Trẻ em đau dạ dày, đâu là nguyên nhân khiến bệnh gia tăng?
Nhiều bà mẹ vẫn cho rằng chỉ có người lớn mới bị đau dạ dày do ăn uống, sinh hoạt bừa bãi. Tuy nhiên, bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở trẻ em, có thể gặp ở trẻ mẫu giáo và tuổi hay gặp nhất là 10-14.
Trẻ thủng dạ dày tá tràng đang được điều trị tại BV Việt Nam- Thuỵ Điển Uông Bí
Thủng dạ dày tá tràng vì ăn nhiều đồ cay nóng
Khoa Ngoại tiêu hoá và Tổng hợp, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị viêm loét dạ dày, trong đó có trường hợp biến chứng thủng dạ dày tá tràng.
Đó là trường hợp bé nam Đ. T. D., 11 tuổi, tại Xã Hồng Phong, Thị xã Đông Triều. Ngày 1/11/2020 sau khi ăn tối trẻ xuất hiện đau quặn bụng dữ dội quanh rốn, sau lan ra khắp bụng. Trẻ nôn 3 lần ra dịch tiêu hoá đã được đưa đến cấp cứu tại Trung tâm Y tế Thị xã Đông Triều, và được chuyển Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí tiếp tục điều trị.
Qua thăm khám và kết quả chụp X- quang bụng với hình ảnh thủng tạng rỗng, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật nội soi cấp cứu cho bệnh nhi. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ thấy mặt trước hành tá tràng có 1 lỗ thủng đường kính khoảng 0,7 cm, xung quanh ổ loét xơ chai.
Theo lời mẹ bệnh nhi cho biết tại nhà, trẻ có chế độ học tập, sinh hoạt điều độ, tuy nhiên trẻ có thói quen ăn nhiều tương ớt, thường xuyên chấm đồ ăn với tương ớt trong các bữa ăn…
Chủ yếu do stress
Video đang HOT
Trao đổi thêm với phóng viên về bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho rằng, thông thường bệnh dạ dày ở trẻ em khác với người lớn là không có biểu hiện (người lớn ợ chua còn trẻ thì không). Nhiều trường hợp trẻ bị đi ngoài ra máu khám mới biết nguyên nhân là do đau dạ dày đã nặng đến mức xuất huyết. Tình trạng này rất hay gặp vào các mùa thi.
Còn trường hợp ăn cay nóng khiến viêm loét dạ dày đến mức thủng dạ dày tá tràng như trường hợp bệnh nhi ở Quảng Ninh có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp. Đặc biệt, theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng nhiều bà mẹ vẫn cho rằng chỉ có người lớn mới bị đau dạ dày do ăn uống, sinh hoạt bừa bãi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở trẻ em. Trẻ có thể bị ngay từ hồi học mẫu giáo, thậm chí chỉ mấy tháng tuổi, trong đó tuổi hay gặp nhất là 10-14.
Cũng theo ông, đau dạ dày là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ. Trong số những trẻ đến khám vì lý do đau bụng âm ỉ thì có đến quá nửa là đau dạ dày.
“Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ, nhưng chủ yếu vẫn là vấn đề stress. Ở trẻ lớn là do bị ép học quá nhiều. Một số cha mẹ vì muốn con học giỏi, muốn quản lý con mà tìm cách đăng ký cho con học càng nhiều lớp càng tốt, học ở trường, học thêm, gia sư… Với trẻ nhỏ, lý do lại là vì bị ép ăn. Cha mẹ nào cũng thương con, thấy con ăn không đủ khẩu phần, ăn ít là ép con ăn cho bằng được rồi hay kêu “Ăn chậm quá, ăn nhanh lên. Từ đầu bữa đến cuối bữa mãi không hết bát cơm”. Điều này khiến bé lúc nào ăn cũng lo lắng, không cảm thấy ngon miệng”, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh.
Trong khi đó, cảm giác thèm ăn rất quan trọng. Khi ép trẻ cố nuốt sẽ khiến con cảm giác muốn nôn oẹ, thậm chí ợ lên gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày (dịch dạ dày chứa axits trào ngược lên thực quản). Đièu này rất nguy hiểm.
