Trẻ em ở Đông Ukraine biểu tình giơ khẩu hiệu “Đừng giết chúng cháu”
Những trẻ em ở Đông Ukraine giương cao các khẩu hiệu như “binh sĩUkraine, đừng bắn”… cầu xin quân đội Ukraine rút lui trong bối cảnh chiến sự đang nổ ra ác liệt tại thành phố điểm nóng Slavyansk.
Trẻ em Đông Ukraine biểu tình, giương cao các khẩu hiệu cầu xin binh sĩ nước này rút lui khỏi khu vực.
Những khẩu hiệu của nhóm trẻ em Đông Ukraine bao gồm: “Binh sĩ Ukraine, đừng bắn”; “Đừng giết chúng cháu”; “Chúa ơi, chúng con muốn được sống biết bao”; “Nếu chúng cháu chết, hàng triệu người sẽ không tha thứ cho các chú”…
Nhóm trẻ em giữ khẩu hiệu “Đừng giết chúng cháu”.
Động thái này nhằm lay động, cảm hóa binh sĩ Ukraine đang tham gia chiến dịch quân sự nhằm trấn áp biểu tình tại miền Đông nước này đã khiến hàng chục người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương. Thương vong chủ yếu về phía người biểu tình ủng hộ liên bang hóa ở miền Đông.
Nhóm trẻ em Đông Ukraine giữ khẩu hiệu “Binh sĩ Ukraine, đừng bắn”; “Chúa ơi, chúng con muốn được sống biết bao”…
Video đang HOT
Nhóm trẻ em tham gia kêu gọi binh sĩ Ukraine rút lui sống ở thành phố điểm nóng Slavyansk – nơi đang bị quân đội Ukraine vây chặt. Đêm qua, chiến sự ác liệt giữa binh sĩ trung thành với chính phủ Kiev và lực lượng ly khai thân Nga đã nổ ra ở ngoại ô Slavyansk.
Một bé gái hồn nhiên mỉm cười, phía sau là các bạn em đang giương cao khẩu hiệu xin binh sĩ Ukraine rút lui.
Đêm qua, quân đội Ukraina đã mở cuộc tấn công tại thành phố Slavyansk, phía bắc tỉnh Donesk. Các hãng tin Ukraine và Nga đưa tin, ở vùng ngoại vi thành phố vang lên hai tiếng nổ. Trong thành phố vang lên tiếng còi báo động, và vang lên những loạt súng.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 7.5 một lần nữa kêu gọi chính phủ lâm thời ở Kiev chấm dứt tất cả các chiến dịch quân sự “chống lại người dân của họ” tại miền Đông Nam Ukraine.
Theo Dân Việt
Đổi mới chương trình - sách giáo khoa: Hơn 34.000 tỉ đồng, chỉ toàn khẩu hiệu !
Sáng qua 14.4, sau khi nghe dự thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT, Ủy ban Thường vụ QH thấy quá nhiều băn khoăn trước tính khả thi của đề án.
Đề án đổi mới chương trình - SGK phổ thông vẫn chưa có những hướng đi cụ thể, thuyết phục - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Quá chung chung
Sau khi nghe ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, trình bày dự thảo Đề án cũng như dự thảo nghị quyết đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015, hầu hết các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều có chung một nhận xét: Còn quá chung chung, đặc biệt là chưa rõ nguồn lực thực hiện của Đề án này cụ thể như thế nào, tính khả thi của nó đến đâu.
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội mở đầu phần thảo luận với câu hỏi rất trúng vào mối quan tâm của dư luận: "Nguồn lực được sử dụng cho việc đổi mới là bao nhiêu, trong đó nhà nước đầu tư bao nhiêu và xã hội đóng góp là bao nhiêu?". Tuy nhiên, câu hỏi này chỉ được ông Nguyễn Vinh Hiển trả lời sau khi Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhắc lại khi ông Hiển đã kết thúc phần giải thích.
Ông Hiển cho biết: "Tổng kinh phí mà Bộ dự kiến bước đầu là 34.275 tỉ đồng, chưa kể số tiền phải đầu tư mang tính trọng điểm vào những cơ sở còn khó khăn về cơ sở vật chất".
Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ - môi trường của Quốc hội, cho rằng: "Hơn 34 nghìn tỉ đồng, tương đương với 1,7 tỉ USD là con số không nhỏ nhưng Đề án thì lại chủ yếu mang tính triết lý là chính, đặc biệt chưa nêu được tác động của đề án này ra sao khi được triển khai thực hiện".
Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng cho rằng gần 2 tỉ USD không phải chuyện nhỏ, cần phải lấy ý kiến rộng rãi hơn trước khi xây dựng.
Chưa rõ nguồn lực thực hiện
Ông Nguyễn Đức Hiền, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội, đề nghị Bộ GD-ĐT cần bổ sung đánh giá tác động của Đề án. Dự thảo chủ yếu nêu những thuận lợi mà chưa thấy nêu khó khăn nào, phải có những đánh giá phân tích về điều kiện cơ sở vật chất và điều kiện nguồn lực để đảm bảo tính khả thi của đề án.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng bày tỏ: "Tôi lo nhất là tính khả thi của Đề án mà cụ thể ở đây là 2 vấn đề lớn: năng lực chất lượng của đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất để thực hiện chương trình SGK từ năm 2016".
Người đứng đầu Quốc hội tỏ ra sốt ruột khi cho rằng chỉ còn một năm rưỡi nữa thôi trong khi mọi thứ thì chưa rõ ràng. Vậy thì việc nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất kỹ thuật để triển khai sẽ được tiến hành ra sao?
Ông Ksor Phước, Chủ nhiệm Hội đồng dân tộc của Quốc hội, đề xuất phải có một báo cáo tác động của Đề án. "Phải làm rõ đội ngũ giáo viên hiện nay sẽ được tổ chức, trang bị hoặc thay đổi như thế nào vì "động" vào vấn đề con người là không hề đơn giản. Tôi vẫn thấy hoang mang, chưa rõ cái gì là mới trong Đề án này so với cái mà chúng ta đang thực hiện", ông Phước nói.
Xung quanh những băn khoăn này, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng chương trình mới sẽ được thực hiện trên cơ sở những nền tảng đã có, chú trọng đến những nơi thiếu điều kiện thực tiễn. Đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất hiện nay về cơ bản các địa phương đã có đủ nhưng vẫn phải bổ sung. Giáo viên thì cơ bản đã đủ về số lượng và đáp ứng chuẩn đào tạo, nay phải bồi dưỡng thêm để đáp ứng những yêu cầu mới. "Sẽ có những tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể về điều kiện về đáp ứng yêu cầu đổi mới", ông Hiển khẳng định.
Chưa đủ điều kiện trình ra Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộ GD-ĐT cân nhắc, đổi mới phải có kế thừa chứ không phải cái gì cũng mới. Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội đề nghị Bộ cần nêu rõ: Chương trình- SGK mới sẽ sử dụng trong khoảng thời gian bao nhiêu năm?
Về dự kiến "tuổi thọ" của chương trình mới, ông Hiển cho rằng: thông thường nhiều nước trên thế giới một chương trình có thời gian tồn tại khoảng từ 5-10 năm, thậm chí có nước chỉ 2-3 năm. Tuy nhiên, với điều kiện của nước ta thì dự kiến chương trình mới sau 2015 có lẽ sẽ thực hiện đến năm 2030.
Kết thúc phiên thảo luận sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định: "Nói về sự cần thiết ban hành nghị quyết của Quốc hội về đổi mới giáo dục phổ thông mà tờ trình chỉ viết toàn "khẩu hiệu", chưa rõ tổ chức thực hiện thế nào, để đảm bảo cho nó có hiệu quả thì phải làm sao... nên chưa đủ điều kiện để trình ra Quốc hội. Phải làm rõ tất cả những vấn đề đó thì Quốc hội mới ban hành nghị quyết được".
Theo TNO
Tổng thống lâm thời Ukraine họp khẩn tìm cách chống bạo loạn Quyền tổng thống Ukraine đã kêu gọi một cuộc họp an ninh khẩn cấp nhằm đối phó với cuộc biểu tình của những người thân Nga phía đông Ukraine. Ông Olexander Turchynov đã huỷ chuyến đi đến Lithuania để giải quyết vấn đề trong nước trước. Những người biểu tình đã đập phá các toà nhà chính phủ và yêu cầu một cuộc...