Trẻ dùng búa đập vỡ hai chiếc ti vi, cách hành xử của phụ huynh khiến dân tình nổ ra tranh cãi: Thương con hay hại con?
Nhiều người cho rằng trong trường hợp này, bố mẹ cần có cách xử lý “mạnh tay” hơn để con nhận được bài học nhớ đời.
Trẻ em hiếu động, thích đập phá đồ đạc là điều dễ hiểu và có thể thông cảm được, nhưng với điều kiện đó là… trẻ em còn quá nhỏ, chưa phân biệt được đâu là thứ nên bảo vệ giữ gìn. Với những đứa trẻ lớn hơn, đã biết đúng sai thì việc phá hoại đồ đạc trong nhà
Mới đây, đoạn clip được đăng tải lên mạng xã hội TikTok đã nhanh chóng dẫn đến nhiều tranh cãi về cách hành xử của phụ huynh. Cậu bé hiếu động xô đổ chiếc ti vi mới, sau đó sử dụng búa để đập mạnh vào màn hình TV nhiều lần chỉ vì muốn chơi Xbox, mặc người bố la hét trong bất lực.
Đoạn clip dẫn đến nhiều tranh cãi về cách hành xử của phụ huynh.
Đáng nói, đây không phải là chiếc TV đầu tiên bị bé đập vỡ. Chiếc TV cũ trước đó cũng “cùng chung số phận” nên ông bố mới quyết định thay chiếc mới. Rất tiếc, nó chưa kịp bật lên lần nào thì đã ra đi.
Cư dân mạng sau khi xem đoạn clip đã có những tranh cãi trái chiều về cách hành xử của người bố và người mẹ. Nhiều người cho biết họ cảm thấy rất nể phục người phụ nữ này, vì đã rất bình tĩnh sau hành động sai trái của con, là điều mà rất ít phụ huynh có thể làm được. Họ hy vọng với cách dạy con nhẹ nhàng này, cậu bé sẽ trở nên ngoan và biết nghe lời bố mẹ hơn.
Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng lại cho rằng với những đứa trẻ hiếu động, lời nói đơn thuần sẽ không đủ sức răn đe giúp những đứa trẻ này hiểu được hành động sai trái của mình để không tái phạm trong tương lai:
“Nếu em bé chỉ đập TV một lần thì còn có thể thông cảm được, nhưng đập vỡ đến cả 2 cái TV của gia đình thì chứng tỏ cậu bé quá hiếu động và cách dạy con của cha mẹ vẫn chưa được đúng. Trong clip có thể thấy bé hoàn toàn không quan tâm đến lời phụ huynh, cố giành cho được chiếc búa, cực kì nguy hiểm. Thậm chí bố mẹ càng nói bé càng đập phá nhiều hơn. Đôi khi cũng cần phải có biện pháp cứng rắn hơn để giúp những đứa trẻ hiếu động hiểu được hành vi sai trái của mình”.
Cậu bé sử dụng búa để đập mạnh vào màn hình TV nhiều lần mặc người bố la hét trong bất lực.
Những người này cho rằng, bố mẹ quá nhẹ nhàng hoặc quá chiều chuộng con không phải lúc nào cũng là một cách giáo dục tốt. Những đứa trẻ sống trong môi trường được nuông chiều, bỏ qua cái sai đương nhiên là sẽ đến lúc dạy không nổi, bởi vì trẻ hoàn toàn không có quan niệm đúng sai. Nhiều người thường biện hộ rằng trẻ em thì không biết gì để bỏ qua lỗi lầm của trẻ, nhưng chính vì không biết gì mới cần phải dạy chúng. Liệu để trẻ lớn rồi mới bắt đầu dạy thì có kịp hay không? Thậm chí, nhiều trẻ còn hăm dọa cha mẹ nếu không được thỏa mãn, có hành vi bạo lực, bụi đời.
Hành vi đập phá đồ hay đánh mọi người khi không vừa ý sẽ được củng cố và trở thành thói quen xấu. Dù thương con, cha mẹ nhất định phải cứng rắn, không thể để cảm xúc lấn át. Hãy cho trẻ thấy bạn yêu con biết nhường nào nhưng con vẫn phải làm theo những điều đúng đắn.
