Trẻ em da màu phải đánh phấn trắng bệch vì sợ bị phân biệt chủng tộc ở Anh
Nhiều trẻ em ở Anh phải sử dụng phấn trang điểm để làm sáng da vì sợ bị phân biệt chủng tộc ở trường.
Theo Hiệp hội Quốc gia Anh về Chống Bạo hành Trẻ em (NSPCC), nhiều học sinh ở nước này đã gọi tới dường dây Childline của họ kể về chuyện chúng phải đánh phấn để cố gắng không trở thành mục tiêu công kích của bạn học khi tới trường.
“Cháu bị bắt nạt kể từ khi bắt đầu đi học. Các bạn hỏi cháu tại sao chúng phải chơi với đứa có làn da bẩn. Cháu sinh ra ở Anh nhưng mấy đứa bắt nạt nói cháu phải cút về nước mình. Cháu không hiểu vì cháu là người Anh. Cháu buộc phải làm mặt mình trắng hơn. Cháu chỉ muốn đến trường để đi học”, một cô bé 10 tuổi chia sẻ.
Nhiều học sinh ở Anh phải trang điểm khi đến trường vì sợ bị bắt nạt. (Ảnh: Rawstory)
Một bé gái Trung Quốc tâm sự rằng em phải sử dụng đồ trang điểm để trông bớt “châu Á” sau khi bị bạn bè bắt nạt.
“Có những đứa nói cháu da vàng. Cháu ghét cách chúng nhìn chằm chằm vào cháu. Cháu bắt đầu dùng kẻ mắt để trông mình bớt khác biệt. Cháu không nói điều này với bố mẹ vì sợ làm họ buồn”, em nói.
Một cô bé 16 tuổi theo đạo Hồi chia sẻ tình c ảnh tương tự. Em kể lại những lần bị bạo hành về thể xác do khác biệt về bề ngoài và trang phục của mình.
Video đang HOT
“Trong suốt 8 năm làm tư vấn viên, thật đau lòng khi có đứa trẻ nào đó nói với bạn rằng chúng ước trông chúng khác đi”, tư vấn viên At Childah của NSPCC cho hay.
“Những đứa trẻ cảm thấy xấu hổ và tội lỗi. Chúng không dám nói với bố mẹ vì sợ làm họ lo lắng và tổn thương. Tôi muốn những đứa trẻ đó biết rằng hành vi bắt nạt không đúng và chúng không có gì phải xấu hổ cả”, cô nói thêm.
Theo NSPCC, không phải học sinh, kể cả trẻ em dưới 1 tuổi hoặc thậm chí là trẻ sơ sinh cũng là các đối tượng bị tẩy chay nếu chúng là người da màu.
(Nguồn: Newsweek)
SONG HY
Theo VTC
Rác phương Tây dồn về Đông Nam Á
Những núi rác không ai muốn từ phương Tây tập trung ở các cảng biển của Philippines, Indonesia và Việt Nam, trong khi một lượng lớn rác thải nhựa độc hại từ châu Âu và Mỹ tập trung ở Malaysia.
Một người làm nghề nhặt rác ở Indonesia đứng trước núi rác thải nhập khẩu đang bị đốt ảnh: EPA
Nhưng có vẻ tình trạng này sẽ không kéo dài mãi. Chiến dịch đẩy ngược lại đã bắt đầu, các quốc gia Đông Nam Á đang quyết trả lại rác về nơi chúng sinh ra.
Vừa qua, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dọa sẽ giảm quan hệ ngoại giao với Canada nếu chính phủ Canada không đồng ý nhận lại 69 container chứa 1.500 tấn rác bị xuất sang Philippines trong năm 2013 và 2014.
Canada thậm chí còn không thừa nhận tình trạng này suốt mấy năm qua. Nhưng khi cuộc cãi vã leo thang, ông Duterte dọa nếu Canada không hành động nhanh chóng, Philippines sẽ chở rác đến tận Canada rồi đổ luôn ở đó. Cuối cùng Canada cũng chấp nhận nhận lại rác.
