Trẻ em vẫn đang rất “khát” sữa
Mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam đã tăng 9% trong vòng 10 năm với 14,8 lít/người/năm. Tuy nhiên, với các tỉnh thành khó khăn, trẻ em vẫn rất “khát” sữa, có những em cả đời chưa biết đến một ly sữa.
Theo ông Doãn Mậu Diệp – Thứ trưởng Bộ LĐ,TB&XH, hiện nay, tại Việt Nam vẫn có tới hơn 2 triệu trẻ em thuộc các hộ nghèo, 1,4 triệu trẻ em sống trong hoàn cảnh khó khăn. Đây là những đối tượng chưa được chăm sóc đầy đủ về mặt dinh dưỡng, rất ít được uống sữa hoặc thậm chí không biết đến sữa là gì. Chính vì thế việc phát triển về mặt thể chất và trí tuệ của các em còn nhiều hạn chế.
Được biết mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam đã tăng đáng kể nhưng vẫn thấp hơn nhiều, so với các nước trong khu vực như Thái Lan 23 lít/người/năm và Trung Quốc 25 lít/người/năm. Tỉ lệ uống sữa không đồng đều giữa các vùng nông thôn, thành thị trên cả nước đã phần nào dẫn đến việc cứ 4 trẻ em Việt Nam thì có 1 trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, trong khoảng 6 trẻ thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, tương ứng 26.7% và 16.2% – theo kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng năm 2012.
Chương trình đem đến cơ hội cải thiện thể chất trẻ em vùng nông thôn
Từ năm 2008 dưới sự chủ trì của Quỹ Bảo trợ trẻ em VN – Bộ LĐ, TB&XH, cùng phối hợp với Vinamilk, Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam hướng đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước với hành động thiết thực – trao tận tay các em những ly sữa bổ dưỡng nhằm góp phần giúp các em có được cơ hội phát triển toàn diện hơn về thể chất và trí tuệ, để có một tương lai tươi sáng hơn. Hành trình 5 năm của Quỹ sữa với tổng trị giá 6 tỷ đồng đã được triển khai trên phạm vi 58 tỉnh thành trong cả nước cho khoảng 13,500 trẻ em đặc biệt, khó khăn.
Video đang HOT
Để tiếp nối chuỗi hoạt động này, ngày 16-5, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Bộ LĐ,TB&XH đã cùng Công ty CP Sữa Vinamilk công bố chương trình Quỹ sữa “Vươn Cao Việt Nam” năm 2013.
Theo đó, chương trình sẽ trao cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, một lượng sữa nước tương đương 5 tỷ đồng và lô hàng sữa bột trẻ em trị giá 1 tỷ đồng. Toàn bộ số sữa này sẽ được Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cùng Vinamilk, chuyển trực tiếp đến các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khuyết tật, trung tâm bảo trợ xã hội tại 58 tỉnh thành trên cả nước, để các em nhỏ sử dụng liên tục trong vòng 3 tháng đối với sản phẩm sữa nước và khoảng 2 tháng đối với sữa bột. Như vậy, tính đến nay tổng số lượng sữa mà Quỹ sữa đã đem đến cho hơn 286 ngàn trẻ em khó khăn tại Việt Nam là hơn 20 triệu ly sữa, tương đương khoảng 75 tỷ đồng.
Theo ANTD
Cô giáo đánh sưng mắt trẻ vì 'tội' uống sữa chậm?
Thấy cháu Thúy Hằng bị sưng mắt, bố cháu hỏi và được cháu cho biết, cháu bị cô giáo ở trường mầm non tư thục Đô Rê Mon dùng cây đánh vào mặt vì... "tội" uống sữa chậm.
Theo đơn trình báo của anh Nguyễn Đắc Thanh (29 tuổi, trú xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP HCM): "Chiều 27/4, tôi tới trường Đô Rê Mon đón con về, thấy mắt trái của bé bị sưng tím. Tôi hỏi con vì sao bị như vậy thì bé cho biết bị cô giáo tên là Dung dùng cây đánh vì uống sữa chậm. Tôi xin nói thêm là trước khi xảy ra vụ việc lần này, cô Dung cũng đã một lần dùng muỗng ăn cơm đánh vào phía dưới mắt trái của bé. Sự việc lần đó cô Dung đã nhận lỗi và hứa sẽ không tái phạm".
