Trẻ ho kéo dài: Nhận biết nguyên nhân, cách xử lý và chăm sóc tại nhà
Ho là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em với nhiều nguyên nhân khác nhau, thường liên quan với các bệnh đường hô hấp trên.
Tuy nhiên, đôi khi trẻ ho kéo dài lại là một quá trình nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, nhận biết nguyên nhân gây ho để chăm sóc đúng cách là vô cùng quan trọng.
1. Nguyên nhân làm trẻ ho kéo dài
Ho kéo dài do nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ do phổi mà còn có thể do những bệnh ngoài phổi như viêm mũi xoang, viêm tai, trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh tim mạch, ho do thuốc, thậm chí do tâm lý… Trong đó cần đặc biệt lưu ý đến bệnh lao và hen suyễn.
Tuỳ ở độ tuổi khác nhau mà các nguyên nhân gây ho kéo dài cũng khác nhau:
Nếu như ở trẻ nhũ nhi thì ho kéo dài thường do nhiễm trùng (virus hô hấp, ho gà, nhiễm vi khuẩn không điển hình, lao…), hen phế quản, dị tật đường hô hấp, bệnh tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày – thực quản.Đối với trẻ nhỏ ho kéo dài thường do các nguyên nhân là hen phế quản, trào ngược dạ dày – thực quản, tăng mẫn cảm phế quản sau nhiễm virus đường hô hấp, dị vật đường thở bỏ quên.Ở trẻ lớn hơn ho kéo dài thường do nguyên nhân của các bệnh lao, hen phế quản, hội chứng chảy mũi sau, giãn phế quản, ho do tâm lý.
Ho là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em với nhiều nguyên nhân khác nhau.
2. Ho và cách nhận biết nguyên nhân
- Nếu trẻ ho có đờm thì nhiều khả năng có nguyên nhân ho dị ứng, hen…
- Nếu trẻ ho có cơn đỏ mặt thì nguyên nhân thường do ho gà, dị vật đường thở, ho do vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma, Chlamydia….
- Nếu trẻ ho về đêm thường do các nguyên nhân viêm mũi xoang, hen…
- Nếu trẻ ho sau khi bú, sau khi ăn, ho khi nằm thường do các nguyên nhân của trào ngược dạ dày – thực quản.
- Nếu trẻ ho sau vận động – gắng sức ví dụ như nô đùa, chạy nhảy, leo cầu thang… thì ho do nguyên nhân bệnh hen.
- Nếu trẻ chỉ ho lúc thức mà không bao giờ ho lúc ngủ rất nhiều khả năng nguyên nhân gây ho do tâm lý.
Video đang HOT
Ho kéo dài thường do nhiều nguyên nhân khác nhau.
3. Cách chăm sóc trẻ ho tại nhà
Nhiều mẹ thấy trẻ ho thì rất lo lắng, câu hỏi đặt ra là trường hợp ho nào của trẻ có thể áp dụng cách trị ho và chăm sóc tại nhà. Ho có nhiều nguyên nhân, do đó nếu khi trẻ ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng trẻ vẫn ăn uống chơi đùa bình thường, không nôn ói thì cha mẹ có thể để trẻ ở nhà theo dõi và chăm sóc.
- Cha mẹ cũng nên cho trẻ uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi.
- Nấu cháo, súp để trẻ dễ ăn hơn.
- Theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên và ưu tiên sử dụng các thuốc thảo dược để làm giảm ho ở trẻ và tăng khả năng phòng ngừa đợt bệnh sau.
- Nếu trẻ đỡ ho và ăn uống vui chơi bình thường thì trẻ có thể khỏi bệnh trong vòng 1 tuần.
- Trường hợp ho ở trẻ cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị đó là những trường hợp trẻ ho có đờm, kéo dài do cảm lạnh, điều trị tại nhà không cải thiện cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại viện.
Tất cả các nguyên nhân gây ho ở trẻ không do cảm lạnh đều phải đến khám và nhận ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, như ho gà, viêm nhiễm khuẩn hô hấp, trào ngược dạ dày…
Khi trẻ bị ho, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ho của trẻ để chăm sóc cho trẻ hiệu quả.
