Trẻ em đường phố Bỉ cướp bóc, kiếm tiền cho IS
Những kẻ tuyển tân binh cho IS đang dụ dỗ và yêu cầu trẻ em đường phố Bỉ cướp bóc, móc túi người qua đường để gây quỹ cho tổ chức khủng bố này trước khi đưa các em sang Syria để chiến đấu.
Theo Daily Mail, các đơn vị khủng bố ở Bỉ đang điều tra nhiều giáo sĩ ở Molenbeek – vốn bị xem là “xóm liều” ở Brussels “thủ đô thánh chiến giữa lòng châu Âu”.
Những giáo sĩ này bị cáo buộc đang ra sức tẩy não trẻ em đường phố và yêu cầu chúng cướp bóc, móc túi người đi đường để gây quỹ cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Chúng bị giao nhiệm vụ phải thực hiện 10 vụ cướp mỗi ngày.
Cảnh sát vũ trang Bỉ tuần tra đường phố Brussels trong bối cảnh an ninh được thắt chặt sau vụ tấn công khủng bố đẫn máu ở Paris.
Trẻ em đường phố còn được hứa hẹn sẽ được thưởng 2.500 USD khi sang Syria tham chiến và khi quay trở về, sẽ được nhận thêm 4.700 USD.
Nhiều thanh thiếu niên đường phố bị dụ dỗ đã ký thỏa thuận với giáo sĩ Hồi giáo Khalid Zerkani, 41 tuổi, biệt danh là “Santa Claus”.
Theo thỏa thuận, những đứa trẻ này phải gây quỹ cho IS bằng cách ăn cắp máy ảnh, tiền mặt, đồ trang sức của người đi đường ở các địa điểm đông người như nhà ga Eurostar ở Brussels.
Video đang HOT
Một cậu bé tên là Yousef phải thực hiện 10 vụ cướp/ngày trong một tháng trước khi được đưa tới Syria.
Một con phố ở “xóm liều” Molenbeek.
Tên giáo sĩ Zerkani bị cáo buộc đang điều hành một mạng lưới buôn người ở Thổ Nhĩ Kỳ và đã gửi một số thiếu niên tới Syria chiến đấu cho IS. Tên giáo sĩ này tẩy não trẻ em bằng cách tuyên bố, Bỉ là “kẻ thù của người Hồi giáo”.
Sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris, Molenbeek bắt đầu gây chú ý toàn cầu khi bị xem là “nơi sản sinh các chiến binh thánh chiến”. Nhiều kẻ tham gia vụ khủng bố Paris sinh ra và lớn lên ở Molenbeek như anh em nhà Salah Abdeslam – Ibrahim Abdeslam. Tên khủng bố khét tiếng chủ mưu khủng bố Paris Abdelhamid Abaaoud cũng sống ở khu xóm liều Molenbeek này.
Theo Danviet
Cảnh sát Pháp nhập khẩu 'cảnh sát nước ngoài' trị cướp giật du khách
Sau hàng loạt vụ móc túi, cướp giật, tấn công du khách Đông Á ở thủ đô Paris, cảnh sát Pháp áp dụng một biện pháp được cho là "sáng tạo": phân vùng những "điểm đen" cảnh báo du khách và tuyển dụng cảnh sát người nước ngoài tuần tra tại các khu vực tập trung nhiều du khách.
Cảnh sát Pháp tăng cường tuần tra ở thủ đô Paris, phòng chống tội phạm móc túi, cướp giật du khách - Ảnh: Reuters
Vào năm 2014, hàng loạt cảnh sát người Trung Quốc được tuyển dụng phối hợp tuần tra với lực lượng cảnh sát ở thủ đô Paris, theo trang tin CityLab của tạp chí The Atlantic (Mỹ).
Bộ Nội vụ Pháp hồi tháng 5.2015 đã công bố kế hoạch tuyển dụng cảnh sát từ Trung Quốc để đối phối hợp với cảnh sát nước này tuần tra tại những khu vực thu hút nhiều du khách, nhất là du khách Trung Quốc.
