Trẻ đội mũ bảo hiểm: Xác định độ tuổi bằng nghiệp vụ
Từ sáng nay (8/4), lực lượng CSGT toàn thành phố đã đồng loạt ra quân thực hiện việc xử phạt việc trẻ em trên 6 tuổi không đội mũ bảo hiểm (MBH).
Khi được CSGT tuyên truyền, đa số các bậc phụ huynh đều ý thức được việc đội MBH cho trẻ em.
Dù trước đó, chủ trương này đã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng cũng không tránh khỏi những khúc mắc cần giải đáp, nhất là những khó khăn và tính khả thi trong quá trình thực hiện… Quanh vấn đề này, phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với trung tá Nguyễn Văn Đức – Đội trưởng Đội CSGT số 2 – Công an TP Hà Nội, phụ trách an toàn giao thông (ATGT) địa bàn quận Ba Đình và Tây Hồ – nơi có hàng chục trường học…
Triển khai nhiệm vụ mới, điều khó nhất là xác định độ tuổi của trẻ để tránh những xung đột không cần thiết giữa CSGT và phụ huynh. Các đồng chí đã giải quyết tình huống này thế nào?
Một tuần qua, khi Đội CSGT số 2 thí điểm việc tuyên truyền với phụ huynh, chúng tôi chưa gặp trường hợp nào nói dối về độ tuổi con em mình. Đa số các bậc phụ huynh đều ý thức được việc đội MBH cho các cháu là cần thiết. Trên thực tế, cũng không khó xác định độ tuổi của các cháu. Ví dụ, khi dừng xe kiểm tra, cán bộ, chiến sĩ thay vì hỏi bố mẹ cháu về độ tuổi, sao không hỏi luôn thẳng con trẻ điều này, bởi con trẻ không biết nói dối. Thậm chí, có cháu bé khi biết việc chúng tôi làm, còn mách luôn tội bố vừa vượt đèn đỏ…
Lãnh đạo Phòng CSGT – CATP khi giao nhiệm vụ tới từng đơn vị đã xác định, trong quá trình xử lý, lực lượng CSGT sẽ bằng nghiệp vụ để xác định được độ tuổi của trẻ. Trường hợp nào khó xác định, sẽ tập trung tuyên truyền là chủ yếu. CSGT sẽ không kiểm tra bất cứ giấy tờ nào ngoài quy định tại Luật Giao thông đường bộ. Chúng tôi cũng đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về ATGT và nâng cao ý thức công dân khi tham gia giao thông tới hàng chục trường học trên địa bàn hai quận Ba Đình và Tây Hồ.
Việc người lớn chưa ý thức được việc đội MBH cho trẻ em sẽ khác việc vi phạm giao thông thông thường của các đối tượng khác. Vậy có nên áp dụng những biện pháp mạnh như kiên quyết chặn xe vi phạm bằng mọi giá?
Video đang HOT
Vào trước 6h hằng ngày, khi đơn vị điểm danh quân số, chúng tôi vẫn nhắc nhở cán bộ chiến sĩ những quy tắc ứng xử điều lệnh, trong đó nhấn mạnh đến tư thế, tác phong khi ứng xử với người dân. Ai cũng biết xử lý người vi phạm giao thông như tinh thần nhiệm vụ mới là phức tạp và rất có khả năng xảy ra xung đột với những lý do người dân đưa ra là chính đáng khi lo cho con đi học muộn, muộn giờ làm… Xác định rõ những khó khăn này, mỗi cán bộ, chiến sĩ khi được phân công làm nhiệm vụ đều phải là những tuyên truyền viên tích cực về ATGT. Trong trường hợp cần thiết, vẫn xử lý những lỗi vi phạm giao thông thông thường như không có giấy tờ, bằng lái xe, xe thay đổi màu sơn kiểu dáng, xe không gương…
Vậy trong ca làm việc sáng nay 8/4 có gì đặc biệt?
Sáng 8/4, chúng tôi tới đơn vị sớm hơn thường nhật. Sau lễ chào cờ, những quy tắc ứng xử điều lệnh, những ứng xử về tác phong cũng đặc biệt được nhấn mạnh cùng với những bài học ứng xử đã học được khi xử lý tình huống cụ thể được quán triệt đến từng cán bộ, chiến sĩ. Với phương châm đảm bảo ATGT và nâng cao ý thức người dân, chúng tôi đã sẵn sàng với nhiệm vụ mới!
Xin cảm ơn đồng chí!
Chở người ngồi trên xe máy không đội MBH: Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng. Nghị định 34/2010/NĐ – CP đã quy định bắt buộc đội MBH cho trẻ em từ đủ 6 tuổi trở lên khi được người khác chở bằng xe gắn máy. Cụ thể, tại điều 9, khoản 3, mục k của nghị định này quy định, phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng với hành vi “chở người ngồi trên xe máy không đội MBH hoặc đội MBH không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật”.