4. Trẻ ho kéo dài khi nào cần nhập viện?
Câu hỏi của nhiều cha mẹ đặt ra nếu trẻ ho kéo dài khi nào cần phải tới khám bệnh. Trước hết cần lưu ý khi trẻ có tình trạng ho kéo dài đều nên được đi khám và xét nghiệm đầy đủ để xác định nguyên nhân.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ có các dấu hiệu cảnh báo như: Trẻ ho có kèm theo các biểu hiện khó thở, ho ra máu, ho khởi phát đột ngột sau khi trẻ ăn hay chơi (gợi ý dị vật đường thở). Ho kèm sốt cao, ho khạc đờm đặc, màu xanh – vàng, có mùi hôi… cần phải đưa trẻ đi khám ngay.
Những trẻ có một số triệu chứng gợi ý các nguyên nhân đặc biệt khác như: Ho có đờm kéo dài, thở khò khè (gợi ý hen suyễn), ho kèm sụt cân, đổ mồ hôi về chiều (gợi ý lao), khó ăn/bú – khó nuốt… cũng cần đi khám càng sớm càng tốt.
Tóm lại: Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu nguyên nhân gây ho của trẻ để chăm sóc cho trẻ hiệu quả. Nhiều khi trẻ chỉ đơn thuần là ho gió, ho cảm chút xíu thì không sao, có thể để cho trẻ ho vì ho này chỉ là bộc phát, sẽ rất nhanh khỏi.
Và điều quan trọng, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị ho cho trẻ khác nhau, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc ho điều trị cho trẻ, nhất là không dùng thuốc ho của người lớn cho trẻ em. Vì nếu dùng không đúng và dùng các thuốc có chứa chất an thần, chất kháng Histamine, Corticoid… sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, trong đó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, phổi và tim mạch của trẻ…
Trong trường hợp trẻ bị ho không đỡ ngày một nặng, ho kèm theo các biểu hiện bất thường… phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được khám và điều trị.
BS. Trần Anh Tuấn
Chuyên gia cảnh báo F0 tự ý dùng corticoid điều trị COVID-19 tại nhà
Do tâm lý quá lo lắng vì COVID-19, nhiều F0 khi điều trị tại nhà đã tự tìm hiểu và tự dùng thuốc, trong đó có corticoid (như medrol).
Đã có trường hợp chảy máu tiêu hóa và nhiều trường hợp bệnh COVID-19 nặng hơn...
1. Corticoid là con dao hai lưỡi
Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hương (Trường Đại học Dược - Hà Nội), các thuốc kháng viêm nhóm corticoid (dexamethason, prednison, methylprednisolon, hydrocortison...), bản chất thuộc nhóm hormon, với đặc tính sinh học rất mạnh ở ngay mức liều rất nhỏ và có khả năng tác động đến rất nhiều cơ quan, tổ chức trong cơ thể.
Corticoid là nhóm thuốc kháng viêm rất quen thuộc được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh: Ức chế rối loạn viêm, chống dị ứng và ức chế hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ sử dụng sau khi cân nhắc rất kỹ lợi ích/nguy cơ và chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
Người bệnh chỉ dùng các thuốc corticoid khi được bác sĩ kê đơn và phải dùng đúng liều lượng, thời gian do bác sĩ kê.
Cần đặc biệt lưu ý là, các thuốc corticoid có rất nhiều tác dụng phụ khác kể cả khi dùng trong thời gian ngắn như gây tăng đường huyết, tăng nhãn áp, loạn thần, loét tiêu hóa... dùng dài có thể gây ức chế trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận, gây suy thượng thận cấp, gây loãng xương, rối loạn nội tiết... và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác.
Nhiều đơn thuốc điều trị COVID-19 tại nhà được truyền tay nhau...
2. Chỉ dùng corticoid điều trị COVID-19 khi được bác sĩ kê đơn
PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, để điều trị COVID-19 một cách hiệu quả, cần phải hiểu rõ cả về bệnh và về thuốc. Người mắc bệnhCOVID-19 có thể ở các mức độ khác nhau, từ không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ, trung bình, nặng và nguy kịch. Với mỗi mức độ bệnh, cơ chế bệnh sinh rất khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau, đòi hỏi phải lựa chọn thuốc thật cẩn thận. Nếu thuốc dùng cho mức độ bệnh này bị nhầm sang mức độ bệnh khác, không những không có lợi mà còn gây hại, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Đơn cử với trường hợp thuốc nhóm corrticoid, với hai thuốc hay được nhắc đến trong điều trị COVID-19 là dexamethason và methylprednisolon (medrol). Nhóm thuốc này chỉ được dùng cho người bệnh từ mức độ trung bình trở lên, chủ yếu do trên những người bệnh này, hệ miễn dịch có thể đang hoạt động quá mức và gây ra tổn thương các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Dexamethason hay methylprednisolon được chỉ định do thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, vào cơ thể sẽ tác động "kìm hãm" ảnh hưởng của quá mức của hệ thống miễn dịch đang tấn công và gây tổn thương cơ quan. Thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh với những trường hợp này, dùng corticoid đã làm giảm được thời gian nằm viện và cải thiện tỷ lệ tử vong.
