Trẻ em được tiêm miễn phí vắc-xin phòng bệnh tiêu chảy
Cùng với cả nước, Thái Nguyên đang chuẩn bị các điều kiện để đưa vắc-xin Rota ( phòng bệnh tiêu chảy) vào Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong công tác chăm sóc, phòng bệnh cho trẻ em, hoạt động này còn giúp thu hẹp khoảng trống miễn dịch, chủ động phòng, chống dịch bệnh trong cộng đồng.
Hiện nay, trẻ em tại Thái Nguyên được tiêm miễn phí 10 loại vắc-xin phòng bệnh. Dự kiến quý IV năm nay, trẻ em sẽ được tiêm miễn phí vắc-xin Rota phòng bệnh tiêu chảy.
Bác sĩ Hoàng Anh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: Rota là một loại virus gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Hằng năm, trên thế giới có đến hơn 215.000 ca tử vong do virus này gây ra. Đây là loại virus lây lan mạnh, gây viêm dạ dày và ruột, trong khoảng từ cuối Đông đến đầu Xuân, người bệnh có những triệu chứng như tiêu chảy nặng, nôn ói, sốt, đau bụng và mất nước ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và một số người trưởng thành.
Video đang HOT
Cũng theo bác sĩ Hoàng Anh, loại virus này lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa, tiếp xúc qua tay hoặc đồ vật đã nhiễm virus. Theo đó, trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao nhất. Những trẻ bị nhiễm virus, khi đưa đến bệnh viện muộn sẽ bị mất nước, nặng hơn là trụy tim mạch, dẫn đến tử vong. Thực tế này cho thấy, nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh tiêu chảy do nhiễm virus Rota có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
Bởi vậy, chủ trương đưa vắc-xin Rota vào chương trình tiêm chủng mở rộng là rất phù hợp với mong muốn của người dân và cán bộ y tế. Chị Nguyễn Thủy Tiên, phường Phan Đình Phùng (TP. Thái Nguyên), cho hay: Tôi từng bỏ tiền để con gái được sử dụng vắc-xin phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota. Cháu được uống 2 liều vắc-xin phòng bệnh với giá 400 nghìn đồng/liều. Có nhiều loại đắt hơn (tùy vào nhà sản xuất) nhưng đắt nhất là 800 nghìn đồng/liều. Chi phí như vậy là khá cao, nhất là với các gia đình ở miền núi, vùng cao, đời sống còn nhiều khó khăn. Do đó, khi loại vắc-xin này đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, nhiều trẻ em sẽ được tiếp cận và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Giai đoạn 2021-2030, nước ta sẽ đưa 4 loại vắc-xin quan trọng vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo đó, thay vì tiêm 10 loại vắc-xin phòng các bệnh truyền nhiễm miễn phí, người dân sẽ được tiêm 14 loại vắc-xin. Trong đó, năm 2024 sẽ đưa vắc-xin phòng bệnh do virus Rota vào chương trình để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh tiêu chảy Rotavirus với 2 đến 3 liều tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên. Loại vắc-xin này đã được triển khai thí điểm tại một số tỉnh trong cả nước.
Tại Thái Nguyên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đang xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện để chậm nhất là trong quý IV năm nay, trẻ em dưới 1 tuổi sẽ được tiêm vắc-xin Rota miễn phí tại các trạm y tế. Bác sĩ Hoàng Anh chia sẻ: Chúng tôi đã liên hệ với các đơn vị có thẩm quyền ở cấp Trung ương cũng như chương trình tiêm chủng quốc gia để có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Qua đó giúp Thái Nguyên triển khai loại vắc-xin mới được thuận lợi, an toàn, hiệu quả.
Sau vắc-xin Rota, vắc-xin phòng bệnh do phế cầu (PCV) để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng hút do vi khuẩn phế cầu sẽ được đưa vào thực hiện thí điểm tại các tỉnh, thành phố trong năm 2025 và mở rộng trên cả nước vào năm 2030.
Vắc-xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung (HPV) là loại thứ 3 được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, giúp bảo vệ phụ nữ khỏi vi rút HPV, bắt đầu triển khai tiêm chủng cho trẻ em gái độ tuổi 11 trên diện rộng vào năm 2026.
Cuối vùng là vắc-xin phòng bệnh cúm mùa (Influenza) nhằm giảm nguy cơ mắc cúm, biến chứng cúm và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, dự kiến triển khai từ năm 2030, tại 20 tỉnh, thành phố.
Vẫn tiếp diễn tình trạng thiếu vaccine ở Đồng Nai
Cập nhật tình hình 11 loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh cho thấy, tình trạng thiếu vaccine so với nhu cầu thực tế vẫn tiếp diễn.
Trẻ em được tiêm vaccine phòng bệnh tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: H.Yến
Trong đó, nhu cầu vaccine Rota năm 2024 là hơn 50 ngàn liều nhưng đến hiện tại vẫn chưa được cung cấp. Đây là năm đầu tiên vaccine Rota phòng tiêu chảy được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng.
Tính đến tháng 7, Đồng Nai đã nhận hơn 18 ngàn liều vaccine viêm não Nhật Bản, trong khi nhu cầu cần hơn 61 ngàn liều (còn thiếu hơn 70%). Tương tự, đối với vaccine DPT (bạch hầu - ho gà - uốn ván), Đồng Nai mới tiếp nhận được 18,6 ngàn liều trong khi nhu cầu cần hơn 48,2 ngàn liều, còn thiếu hơn 61%.
Tỷ lệ thiếu các loại vaccine khác như sau: Uốn ván 58,8%, IPV (bại liệt) 53,8%, DPT-VGB-Hib thiếu 52,7%, Viêm gan B 45,9%, BCG 49,3%, OPV 28,7%, sởi 36,7%, sởi - rubella 26,2%.
Việc gián đoạn cung ứng vaccine kéo dài có thể khiến trẻ nhỏ không được tiêm chủng đầy đủ, nguy cơ mắc bệnh rất cao. Một khi cộng đồng không được cung ứng vaccine đầy đủ, tỷ lệ tiêm chủng vaccine sẽ giảm xuống, có thể dẫn đến nguy cơ bùng phát một số dịch bệnh.
Bệnh ho gà trở lại sau hơn 3 năm 'vắng bóng' Quảng Ngãi vừa ghi nhận 2 ca mắc ho gà ở phường Trần Phú, Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi). Theo Sở Y tế, từ năm 2020 đến nay, Quảng Ngãi mới xuất hiện trở lại bệnh ho gà. Hai ca mắc bệnh ho gà vừa được ghi nhận trên địa bàn TP.Quảng Ngãi là cháu P.T.T (hơn 2 tháng tuổi), ở tổ 3, phường...