Trẻ em vùng sâu ăn cơm nguội với ve sầu: Đói ăn hay tập quán?
Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk thông tin với báo Tiền Phong về những bức ảnh chụp 4 đứa trẻ ăn cơm nguội với ve sầu đăng tải trên mạng.
Cán bộ huyện Krông Pắk tặng quà cho người khó khăn
Chiều 6/6, bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) thông tin với báo Tiền Phong về những bức ảnh chụp 4 đứa trẻ ăn cơm nguội với ve sầu đăng tải trên mạng.
Bà Trinh cho biết, ngay khi nhận thông tin đã lập đoàn gồm lãnh đạo Huyện ủy, đại diện Ban tuyên giáo, Hội Chữ thập đỏ, Phòng lao động thương binh và xã hội xuống kiểm tra thực tế. Kết quả, những hình ảnh trên là có thật. Hình ảnh chụp các cháu người Mông (xã Vụ Bổn).
Tuy nhiên, theo bà Trinh, so với thành phố, các em người Mông nơi đây khó khăn hơn, nhưng không đến mức thiếu gạo, thức ăn, phải ăn món ve sầu.
Tại thời điểm kiểm tra, nhà các cháu vẫn còn gạo. Tháng 4 vừa qua, UBND huyện cùng các Mạnh Thường Quân chuyển 6 tấn gạo và nhu yếu phẩm về xã Vụ Bổn theo chương trình “ATM gạo” hỗ trợ người dân trong thời gian giãn cách xã hội, phòng chống dịch COVID-19.
Video đang HOT
“Ve sầu là món ăn quen thuộc của đồng bào Mông, nhưng trong côn trùng có chứa chất dễ gây ngộ độc nên chúng tôi khuyên người dân cẩn thận khi ăn. Chúng tôi cũng yêu cầu chính quyền xã Vụ Bổn cần quan tâm, sâu sát với dân hơn nhất là đồng bào Mông. Có khó khăn gì, lãnh đạo xã cứ báo cáo lên huyện tìm cách tháo gỡ”, bà Trinh thông tin.
Nhân chuyến đi vừa qua, Đoàn kiểm tra mang theo gạo, mì tôm tặng những hộ có hoàn cảnh khó khăn trong xã Vụ Bổn.
Trước đó, 1 cán bộ đoàn xã Vụ Bổn đã chia sẻ những bức ảnh chụp 4 trẻ em đồng bào Mông lên mạng xã hội kèm nội dung: “Bữa cơm của bạn có gì, còn các em chỉ có cơm nguội và ve sầu thôi ạ! Trong chuyến khảo sát tại làng Mông, thôn 12 để chuẩn bị cho chương trình Trung thu sắp tới, mình vô tình gặp cảnh 4 cháu nhỏ đang nấu ve sầu mới đi bắt về để ăn sáng (chỉ nấu chứ không phải chiên vì không có dầu ăn). Ngày Tết Thiếu nhi mà các cháu không biết là ngày gì, không biết cái bánh, kẹo nó vuông tròn ra sao…”.
Bữa cơm sáng ăn kèm với ve sầu của trẻ em thôn 12, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, Đắk Lắk. Ảnh: Lao Động.
Sau khi đăng tải, bài viết nhận được sự quan tâm, nhiều người bày tỏ sự xót xa, thương cảm, kêu gọi giúp đỡ; cũng có người lo lắng về món ăn ve sầu chứa độc tố dễ gây ngộ độc..
Chung lòng vượt qua đại dịch
Đến thời điểm này, TP Cần Thơ cơ bản hoàn tất việc rà soát, tổng hợp các nhóm đối tượng trong diện được hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19 theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ (NQ42).
Đồng thời, các ngành, đơn vị chức năng giám sát chặt chẽ việc chi hỗ trợ các đối tượng diện quản lý tại các quận, huyện. Qua đó, góp phần ổn định đời sống người dân, đảm bảo an sinh xã hội.
Công chức Văn hóa - Xã hội xã Giai Xuân, huyện Phong Điền chi hỗ trợ các đối tượng theo quy định.
Ông Nguyễn Thành Nhơn, Phó Chủ tịch UBND phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, cho biết: "Phường cơ bản hoàn thành chi hỗ trợ 716 người thuộc các nhóm đối tượng người có công với cách mạng (NCCVCM), bảo trợ xã hội (BTXH), hộ nghèo, cận nghèo. Việc chi trả đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng". Anh Nguyễn Văn Phát, hộ nghèo khu vực Thạnh Thắng, chia sẻ: "Suốt 5 năm nay, tôi bị suy thận, phải lọc thận cách nhật, chi phí điều trị tốn kém, gia cảnh khó khăn. 2 năm nay, tôi được phường xét vào diện hộ nghèo, có thẻ bảo hiểm y tế để trị bệnh. Số tiền hỗ trợ tôi được nhận đợt này thể hiện sự quan tâm chăm lo của Nhà nước, tạo động lực để các hộ nghèo vững lòng vượt khó".