"Philippines là một quốc gia độc lập có chủ quyền và không thể bị nước ngoài coi như bãi rác", Phát ngôn viên Tổng thống Salvador Panelo tuyên bố.
Đây không chỉ là tiếng nói của Philippines mà còn đại diện cho phong trào đẩy ngược bắt đầu từ năm ngoái, khi Thái Lan, Malaysia và Việt Nam đều thực thi luật ngăn chặn hoạt động đưa rác ô nhiễm từ nước ngoài vào.
Malaysia hôm qua tuyên bố sẽ gửi lại khoảng 3.300 tấn nhựa không thể tái chế về các nước như Mỹ, Anh, Canada và Úc để tránh trở thành nơi đổ rác của các nước giàu có, AP dẫn lời Bộ trưởng Môi trường Malayia Yeo Bee Yin.
Trước đó, điều tra của chính phủ Malaysia phát hiện ra rằng rác thải từ Anh, Úc, Mỹ và Đức đang bị đổ về nước này một cách trái phép, do khai man là các mặt hàng xuất khẩu khác.
Malaysia không chỉ tuyên bố suông. 5 container rác trái phép từ Tây Ban Nha bị phát hiện ở một cảng của Malaysia đã bị gửi về. Sẽ có thêm nhiều kiện rác nữa bị từ chối cho vào nước này. Nhiều người tin rằng đây là cách duy nhất mà các nước, chủ yếu ở phương Tây, cuối cùng bị buộc phải tự xử lý rác do mình thải ra, thay vì đặt gánh nặng lên các nước đang phát triển.
Chỉ có 9% rác thải nhựa của thế giới được tái chế, số còn lại nằm ở các bãi rác trên khắp Đông Nam Á hoặc bị đốt trái phép, thải ra loại khí độc hại. Các nhà hoạt động môi trường ở Indonesia năm ngoái phát hiện ra rằng rác thải nhập trái phép từ nước ngoài đang bị dùng làm nhiên liệu cho lò đốt của một xưởng làm đậu.
"Đây là bước đi đúng đắn của chính phủ Malaysia, để cho thế giới thấy rằng chúng tôi nghiêm túc trong chuyện bảo vệ biên giới khỏi nguy cơ trở thành bãi đổ rác", báo Guardian dẫn lời bà Mageswari Sangaralingam, một nhà nghiên cứu công tác tại Hiệp hội người tiêu dùng Penang và tổ chức Những người bạn của Trái đất Malaysia, nói. Bà cho biết một lượng rác đáng kể bị đưa vào Malaysia rất "ô nhiễm, hỗn tạp và cấp thấp", nghĩa là không thể được tái chế nên thường bị đổ ra môi trường.
Vấn đề của Đông Nam Á trở nên nghiêm trọng hơn từ đầu năm 2018, sau khi Trung Quốc dừng cho nhập rác thải nhựa từ thế giới do quan ngại môi trường. Năm 2016, Trung Quốc xử lý ít nhất một nửa lượng rác nhựa, giấy và kim loại của thế giới.
Sau lệnh cấm của Trung Quốc, các công ty tư nhân xử lý rác bắt đầu dồn sang các nước khác để tránh gánh nặng. Hầu hết rác đều bị chuyển qua Hong Kong rồi đến Đông Nam Á, vì khu vực này gần cận và có quy định không chặt chẽ.
Malaysia là một điểm đến của rác bị chuyển hướng. Theo tổ chức phi chính phủ Greenpeace, nhập khẩu rác thải nhựa vào Malaysia tăng từ 168.500 tấn năm 2016 lên 456.000 tấn chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018. Số rác đó chủ yếu từ Anh, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Úc và Mỹ. Tình trạng này gây ra chi phí xã hội và môi trường rất lớn.
BÌNH GIANG
Theo TPO
EU chia rẽ thêm sau bầu cử Người dân châu Âu sáng 27-5 đã đón nhận một thực tại chính trị mới sau khi cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) chấm dứt thế thống trị của các đảng trung hữu và trung tả chính ở Liên minh châu Âu (EU). Thay vào đó, cử tri tăng cường sự ủng hộ dành cho các đảng phái tự do, Đảng...