Tuy nhiên, chỉ một tỷ lệ rất nhỏ người bệnh COVID-19 rơi vào tình trạng hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức như trên. Phần lớn các trường hợp, hệ thống miễn dịch chỉ kích hoạt ở mức độ vừa đủ để làm đúng chức năng của nó khi cơ thể nhiễm virus. Hệ thống miễn dịch chính là "sức đề kháng" tự nhiên của cơ thể, giúp chiến đấu và loại bỏ virus.
Do vậy, trong những trường hợp này, nếu tự ý dùng corticoid điều trị COVID-19, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ bị ức chế, vô hình lại tiếp sức cho virus nhân lên và làm bệnh lý nặng nề hơn.
Cùng với đó, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị yếu đi, còn có nguy cơ gia tăng bội nhiễm các tác nhân gây bệnh khác như vi khuẩn, nấm... làm tình trạng người bệnh càng phức tạp.
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành mới đây, có 2 thuốc thuộc nhóm này được sử dụng đường uống cho F0 tại nhà là: Dexamethason 0,5 mg (viên nén), methylprednisolon 16 mg (viên nén). Tuy nhiên, trong đó nêu rõ, thuốc chống viêm sẽ không được phát sẵn mà do bác sĩ kê đơn và chỉ dùng một ngày trong khi chờ chuyển đến viện...
Chỉ dùng corticoid điều trị COVID-19 khi được bác sĩ kê đơn.
3. Coi chừng bão cytokin, tác hại khôn lường
Hiện nay, trên mạng nhiều người đã chia sẻ cách điều trị COVID-19, trong đó khuyên: Nên dùng các thuốc corticoid sớm để tránh gặp bão cytokin, được cho là nguyên nhân gây COVID-19 nghiêm trọng.
Hội chứng cơn bão cytokine hay còn gọi là hội chứng giải phóng cytokine, thực chất là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân xâm nhập như virus gây bệnh và dẫn đến phản ứng viêm toàn hệ thống.
Tuy nhiên, đây là những thông tin sai lệch. BS. Nguyễn Huy Hoàng (Trung tâm oxy cao áp Việt-Nga) cho hay, không dùng corticoid để dự phòng bão cytokin ở bệnh nhân COVID-19. Corticoid chống được bão cytokin nhưng phải được bác sĩ phải chỉ định và theo dõi sát sao.
Đến nay, các nghiên cứu cho thấy, việc dùng corticoid sớm (khi chưa phải thở oxy, khi SpO2 còn trên 95%) đều làm cho tỷ lệ trở nặng và tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao hơn so với không dùng corticoid).
Việc sử dụng corticoid với mục đích để ức chế các cytokine sẽ có thể có nhiều tác dụng phụ. Nếu dùng các thuốc corticoid liều cao và kéo dài có thể gặp tác dụng phụ nguy hiểm: Làm giảm miễn dịch quá mức gây bùng phát các bệnh nhiễm trùng cơ hội và làm nặng thêm bệnh đái tháo đường.
Trong 7 ngày đầu, khi virus đang nhân lên, việc dùng corticoid có thể khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, virus càng dễ sinh sôi... Điều này làm cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Vì các lý do này, khi dùng corticoid trong điều trị nói chung và trong điều trị COVID-19 nói riêng cần rất thận trọng, cân nhắc kỹ lợi ích và nguy cơ.
Theo đúng hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, corticoid KHÔNG được phép dùng cho người bệnh COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng mới chỉ ở mức độ nhẹ. Việc chỉ định thuốc này vào phác đồ điều trị COVID-19 phải do bác sĩ quyết định sau khi đã đánh giá hết sức cẩn thận tình trạng của người bệnh.
Một số người chưa mắc COVID-19 đã mua thuốc về uống, bác sĩ nói 'không nên' Hiện nay có một số gia đình tích trữ sẵn các thuốc dự phòng và chia sẻ cho nhau sử dụng. Đã có F1 sử dụng corticoid và xuất hiện triệu chứng đau bụng, nóng rát thượng vị. Việc sử dụng thuốc tùy tiện có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cán bộ y tế phường Ô Chợ Dừa cấp...