Bởi theo PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng, dạ dày có thể chịu được axit còn thực quản không chịu được nên mới gây ợ nóng. Nếu trào lên họng sẽ gây ho. Để lâu có thể gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiễm vi khuẩn H.Pylori phối hợp với một trong 2 yếu tố gây stress như trên. Trẻ bình thường cũng có một tỷ lệ nhất định mang vi khuẩn này (30-50%), nhưng chỉ khi bị tác động của 2 yếu tố kia mới gây bệnh và khiến bệnh càng nặng hơn.
Tiến sĩ Dũng cho biết, biểu hiện của bệnh chủ yếu là những cơn đau bụng, không dữ dội mà âm ỉ, giống như giả vờ một lúc là hết. Đây là biểu hiện ban đầu của bệnh. Tuy nhiên, cái khó ở chỗ trẻ không diễn tả đúng cơn đau, vị trí đau nên nhiều trường hợp người lớn dễ bỏ qua. Một số phụ huynh lại nghĩ trẻ đau bụng do ăn uống, giun sán, nên thường cho trẻ uống thuốc tẩy giun.
Ngoài ra, ở một số cháu có biểu hiện cấp tính như đột ngột nôn, đi ngoài ra máu, có trường hợp da xanh lớt, mệt không học được, gục trên lớp gia đình đưa đến bệnh viện thì mới biết là đau dạ dày.
Tiến sĩ Dũng khuyến cáo, cha mẹ nên đưa con đi khám sớm nếu thấy trẻ hay kêu đau bụng. Tình trạng viêm, loét để càng lâu có thể loét sâu, ăn vào mạch máu, gây xuất huyết. Lúc này cần phải truyền máu, cầm máu, trường hợp đặc biệt không cầm máu nổi phải nội soi can thiệp. Đã có trẻ phải đi cấp cứu vì xuất huyết dạ dày.
Để phòng bệnh, các bác sĩ cho rằng cần thay đổi thói quen sinh hoạt: hạn chế đồ cay nóng như tương ớt, gà chiên cay, mì cay; ăn nhanh không nhai kỹ; ăn không đúng bữa; bỏ bữa, sinh hoạt; ăn ngủ không điều độ… Đồng thời các phụ huynh cần lưu ý nhắc nhở con em mình duy trì chế độ ăn uống, vận động, học tập điều độ, khoa học để phòng tránh những nguy cơ gây hại đến sức khoẻ.
Đặc biệt, các chuyên gia cũng khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi máy tính, xem tivi hay nhảy múa hát ca trong bữa ăn… Việc vừa ăn, vừa xem hoặc chơi đùa khiến trẻ phân tâm, sao nhãng dẫn đến khó tiêu hóa thức ăn, trẻ không cảm thấy món ăn ngon hay không mà chỉ đưa thức ăn vào miệng như một thói quen, từ đó hạn chế tiết dịch tiêu hóa thức ăn và có thể dẫn đến các bệnh lý về tiêu hóa.
Hóc dị vật ở trẻ: Nhiều cha mẹ bất lực nhìn con ngừng thở dần
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi - bệnh viện Bạch Mai) hóc dị vật thường xảy ra đối với trẻ nhỏ và nhiều trường hợp trẻ tử vong vì cha mẹ không biết sơ cứu.
Hóc dị vật là một tai nạn có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhất là khi dị vật lọt vào đường thở, cần được xử trí cấp cứu ngay lập tức vì khi trẻ bị ngừng tuần hoàn, oxy không còn lên não có thể khiến trẻ tử vong nhanh chóng.
Theo các báo cáo y học tại Mỹ, hóc sặc dị vật gây nghẹt thở là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em từ 3 tuổi trở xuống. Hàng nghìn trẻ phải cấp cứu do dị vật đường thở, một số khác bị tổn thương não vĩnh viễn.
Trong quá trình trông trẻ, chỉ một thoáng lơ là, bất cẩn của người lớn là trẻ có thể hóc sặc dị vật phải đi cấp cứu. Trẻ nhỏ thích khám phá và có khuynh hướng cho vào miệng các vật có được trong tay, từ những hạt thực vật đến bộ phận đồ chơi, vật dụng nhỏ.
