Trẻ em có nên dùng nhân sâm?
Cho rằng nhân sâm là loại thuốc quý, càng dùng càng bổ nên nhiều phụ huynh đã mua về cho trẻ sử dụng.
Thế nhưng, chính việc cho trẻ dùng sâm không mang lại kết quả như các bậc phụ huynh mong muốn mà còn gây hại cho trẻ.
Mùa hè nắng nóng và đồ ăn không đảm bảo chất lượng dễ khiến trẻ mẩn ngứa và táo bón. Nhiều bậc phụ huynh cuống quýt cho con ăn thật nhiều đồ mát, chất xơ, kết hợp với uống thuốc nhưng bệnh vẫn không hề thuyên giảm. Nghe nói, uống trà sâm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thế là nhiều mẹ liền mua trà sâm cho con uống.
Cha mẹ không được tự ý cho trẻ dùng nhân sâm hay nước uống làm từ sâm. (Ảnh minh họa).
Sau vài ngày thấy con hết mẩn ngữa, bệnh táo bón lại thuyên giảm nên nhiều mẹ nghĩ rằng mình dùng đúng “thuốc” cho con. Nhưng khi bé bắt đầu có biểu hiện đi ngoài nặng hơn, chán ăn, mệt mỏi… mẹ mới tá hỏa đưa con đến bệnh viện khám và phát hiện nguyên nhân do bé uống trà sâm.
Thực tế, việc cho trẻ dùng nhân sâm một cách tùy tiện không có hướng dẫn của bác sĩ là việc làm hoàn toàn sai lầm. Quan niệm “nhân sâm là loại thuốc bổ, quý, dùng càng nhiều càng tốt…” không hề đúng. Dù nhân sâm đứng đầu trong số các vị thuốc bổ nhưng vẫn là thuốc nên không phải muốn dùng thế nào cũng được và không phải ai dùng cũng được. Nghiêm trọng hơn, nếu dùng nhân sâm không đúng cách sẽ mất tác dụng bổ dưỡng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng, thậm chí, nguy hiểm tới tính mạng.
Theo các bác sĩ, với những trẻ em đang bị lao, hen phế quản, ho ra máu hoặc trẻ dưới 13 tuổi không nên dùng nhân sâm. Vì, trẻ nhỏ cơ thể đang trong giai đoạn phát triển, việc lạm dụng nhân sâm có thể khiến cơ thể “lười”, không tiết ra các kháng thể bảo vệ, hết sâm sẽ sinh ra bệnh. Hơn nữa, sử dụng nhân sâm bừa bãi, kéo dài sẽ hạn chế sự phát triển của trẻ, làm trẻ không phát triển cân nặng, chiều cao.
Theo Eva
Những kiêng kỵ khi dùng nhân sâm
Nhân sâm là vị thuốc quý, được Đông y xếp vào loại "thượng phẩm", nghĩa là những vị thuốc cho tác dụng bổ và không có độc tính, song không phải ai dùng cũng hiệu quả.
Đông y dùng sâm trong các trường hợp chân khí kém, gây ra trạng thái mệt mỏi, vô lực của cơ thể hoặc các trường hợp kém ăn, da xanh xao, trí nhớ suy giảm của người già hay người mới ốm dậy. Tuy nhiên, hạn chế dùng cho trẻ em vì sâm có tác dụng "kích dục" sớm. Chỉ dùng với những trẻ chậm phát triển, cơ thể còi cọc, xanh gầy với liều thấp (2 - 4g/ngày) và thời gian ngắn (7 - 10 ngày). Với người lớn, nhân sâm có thể dùng 4 - 10g/ngày, dưới dạng hãm với nước sôi, uống nhiều lần trong ngày. Uống liền 2 - 3 tuần lễ. Hoặc dưới dạng ngâm rượu, có thể ngâm sâm tươi (toàn rễ).
Nhân sâm rất tốt, tuy vậy khi dùng chúng ta cũng cần chú ý không nên dùng nhân sâm sau khi ăn no hoặc vào buổi tối, lúc sắp đi ngủ, vì gây khó ngủ hoặc mất ngủ. Những người bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, ăn uống khó tiêu hoặc đau bụng (viêm đại tràng), đại tiện phân sống nát, tiêu chảy, những trường hợp tăng huyết áp cũng không nên sử dụng sâm.
Theo Bee
Tác dụng tuyệt vời của trà sâm Ngoài vị ngon miệng, trà sâm còn là một vị thuốc phổ biến trong khu vực châu Á vì tác dụng của chúng rất tốt cho sức khỏe con người. Từ ngàn năm nay, trà sâm là thức uống phổ biến trong khu vực châu Á. Đặc biệt là nhân sâm - một loại sâm chứa nhiều chất ginsenosides được coi là có...