Trẻ hóa làn da bằng thực phẩm
Những gì bạn ăn không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giúp đem lại làn da mượt mà. Các thực phẩm dưới đây không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng làm đẹp da của bạn.
Ăn lựu giúp đem lại làn da khỏe mạnh – Ảnh: Shutterstock
Qua óc chó
Quả óc chó giàu a xít béo omega-3, một trong những chất giúp nuôi dưỡng mái tóc và làn da. Chúng cũng giúp tóc sáng bóng và mượt mà hơn.
Cà chua
Video đang HOT
Theo hãng tin Times News Network dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ, đây là một nguồn dồi dào carotenoid với những dưỡng chất có thể giúp cản trở quá trình gây tổn thương tế bào của các gốc tự do.
Viêt quất
Quả việt quất giàu chất chống ô xy hóa, được biết có tác dụng nhắm vào các gốc tự do gây lão hóa sớm và bệnh tật. Chúng cũng giúp ngăn chặn các tổn hại ở tế bào da nhờ hàm lượng cao chất xơ, vitamin C và E trong quả việt quất.
Quả lưu
Hàm lượng phong phú chất chống ô xy hóa trong quả lưu giúp làn da sản sinh nhiều collagen để tự phục hồi nhanh hơn.
Trà xanh
Trà xanh giàu chất chống ô xy hóa, giúp giảm bớt tác hại từ ánh nắng mặt trời. Nguồn polyphenol trong trà xanh giúp tái tạo các tế bào da. Trà xanh cũng có hàm lượng cao vitamin C, D và K, chất kẽm, canxi, magiê và chất sắt.
Các loại đậu
Ăn các loại đậu giúp bổ sung protein cho cơ thể, qua đó phục hồi các tế bào bị tổn hại do gốc tự do gây ra.
Theo TNO
Lợi ích của tế bào gốc
Mỗi năm chúng ta chứng kiến sự ra đời của các loại thuốc mới và công nghệ y học giúp cải thiện sức khỏe con người. Tuy nhiên, vẫn còn một số bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, thoái hóa võng mạc và Parkinson... đang tiếp tục là những thách thức đối với các nhà khoa học.
Máu nhân tạo từ tế bào gốc
Việc tìm kiếm phương pháp điều trị, hoặc tốt hơn nữa là biện pháp can thiệp các căn bệnh trên sẽ tạo ra những đột phá trong y học. Và tế bào gốc có khả năng tạo nên điều kỳ diệu đó. Chúng có thể thay thế hoặc sửa chữa các mô bị hư hỏng. Chúng có tiềm năng điều trị từ các bệnh thoái hóa, bệnh Alzheimer đến ung thư, bệnh tiểu đường bệnh tim, bệnh bạch cầu và tổn hại thị giác.
Ví dụ như chứng xơ gan - một trong những sát thủ nguy hiểm nhất đối với người dân nước Anh. Trước đây, việc điều trị chỉ có thể cứu giúp cho những người bị suy gan bằng cách cấy ghép. Hiện nay, các nhà khoa học từ Trường Cao đẳng Hoàng gia London (Anh) đã mang lại niềm hy vọng cho các bệnh nhân xơ gan bằng cách sửa chữa tình trạng tổn hại bằng các tế bào gốc trưởng thành được lấy từ tủy xương của họ.
Mới đây, một nhóm các bác sĩ phẫu thuật tại Trường ĐH London (Anh) đã điều trị thành công một ca bị đứt dây thần kinh lòng bàn tay của bệnh nhân bằng các tế bào gốc lấy từ mũi của chính bệnh nhân này. Các cuộc thử nghiệm trên động vật đem đến hy vọng rằng kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc có thể mở ra một hướng mới để chữa bệnh tổn thương cột sống nghiêm trọng.
Trên thực tế, các tế bào gốc trưởng thành đã và đang được sử dụng để điều trị hơn một trăm bệnh khác nhau và lợi ích cũng như các ứng dụng tiềm năng của chúng vẫn tiếp tục được khám phá từng ngày với kết quả vô cùng ấn tượng.
Theo PNO
Phát hiện gen làm 'tan nát' trái tim Các nhà khoa học đã phát hiện một loại gen nguy hiểm đối với trái tim của con người vì nó ngăn cản cơ quan này hồi phục sau tổn thương. Theo các chuyên gia, gen Meis1 là thủ phạm ngăn cản sự hồi phục của trái tim. Gen Meis1 thường gây ảnh hưởng ngay sau khi người chào đời nhằm ngăn chặn...