Bé Hằng cho biết cháu đã bị cô giáo dùng cây đánh vào mặt.
Cũng theo anh Thanh, buổi tối sau khi từ trường về, trong giấc ngủ con anh liên tục hoảng loạn, giật mình, kêu khóc,... Đến sáng hôm sau mắt cháu sưng nhiều hơn. Anh đã đưa cháu đến khám ở bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Mắt TPHCM, các bác sĩ chưa có kết luận vì yêu cầu gia đình kết hợp chụp CT vết thương ở mắt bên trái rồi mới có kết luận.
Sau khi sự việc xảy ra, anh Thanh đã báo lên Công an xã Vĩnh Lộc A. Công an đã mời hai bên lên hòa giải, đồng thời yêu cầu nhà trường kết hợp cùng gia đình giải quyết hậu quả đã xảy ra với bé Hằng.
Làm việc với báo chí ngày 11/5, ông Lương Quang Lâm, Chủ trường mầm non tư thục Đô Rê Mon, cho biết: "Sau khi nhận được phản ánh của phụ huynh, chúng tôi đã làm việc với cô Lê Thị Mỹ Dung, cô Dung khẳng định không đánh bé bầm mắt. Nhưng với tư cách là chủ trường nên tôi đã xin lỗi gia đình vì trong thời điểm cháu đang học ở trường mà để xảy ra chuyện này là lỗi thuộc về nhà trường".
Cũng theo ông Lâm, sau khi sự việc xảy ra, công an xã đã mời hai bên lên làm việc. Phía nhà trường đã gửi cho gia đình một khoản tiền chi phí khám chữa bệnh nhưng gia đình không đồng ý.
Ông Quang Lâm cho biết cô giáo Dung không thừa nhận đã đánh học sinh.
Thông tin từ gia đình cháu Hằng, sau khi bị cô giáo đánh, cháu rất sợ tiếp xúc với người lạ, hay giật mình khóc ré lên vào ban đêm. "Tôi đưa con đi học lại thì bé nhất quyết không chịu vì sợ lại bị cô giáo đánh. Đến nay mắt bé đã hết sưng nhưng khi được hỏi về thị lực thì bé nói "mắt trái nhìn mờ lắm". Gia đình tôi hoang mang đã đưa con đi khám nhiều nơi nhưng vẫn chưa biết liệu chấn thương do cô giáo gây ra có ảnh hưởng đến thị lực của bé không" - anh Thanh bức xúc.
Liên quan đên vụ viêc này, bà Nguyên Thị Trúc Ly, Phó phòng giáo dục huyên Bình Chánh, cho biêt: "Đây không phải là môt trường mâm non mà chỉ là môt nhóm lớp hoạt đông không phép. Trước khi vụ viêc xảy ra, Phòng giáo dục huyên và xã Vĩnh Lôc A đã từng đi kiêm tra những nhóm, lớp không phép và đê nghị đóng cửa. Do điêu kiên cơ sở vât chât, nhân sự chưa đây đủ nhưng vì phụ huynh chưa có chô gửi trẻ nên cho thời hạn đên cuôi tháng 5 này, nêu không hoàn tât các điêu kiên trên thì sẽ trả học sinh và đóng cửa luôn".
Phía xã cũng vừa báo cáo lên Phòng giáo dục: Khi phụ huynh phản ánh, xã có đên giải quyêt và cũng đê nghị bên nhóm lớp đóng cửa, không hoạt đông vì đã hoạt đông không phép mà lại không đảm bảo vê chât lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Theo vietbao
Giảm suy dinh dưỡng với chương trình 'Sữa học đường' Ngày 19/11, trong chuỗi hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tại trường tiểu học Phù Đông, TP. Đà Nẵng, Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đã thực hiện chương trình vui chơi "Mắt sáng, dáng cao" tại trường học cho các em học sinh trong khuôn khổ dự án "Sữa học đường" mà công ty đã thực...