Trẻ em gặp nguy hiểm do bất cẩn của người lớn khi tham gia giao thông: Thiếu sót nhỏ có thể dẫn đến hậu quả khôn lường
Trẻ em chưa đủ nhận thức để hiểu được các vấn đề an toàn giao thông, chính vì vậy chỉ cần 1 thiết sót nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay cứ 4 phút, trên tất cả các cung đường trên toàn thế giới có một trẻ em qua đời vì TNGT. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 2.000 trẻ em tử vong vì TNGT, chiếm 25% tổng số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích.
Thực tế cho thấy, số trẻ em thương vong do TNGT trong 10 năm (tính đến năm 2018) trở lại đây không hề giảm mà có dấu hiệu gia tăng. Trong đó, nguyên nhân chính do trẻ em ở lứa tuổi học sinh chưa có nhận thức đầy đủ về an toàn giao thông, thiếu kỹ năng khi tham gia giao thông, mức độ quan tâm đến sự an toàn của trẻ khi đi trên đường từ gia đình đến cộng đồng chưa được xem trọng và đặt ra một cách đúng mức.
Bên cạnh đó, có không ít trường hợp tai nạn ở trẻ nhỏ xuất phát từ sự bất cẩn, chủ quan của người lớn khi tham gia giao thông hoặc cùng trẻ tham gia giao thông.
Những sự bất cẩn này đôi khi chỉ xuất phát từ những thiếu sót rất nhỏ, những thói quen thường ngày của người lớn nhưng lại có thể đặt trẻ vào những tình huống hết sức nguy hiểm.
Không trông coi cẩn thận để trẻ tự ý lao ra lòng đường
Đoạn clip được cắt ra từ camera hành trình của 1 chiếc xe ô tô đã ghi lại sự việc khiến không ít người phải thót tim.
Đây là đoạn đường cao tốc có giải phân cách cứng, đoạn đường xuất hiện rất nhiều xe ô tô, xe tải có trọng lượng lớn và tốc độ cho phép các phương tiện được di chuyển khá cao.
Bỗng nhiên, trên đoạn đường này xuất hiện 1 em bé bò ngang qua lòng đường. Tình huống hết sức nguy hiểm này đã khiến các tài xế không khỏi bàng hoàng. Rất may mắn, những chiếc xe đang di chuyển vào thời điểm này đều được các bác tài kiểm soát tốt tốc độ và có sự quan sát cẩn thận nên em bé không gặp bất kỳ sự nguy hiểm nào.
Tuy nhiên, việc không cẩn thận trong lúc trông coi trẻ nhỏ xảy ra khá nhiều. Với những trẻ lớn hơn, nhất là ở các vùng ngoại thành các thành phố lớn, việc đi lại trên lòng đường của trẻ em xảy ra khá thường xuyên.
Đoạn clip trên được ghi lại trên 1 đoạn đường sát khu dân cư. Chiếc ô tô đang lưu thông trên đường thì bất ngờ 1 bé trai băng qua lòng đường mà không hề quan sát.
Tài xế dù đã cố gắng xử lý tình huống nhưng sự việc xảy ra quá bất ngờ nên vẫn có va chạm giữa xe ô tô và bé trai này.
Mặc dù sau đó, bé trai vẫn đứng dậy và cử động bình thường nhưng do hoảng loạn và sợ hãi đã khóc lóc không ngừng dù ngay sau đó rất nhiều người lớn đã có mặt để xem xét tình hình.
Không tắt máy để trẻ tò mò vặn tay ga
Đây có lẽ được xem là 1 trong những lỗi mà nhiều bậc phụ huynh thường xuyên mắc phải khi tham gia giao thông có kèm theo trẻ nhỏ.
Khi dừng phương tiện, nhiều người lớn không tắt hẳn xe mà vẫn để xe nổ máy. Trẻ nhỏ chưa đủ nhận thức và có xu hướng tò mò với những sự vật xung quanh, thường sẽ bắt chước hành động của người lớn và vặn tay ga.
Trong sự việc này, chỉ thiếu may mắn 1 chút thôi thì có lẽ ông bố này sẽ phải ân hận cả đời. Clip cho thấy, người đàn ông chở con trai ngồi phía trước trên 1 chiếc xe gắn máy. Khi đang dừng đỗ xe, người bố đã không tắt máy và cậu con trai nhỏ đã vặn tay ga khiến cho chiếc xe đâm thẳng và cột nhà.