Theo Dantri
Ngày đầu xử lý MBH trẻ em: Nhiều bậc phụ huynh ngơ ngác
Nhiều phụ huynh cho hay, họ không hề biết về quy định phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em trên 6 tuổi khi tham gia giao thông.
Vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm trong ngày đầu xử lý MBH trẻ em
Bắt đầu từ sáng nay (8/4), nhiều tổ công tác của cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội đã đồng loạt ra quân xử phạt trẻ trên 6 tuổi không đội mũ bảo hiểm (MBH) khi tham gia giao thông, mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng/trường hợp.
Theo ghi nhận của PV, tại một số trường tiểu học, THCS ở Hà Nội, tình trạng phụ huynh không đội MBH cho con em đã giảm hẳn. Tuy nhiên, bên cạnh những phụ huynh nghiêm túc chấp hành việc đội MBH cho trẻ em khi tham gia giao thông vẫn còn khá nhiều phụ huynh "quên" mang mũ cho con, thậm chí nhiều phụ huynh còn cho hay, họ không hề biết về quy định đội MBH cho trẻ em trên 6 tuổi.
Khi bị CSGT tuýt còi vi phạm, chị Mai (Quan Hoa, Cầu Giấy, HN) ngạc nhiên cho biết: "Tôi không hề hay biết về quy định đội MBH cho trẻ trên 6 tuổi, bình thường tôi chỉ ở nhà không đi đâu, cũng không để ý các phương tiện thông tin đại chúng đã tuyên truyền vì tôi mới sinh con nhỏ".
Lý giải cho vi phạm của mình, ông Phạm Văn Chung (63 tuổi, Kim Mã, Cầu Giấy) nói: "Tôi già cả, ít khi theo dõi thông tin trên báo đài, vì vậy tôi không hề biết về quy định này".
Tuy nhiên, khi được CSGT tuyên truyền, đa số các bậc phụ huynh đều ý thức được việc đội MBH cho trẻ em và hứa sẽ chấp hành nghiêm quy định, bảo vệ an toàn cho chính con em mình. Những trường hợp vi phạm này đều được CSGT nhẹ nhàng nhắc nhở.
Hôm nay (8/4), trên địa bàn Quận Cầu Giấy đã lập biên bản xử phạt hành chính 10 trường hợp vi phạm. Thời gian triển khai xử phạt vi phạm trên được thực hiện vào buổi sáng và chiều, khi phụ huynh đưa đón con. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người vi phạm, tất cả những trường hợp bị xử phạt đều được tổ công tác viết biên lai xử phạt tại chỗ, địa điểm xử lý vi phạm gần trường nên số học sinh này đều không bị ảnh hưởng tới giờ học.
Thượng sỹ Dương Thanh Hạnh, Tổ xử lý vi phạm đội MBH cho trẻ em, Phòng CSGT đội 6 cho biết: "Thực hiện kế hoạch 29 của Phòng CSGT TP HN xử phạt phụ huynh không đội MBH cho trẻ khi tham gia giao thông, sau một ngày ra quân, chúng tôi cảm thấy người dân cũng chấp hành nghiêm chỉnh hơn so với trước đây. Việc xử lý vi phạm chỉ mang tính cảnh cáo, chủ yếu là tập trung nhắc nhở, tuyên truyền cho phụ huynh và các cháu. Nhiều trường hợp như người lớn tuổi không biết về quy định này, chúng tôi chỉ nhắc nhở mà không xử lý hành chính".
Theo lực lượng CSGT, trong đợt cao điểm này, vấn đề chính đặt ra không phải để xử phạt. Quan trọng hơn là việc tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của các bậc phụ huynh tự giác chấp hành quy định pháp luật và vì sự an toàn của trẻ. Khi xử lý vi phạm, tránh không làm ảnh hưởng đến các cháu học sinh. Trong quá trình làm nhiệm vụ, lực lượng CSGT sẽ cân nhắc xử phạt văn minh, hợp lý, không cứng nhắc trong việc áp dụng các biện pháp xử phạt.
Hình ảnh CSGT xử phạt trong ngày đầu ra quân:
CSGT ra quân xử lý vi phạm trẻ em không đội MBH
Lập biên bản xử lý tại chỗ
Vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm
Thượng sỹ Dương Thanh Hạnh cho biết sẽ không cứng nhắc trong việc xử lý vi phạm để không làm ảnh hưởng đến giờ học của các cháu
Theo xahoi
TPHCM: Ghi hình trẻ em không đội MBH Chọn MBH cho trẻ ở một cửa hàng trên đường Phạm Hồng Thái, quận 1 - TPHCM. Ảnh: Hồng Thúy Lực lượng CSGT TPHCM sẽ chốt chặn ở các trường học để ghi hình những trường hợp không đội mũ bảo hiểm (MBH) cho học sinh. Thông tin từ Phòng CSGT Đường sắt đường bộ - Công an TPHCM cho biết từ nay...