Nên dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, có hình thức phạt khi trẻ làm sai và cương quyết thực hiện hình phạt khi xảy ra. Nên bắt đầu giáo dục ngay từ nhỏ và đưa ra những hậu quả khi trẻ hành động xấu, phạt ngay lập tức những sai phạm.
Cần tái lập uy quyền của cha mẹ nhưng không dùng bạo lực với trẻ và từ chối đặt trẻ ngang hàng với người lớn. Ngoài thái độ cứng rắn, cũng nên động viên trẻ làm điều tốt, kiểm tra xem trẻ có làm tốt điều được yêu cầu không, khen thưởng khi trẻ tiến bộ.
Chùm ảnh hài hước bố mẹ "kêu trời không thấu, kêu đất cũng không xong" trong lúc giãn cách xã hội
Đây chắc chắn là khoảng thời gian khó quên không chỉ đối với bố mẹ mà cả con cái cũng như vậy.
Do sự bùng phát của dịch Covid-19, hầu như tất cả các trường học, nhà máy, cơ quan đều phải đóng cửa. Trẻ em không thể đến trường, người lớn hoặc phải tạm nghỉ làm hoặc phải làm việc tại nhà. Có thể nói chưa bao giờ bố mẹ và con cái lại có nhiều thời gian ở cạnh nhau như thế.
Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra không ít vấn đề đối với các bậc phụ huynh vì không biết phải làm thế nào để vừa chăm con vừa hoàn thành công việc khi mà dường như 24/24 lúc nào cũng có "cái đuôi" nhỏ bám theo sau gọi "mẹ ơi", "ba à".
Nếu bạn đang trải qua tình cảnh tương tự thì xin chúc mừng vì bạn không phải là người duy nhất. Thông qua những bức ảnh được nhiều bố mẹ chia sẻ trong thời gian gần đây cho thấy mọi người đã phải vật lộn rất nhiều để có thể chung sống một cách "thật hòa bình" với những đứa con vô cùng hiếu động của họ.
Dù rất khó khăn và thỉnh thoảng sẽ tức giận đến "run người" trước những trò đùa của con trẻ nhưng không thể phủ nhận khoảng thời gian giãn cách này sẽ giúp bố mẹ và con cái có cơ hội thấu hiểu nhau nhiều hơn.
1. Lời kêu cứu của một bà mẹ: "Làm ơi hãy cứu tôi khỏi những đứa con của tôi."
2. Bỏ ra hơn 2 triệu để mua bộ lego nhưng cuối cùng bọn trẻ lại thích chơi cầu tuột với chiếc hộp giấy. Ai khóc nỗi đau này của bố.
3. Cắt tóc tại gia, đảm bảo độc lạ và không đụng hàng.
4. Ti vi ơi chào mi và không hẹn ngày gặp lại.
5. Phòng khách này là của chúng con.
6. "Tôi biết virus corona rất đáng sợ nhưng làm việc tại nhà với một đứa bé 4 tuổi có niềm đam mê vô tận với Spider Man thật sự còn đáng sợ hơn", trích tâm sự của một bà mẹ.
7. 18 cuộn giấy đều đã nằm gọn trong bồn tắm. Muốn nổi điên là có thật mọi người ạ.
8. Ai bảo ở nhà là không được chơi trượt ba tin.
9. Ai bảo làm việc ở nhà là nhẹ nhàng, sóng gió lắm mọi người có biết không?
10. Muốn lấy đồ ăn phải bỏ công sức ra làm việc. Cách dạy con thông minh trong thời gian giãn cách xã hội của một bà mẹ.
11. Bố yên lặng ngồi đây làm việc, con cứ làm gì con thích đi con trai.
Đứa trẻ 6 tuổi nghiền nát gói mì trong siêu thị, người mẹ xử lý ra sao mà khách hàng xung quanh đều tấm tắc khen: Đáng học hỏi? Không có trẻ nhỏ hư, chỉ có cha mẹ không giáo dục được. Quả thật trên đời này trẻ con sinh ra như một tờ giấy trắng, chúng có thể trở thành người như thế nào hoàn toàn dựa vào sự giáo dục của cha mẹ. "Người cha chính là người thầy đầu tiên của đứa trẻ". Việc giáo dục trẻ phải bắt...