Nguy hiểm hơn nữa, phần tường ốp bên ngoài cột đã bất ngờ đổ ấp xuống ngay vị trí sát bên cạnh cháu bé. Chỉ lệch đi 1 chút thôi, hậu quả nghiêm trọng hoàn toàn có thể xảy ra.
Đáng nói hơn nữa, đây là lỗi mà dù đã được cảnh báo rất nhiều lần, thậm chí không ít sự việc đã xảy ra để lại hậu quả đau lòng, thế nhưng vẫn có rất nhiều các bậc cha mẹ vẫn mắc phải lỗi nghiêm trọng này.
Không có vật dụng hỗ trợ bảo vệ an toàn cho trẻ khi cùng người lớn tham gia giao thông
Khi cùng con nhỏ tham gia giao thông, các bậc phụ huynh luôn chuẩn bị sẵn những vật dụng bảo hộ cho trẻ để tránh trường hợp không an toàn xảy ra.
Tuy nhiên, không ít bậc cha mẹ chủ quan đến đáng trách khi đưa đón trẻ không có vật dụng hỗ trợ an toan, thậm chí chở nhiều trẻ hay nguy hiểm hơn nữa là 1 tay bế trẻ 1 tay điều khiển phương tiện.
Không rõ người đàn ông này có ý thức được sự nguy hiểm khi đèo trẻ nhỏ tham gia giao thông bằng cách này hay không, nhưng hình ảnh này đã khiến rất nhiều người bức xúc.
Bé trai ngồi ngược phía sau trong tư thế không hề chắc chắn, nhưng người đàn ông này vẫn thản nhiên bế theo bé gái nhỏ tuổi bằng 1 tay và sử dụng tay còn lại để điều khiển phương tiện giao thông.
Người phụ nữ làm rơi con từ trên xe xuống lòng đường.
Hay những trường hợp có chuẩn bị vật dụng chuyên dụng để chở trẻ nhỏ nhưng lại chưa đảm bảo an toàn trong đoạn clip trên.
Chiếc xe ô tô đang di chuyển trong đoạn đường khá hẹp và thời điểm này đường phố không đủ có đủ ánh sáng an toàn. Một người phụ nữ đang đỗ xe bên lề đường với trang phục chống nắng kín mít bất ngờ làm rơi chiếc ghế ngồi và cả em bé xuống lòng đường, ngay trước mũi xe ô tô.
Rất may tài xế đã kịp thời phản ứng và phanh gấp trước khi chuyện đáng tiếc xảy ra. Ngay sau đó, tài xế còn không ngừng trấn an 2 mẹ con rằng “không sao là tốt rồi”.
Bất cẩn của người lớn có thể đặt trẻ vào tình huống nguy hiểm
Sự bất cẩn của người lớn đôi khi sẽ khiến trẻ nhỏ rơi vào những tình huống nguy hiểm. Nhất là trong việc trẻ tham gia giao thông cùng người lớn, ở độ tuổi chưa thể tự ý thức và bảo vệ an toàn cho chính mình, trẻ cần ở người lớn sự cẩn thận dù trong những hành động nhỏ nhất.
Để đảm bảo an toàn cho con trẻ và cũng là cho chính bản thân mình, mỗi người lớn cần nâng cao ý thức trách nhiệm và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi cùng trẻ tham gia giao thông.
Không đặt sự an toàn bản thân và trẻ và thế nguy hiểm khi chủ quan, bất cẩn. Có không ít những sự việc đau lòng đã xảy ra, chính vì vậy sự cảnh báo về an toàn giao thông cho trẻ luôn là vấn đề được các cấp chính quyền, các phương tiện thông tin đại chúng quan tâm.
Trường cấp II Trung Quốc gây tranh cãi vì ép học sinh chạy 100 phút/ngày để giảm béo hậu cách ly
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng trọng lượng cơ thể không phải yếu tố duy nhất để xác định thể lực, đặc biệt là ở trẻ em.
Một trường cấp II ở miền đông Trung Quốc vừa đưa ra chương trình giảm cân đặc biệt cho học sinh sau nhiều tháng ở nhà né dịch. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sáng kiến này có thể gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Theo bài viết của China News Service (CNS) vào thứ 5 tuần trước, trường Song ngữ Thự Quang ở tỉnh Giang Tô đang hướng tới việc cải thiện cân nặng và thể lực của học sinh bằng cách cho các em chạy... 100 phút/ngày.