Trẻ lớn ngậm nguyên cả trái cây trong miệng như trái nhãn, vải, chôm chôm, táo, thạch rau câu để ăn...Vừa ngậm ăn vừa chạy chơi, đó là điều kiện dễ làm cho dị vật chui vào đường thở khi trẻ hít vào mạnh hoặc sau một trận cười, khóc, sợ hãi, ngạc nhiên và trở thành mối nguy đe dọa tính mạng trẻ.
Hóc dị vật ở trẻ: Cha mẹ bất lực nhìn con tử vong
Theo thống kê cho thấy, hóc dị vật đường thở thường xảy ra ở trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi. Trẻ dưới 3 tuổi dễ bị nhất, chiếm tỉ lệ đến 73%. Nguyên nhân do bé vừa ngậm thức ăn vừa chơi đùa hay khóc la trong lúc ăn, tuổi này trẻ chưa đủ răng khi nhai thức ăn. Đây là thời kỳ hành vi tay - miệng, trẻ nhỏ khám phá thế giới xung quanh bằng cách cho vào miệng tất cả mọi vật có trong tay.
Đối với hóc dị vật, PGS Dũng cho rằng cách sơ cứu là quan trọng nhất. Nhiều trường hợp cha mẹ bất lực nhìn con ngừng thở dần chỉ vì không biết cách sơ cứu.
Chính vì vậy, bác sĩ Dũng cho biết người lớn cũng cần biết thủ thuật Heimlich để cấp cứu khi có dị vật lọt vào đường thở trẻ.
Nguyên tắc là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành để đẩy dị vật ra ngoài. Cách làm này có hiệu quả rất tốt với những dị vật choán gần hết đường thở và dễ di chuyển như viên bi, kẹo...
Trường hợp trẻ đang ăn bột hay hoa quả bị hóc, nghẹn thì cần để trẻ nằm sấp, đầu dốc xuống dưới, úp lòng bàn tay vỗ mạnh vào giữa lưng bé. Thao tác này giúp tác động mạnh vào lưng gây ho để bật dị vật ra. Với trẻ lớn, người thân cần đứng sau ôm bụng sốc mạnh người trẻ lên.
Khi sơ cứu không được đưa tay vào miệng trẻ móc dị vật ra ngoài. Đặc biệt, PGS Dũng khuyến cáo cách tốt nhất là phòng hóc dị vật. Ví dụ những loại thực phẩm như thạch, quả nhãn, quả vải, chôm chôm, nho, đồ chơi tròn nhỏ không nên để gần trẻ.
Nếu bé bú bình, lưu ý kiểm tra núm vú sao cho lỗ thông núm ti không nên quá rộng, khiến sữa chảy xuống dồn dập bé không nuốt kịp. Không nên cho bé bú khi đang nằm, khóc, chơi, ho... Khi bé ăn bột, cháo, không ép bé ăn nhiều, nhanh quá, không cho ngậm bình khi đang ngủ.
Cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ trước khi cho trẻ ăn, có chiều dài và chiều rộng bằng ngón tay út của người lớn và đảm bảo đủ mềm để trẻ có thể nuốt. Khuyến khích trẻ ăn từng miếng nhỏ, nhai kỹ thức ăn.
Khi cho trẻ ăn không bao giờ được nói chuyện, chạy nhảy, đi qua đi lại, chơi nghịch, đùa giỡn hoặc nằm khi ngậm thức ăn trong miệng. Tránh ép trẻ ăn uống khi trẻ đang la khóc.
Hé lộ '4 không, 3 phải làm' để 'bồi bổ' cho dạ dày, hết những cơn đau, viêm khó chịu Nếu thực hiện được những điều này, viêm dạ dày của bạn sẽ giảm. Không ăn cay Mặc dù ăn cay có thể tăng cường vị giác, tạo thêm cảm giác ngon miệng. Nhưng ăn cay không tốt cho sức khỏe của người đau dạ dày. Bởi, khi đồ cay vào cơ thể dẫn đến niêm mạc của dạ dày bị ảnh hưởng....