét ảnh hưởng đến sự phát triển của niêm mạc dạ dày và ruột.
Tình trạng viêm loét, loạn sản niêm mạc dạ dày lâu ngày tạo điều kiện cho các tế bào đột biến phát triển thành ung thư. Việc chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn HP có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư dạ dày trong tương lai.
Ngoài ra, bác sĩ Long khuyến cáo những người bị viêm loét dạ dày cần được điều trị và theo dõi thường xuyên. Người bệnh không nên tự uống thuốc trị viêm dạ dày.
Nhiều người đau dạ dày xong uống thuốc thấy đỡ tưởng bệnh đã hết nhưng thực tế tế bào ung thư vẫn còn và đang âm thầm phát triển trong dạ dày. Khi có các biểu hiện đau thượng vị, nôn ói, đi ngoài phân đen thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Theo phunusuckhoe
Cô gái trẻ nôn ra 2 lít máu, phải cắt bỏ 60% dạ dày vì ung thư Được biết từ khi đến bệnh viện, Tiểu đã nôn ra tổng cộng hơn 2 lít máu, luôn ở trong trạng thái nguy hiểm "ngàn cân treo sợi tóc". Tiểu Vũ, 26 tuổi, đến từ Trung Quốc là nhân viên văn phòng có thói quen làm tăng ca buổi tối. Một ngày khi kết thúc bữa ăn tối muộn, Tiểu Vũ cảm thấy...