"Ý tưởng triển khai cảnh sát nước ngoài tuần tra trên trên những con đường ở thủ đô Paris nghe có vẻ lạ lùng, nhưng biện pháp này thể hiện vấn nạn ở Paris là du khách Đông Á trở thành mục tiêu của bọn tội phạm", theo CityLab.
Số vụ tấn công, móc túi, cướp giật nhắm vào du khách Đông Á gia tăng trong những năm gần đây. Đa số du khách Nhật Bản và Trung Quốc thường là mục tiêu của bọn tội phạm vì họ mang theo nhiều tiền mặt trong người.
Theo tờ Financial Times (Anh) hồi tháng 5.2015, các du khách Đông Á, nhất là du khách Trung Quốc, thường đem theo nhiều tiền mặt để tránh dùng máy rút tiền ATM đánh phí cao khi vượt định mức rút tiền.
Du khách Trung Quốc nổi tiếng hay mua nhiều hàng hóa xa xỉ làm quà bởi vì chúng có giá rẻ hơn ở Trung Quốc. Một người tổ chức tour du lịch ở Paris cho Financial Times biết du khách Trung Quốc có khi chi 6.000-9.000 USD trong một lần mua sắm.
Paris không chỉ là thành phố duy nhất trên thế giới bị ảnh hưởng bởi nạn cướp giật du khách. Nhưng để lấy lại hình ảnh Paris tráng lệ trong mắt du khách, cảnh sát Pháp đã triển khai cảnh sát người nước ngoài để hỗ trợ du khách.
Hồi tháng 5.2015, cảnh sát trưởng Paris, Bernard Boucault tuyên bố có 26.000 cảnh sát được triển khai trong mùa hè năm nay tại các địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài.
Cảnh sát Pháp tuần tra ở Tháp Eiffel, thủ đô Paris - Ảnh: Reuters
Cảnh sát Pháp còn ban hành tập sách "Guide to Staying Safe in Paris" (Hướng dẫn sống an toàn ở Paris) phân phát miễn phí cho du khách, tại các đại sứ quán, khách sạn, cung cấp số những điện thoại liên lạc trong tình hình khẩn cấp, địa chỉ các đồn cảnh sát...
Tập sách này còn hướng dẫn du khách tránh xa một số "điểm nóng tội phạm", một số hộp đêm, quán rượu, chẳng hạn ở quận Pigalle vì có những hộp đêm "chặt chém" du khách với giá trên trời.
Tập sách thậm chí hướng dẫn du khách cách bắt taxi, cung cấp giá taxi để giúp khách tránh "taxi dù", theo trang tin Vice News(Mỹ).
Ngoài ra, cảnh sát Pháp cũng tăng cường những chiến dịch truy quét tội phạm cưới giật, móc túi, tấn công du khách.
Cảnh sát Paris hồi tháng 5.2015 đã phá đường dây móc túi khách du lịch nước ngoài tại Tháp Eiffel và Lâu đài Versailles, bắt giữ 10 đối tượng, tuổi 17-47. Chiến dịch này được tiến hành một tuần sau khi các nhân viên Tháp Eiffel đình công nhằm phản đối những vụ móc túi "diễn ra như cơm bữa" mỗi ngày tại đây và yêu cầu "có những biện pháp dài hạn" phòng chống tội phạm.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Phó Thủ tướng Iraq từ chức Phó Thủ tướng Iraq về vấn đề năng lượng Baha al-Araji hôm 10-8 đã từ chức và đang bị điều tra về cáo buộc tham nhũng. Đây là kết quả thực tế đầu tiên trong chiến dịch chống tham nhũng của Thủ tướng Haider al-Abadi trước những cuộc biểu tình chống chính phủ lan rộng, kêu gọi chính phủ cần có hành động...