Chủ trương này được đưa ra sau khi ban giám hiệu nhận thấy nhiều trẻ đã phát phì sau nhiều tháng cách ly xã hội.
Phó hiệu trưởng họ Châu nói với CNS rằng: "Học sinh được ăn uống thoải mái và nghỉ ngơi nhiều ngày liền, vì thế mà nhiều em trong số đó trở nên thừa cân và yếu ớt".
Trường song ngữ Thự Quang ở tỉnh Giang Tô đang hướng tới việc cải thiện cân nặng và thể lực của học sinh bằng cách cho các em chạy... 100 phút/ngày.
Trong khi hầu hết học sinh của trường Song ngữ Thự Quang tỏ ra sợ hãi, một em nhỏ họ Cơ lại tỏ ra thích thú với sáng kiến này.
"Thầy cô cho cả lớp chạy cùng nhau, có nhiều bạn khá bụ bẫm nên em không cảm thấy mình kém cỏi", Cơ nói với The Cover.
Bác sĩ họ My, chuyên gia về bệnh tim mạch tại Trung tâm Sức khỏe Trẻ em Bắc Kinh lại có ý kiến khác:
"Trong trường hợp không tập thể dục, tăng cân trong thời gian cách ly kéo dài là điều hoàn toàn tự nhiên. Quản lý cân nặng của trẻ em là điều cần thiết vì tỷ lệ béo phì của trẻ em Trung Quốc đã tăng đáng kể trong những năm gần đây".
Khảo sát vào năm 2019 cho thấy: Từ 7 tuổi trở lên, cứ 5 trẻ thì 1 trẻ bị thừa cân, thậm chí béo phì, tăng 15% so với năm 1985.
Báo cáo của UNICEF và năm 2018 cũng dự đoán rằng, hơn 28% trẻ em ở Trung Quốc (49 triệu đứa trẻ) có thể rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì vào năm 2030.
Dẫu vậy, chạy 100 phút/ngày chưa chắc đã là phương pháp phù hợp với mọi học sinh.
"Trẻ thừa cân phải tập luyện quá đà sẽ bị tổn thương khớp", bác sĩ My cho biết.
"Hơn nữa, béo phì có xu hướng đi kèm với các tình trạng như huyết áp cao hoặc tiểu đường. Do đó tập luyện cường độ cao dễ khiến trẻ thừa cân hạ đường huyết, thậm chí là ngừng tim".
Theo chuyên gia dinh dưỡng này, việc trẻ nhẹ hay nặng cân không đủ để nói lên tình trạng thể lực. Cơ thể trẻ liên tục phát triển, rất có thể số cân dư thừa đến từ hệ cơ hoặc xương đang tăng trưởng.
Ngoài ra, quá chú trọng vào việc "sao cho gầy" gián tiếp làm tăng sự kỳ thị xã hội đối với người thừa cân.
"Người ta thường gắn mác khá tiêu cực cho việc béo, như lười biếng hoặc không được thông minh và điều đó khiến trẻ tổn thương về mặt cảm xúc", cô Ngư Văn Lạc, chuyên viên y tế ở Hạ Môn nói với S.T.
"Nếu nhà trường áp học sinh vào một khuôn mẫu thẩm mỹ nhất định, nó sẽ khiến trẻ stress vì ngoại hình, ảnh hưởng xấu đến lòng tự tôn của các em".
"Mong muốn của trường Song ngữ Thự Quang khá tích cực nếu chỉ tập trung vào mục tiêu cải thiện sức khỏe của học sinh. Tuy nhiên, gắn mác trẻ em dựa vào trọng lượng cơ thể chính là phân biệt đối xử".
CLIP: Mải tìm vé xe trong hầm, người mẹ khiến dân mạng "tái mặt" vì quên một việc quan trọng Không ai kịp phản ứng vì sự cố xảy ra quá đột ngột. Ảnh minh họa Đoạn clip ghi lại hình ảnh quen thuộc của các gia đình có con nhỏ. Một người mẹ trẻ chở con vào trong hầm gửi xe. Người này dừng xe máy điện để xuất trình vé qua chốt bảo vệ nhưng không tắt máy. Trong lúc người...