Phường Thường Thạnh cũng đã rà soát, tổng hợp xong các nhóm đối tượng lao động và hộ kinh doanh cá thể diện quy định. Mới đây, ban tổ chức 2 phiên Chợ nhân đạo phường Thường Thạnh trao 150 phần quà gồm gạo và các nhu yếu phẩm (trị giá 200.000 đồng/phần) cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi neo đơn, bệnh tật... Trước đó, trong cao điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, UBND phường vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm đóng góp 765 phần quà (100.000-150.000 đồng/phần); khẩu trang vải; gạo, tổng trị giá gần 193,5 triệu đồng... hỗ trợ hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Theo UBND quận Cái Răng, quận thực hiện chi hỗ trợ 6.061 người thuộc các nhóm đối tượng; rà soát, thống kê 3.629 lao động và 322 hộ kinh doanh cá thể tạm ngừng kinh doanh theo quy định NQ42. Bên cạnh vận động hàng ngàn phần quà (gồm tiền mặt, gạo, mì, và nhu yếu phẩm), trên 12.700 khẩu trang, quận phối hợp lắp đặt 4 cây "ATM gạo" tại các phường: Hưng Phú, Phú Thứ, Lê Bình, Ba Láng để hỗ trợ người bán vé số, hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn bị mất việc do ảnh hưởng dịch COVID-19.
Xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, nhanh chóng hoàn tất công tác chi hỗ trợ 1.169 người thuộc các nhóm đối tượng diện quản lý. Chị Lê Thị Trúc Phương, hộ cận nghèo, ở ấp Thới An B, cho biết: "Nhà tôi có 4 người, được hỗ trợ 3 tháng (1 triệu đồng/tháng). Vợ chồng tôi gói ghém chi tiêu...". Theo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) huyện Phong Điền, huyện tổ chức chi hỗ trợ 8.447 người thuộc các nhóm đối tượng theo quy định. Các xã, thị trấn, Hội, đoàn thể vận động khẩu trang, dung dịch sát khuẩn; hàng ngàn suất cơm miễn phí, quà, tiền mặt để kịp thời chăm lo các đối tượng bị ảnh hưởng dịch COVID-19.
Ổn định cuộc sống người dân
Sở LĐ-TB&XH TP Cần Thơ kịp thời triển khai thực hiện các chính sách, chế độ hỗ trợ đến các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và người lao động bị tác động bởi dịch bệnh. Đồng thời, nhanh chóng chuyển đổi các hoạt động giao dịch trực tiếp sang trực tuyến hay sử dụng dịch vụ bưu chính công ích... Sở LĐ-TB&XH thành phố vận động các nhà hảo tâm đóng góp và trao tặng hơn 1.000 phần quà, trị giá gần 500 triệu đồng đến lao động gặp khó khăn về việc làm, thu nhập và lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19. Công chức, viên chức và người lao động toàn ngành may và tặng hơn 5.000 khẩu trang vải; làm hơn 6.000 tấm ngăn giọt bắn tặng các y, bác sĩ, lực lượng tham gia phòng, chống dịch, trị giá hơn 50 triệu đồng. Các quận, huyện đẩy mạnh vận động xã hội hóa hàng chục tỉ đồng chăm lo người nghèo, khó khăn, khuyết tật trên địa bàn.
Mặt khác, ngành LĐ-TB&XH tích cực rà soát, tổng hợp từng nhóm đối tượng bị ảnh hưởng dịch COVID-19 theo NQ42, để kịp thời chi hỗ trợ không lọt, sót đối tượng. Theo báo cáo tiến độ, đến 20-5, các quận, huyện cơ bản chi hỗ trợ 84.260 người (đạt 98% kế hoạch) thuộc các nhóm đối tượng diện quản lý gồm: gia đình NCCVCM, BTXH, hộ nghèo, cận nghèo. Đồng thời, thành phố có 992 người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương; 27.024 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm; 149 hộ kinh doanh cá thể... được chi hỗ trợ theo quy định.
Đồng thời, Sở LĐ-TB&XH nghiên cứu, đề xuất lãnh đạo thành phố quan tâm các giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khôi phục, ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và đảm bảo an sinh xã hội thời gian tới.
Huyện Hoài Đức gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp Nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện, tiến tới Đại hội Đảng bộ các cấp, mới đây, Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức đã tiến hành gắn biến công trình chào mừng Đại hội Đảng cho Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đê Tả Đáy kết hợp giao thông trên địa bàn. Dự...