Trẻ đã bị tay chân miệng vẫn có thể mắc bệnh trở lại

Theo dõi VGT trên

Tư vấn cùng độc giả VnExpress.net sáng nay, hai bác sĩ Lê Phan Kim Thoa và Lê Hồng Nga khẳng định bệnh tay chân miệng có thể tái trở lại trên một bệnh nhân, cả người lớn cũng có thể bị lây. Vệ sinh và phát hiện sớm là những biện pháp phòng bệnh, ngăn nguy cơ t.ử v.ong.

- Tôi muốn hỏi những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng sớm nhất? Và cách phòng bệnh tay chân miệng tại nhà? (Nguyễn Thu, 32 t.uổi, TP HCM)

- Thạc sĩ – Bác sĩ Lê Phan Kim Thoa, Phó khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1: Biểu hiện điển hình của bệnh tay chân miệng là loét miệng và sang thương ở lòng bàn tay và bàn chân. Biểu hiện đầu tiên là những vết loét trong miệng làm trẻ rất đau có thể từ chối ăn uống hoặc chảy nước miếng nhiều. Riêng sang thương ở lòng bàn tay, chân là những sẩn hồng ban nổi gồ lên mặt da nhưng lại không đau không ngứa và không làm trẻ khó chịu. Phòng bệnh tay chân miệng chủ yếu là vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống. Đặc biệt nếu phát hiện trẻ bị mắc tay chân miệng trẻ phải được cách ly tại nhà để tránh lây lan cho những người tiếp xúc.

- Vùng miền nào của Việt Nam mắc bệnh tay chân miệng nhiều nhất, và ngược lại. Các vùng biển có số ca mắc bệnh ít hơn các vùng khác không? (Lưu Thị Xuân Hương, 32 t.uổi, Hà Nam)

- Thạc sĩ, bác sĩ Lê Hồng Nga, khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM: Tính đến tuần 33 của năm (đến giữa tháng 8), bệnh đã được ghi nhận ở 59/63 tỉnh thành của cả nước và không phân biệt về mặt địa lý.

- Bé đã bị tay chân miệng rồi có khả năng bị lại không? Khả năng mắc lại bao nhiêu phần trăm? Mắc lần sau có nguy hiểm không? Cách nhận biết nếu mắc lại như thế nào? Virus sống được bao nhiêu lâu trong môi trường? (Ngọc Nguyễn, 29 t.uổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: Bệnh tay chân miệng có thể tái phát nhiều lần nếu bé tiếp xúc với người bị tay chân miệng. Mức độ nguy hiểm bệnh sẽ tùy thuộc vào độc lực của siêu vi gây bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân. Các lần mắc bệnh tay chân miệng khác nhau đều có cùng một biểu hiện như nhau: Loét miệng, sang thương ở lòng bàn tay, bàn chân.

Trẻ đã bị tay chân miệng vẫn có thể mắc bệnh trở lại - Hình 1

Bác sĩ Lê Phan Kim Thoa, Phó khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1. Ảnh: Kiên Cường

- Làm sao để phân biệt được sốt do bệnh tay chân miệng với sốt siêu vi hay sốt do các bệnh khác gây ra? Trường hợp em bé cũng bị nổi bóng nước, những nốt lạ trên tay chân nhưng không bị sốt thì có nghi là bệnh tay chân miệng không? Em bé đã bị bệnh tay chân miệng trước đây thì có bị/dễ bị nhiễm bệnh lại không? (Thoang. Thieu, 38 t.uổi, Đồng Nai)

- BS Kim Thoa: Bệnh tay chân miệng nếu không có biến chứng thì bé chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt. Các trường hợp tay chân miệng kèm theo sốt cao cần phải được theo dõi biến chứng của bệnh. Bệnh tay chân miệng khác với các trường hợp sốt siêu vi khác ở biểu hiện loét miệng và các sang thương ngoài da. Trẻ đã mắc bệnh tay chân miệng như đã trả lời ở câu hỏi trước, vẫn có thể bị mắc lại.

- Bé 24 tháng t.uổi, hai tháng trước nhập viện thì bác sĩ bảo là sốt siêu vi, nằm viện hai ngày cho về, khám tư, bác sĩ bảo cháu bị tay chân miệng (trong miệng lở theo chùm nhỏ, tay chân đều có bọng nước nhỏ, mông và miệng cũng có) bác sĩ có cho thuốc uống và thoa 6 ngày, bé hết sốt, tuy nhiên trong miệng bé vẫn còn một vết lở miệng bằng đầu ngón tay út, màu trắng, cháu có dẫn cháu đi khám bác sĩ bảo cháu bị viêm niêm nạc miệng, lại cho uống thuốc, nhưng hết thuốc cũng không khỏi. Tôi lo lắm! (Vy Vy, 27 t.uổi, Long An)

- BS Kim Thoa: Bệnh tay chân miệng là bệnh do siêu vi gây ra, do đó trong 1-2 ngày đầu bé có thể có biểu hiện của tình trạng nhiễm siêu vi chung (sốt, mệt mỏi…). Sau khi điều trị, các vết loét miệng sẽ biến mất trong khoảng từ 5 đến 7 ngày. Nếu bé con chị vẫn còn vết lở miệng kéo dài thì nhiều khả năng là bé bị đẹn (Apthes) hoặc cũng có thể bé bị viêm niêm mạc miệng chứ không phải bệnh tay chân miệng kéo dài.

- Em đã có một con gái đầu được 6 t.uổi và con gái út hiện được 8 tháng 22 ngày t.uổi, đọc thông tin về bệnh tay chân miệng em cảm thấy rất lo lắng. Nên mong các bác sĩ hướng dẫn thật kỹ về cách phòng bệnh; và hiện nay có thuốc tiêm phòng để ngăn ngừa bệnh đó không, nếu có thuốc thì phải cho bé đi tiêm phòng ở đâu? (Phùng Huyền Trang,, 31 t.uổi, Gia Lai)

- BS Lê Hồng Nga: Bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có vacxin dự phòng. Vì vậy để phòng bệnh cần thực hiện các biện pháp dự phòng phổ quát như:

Rửa sạch bàn tay của trẻ cũng như người chăm sóc bằng nước và xà phòng trước khi chăm sóc hay chuẩn bị thức ăn cho bé, sau khi đi vệ sinh…

Hàng ngày rửa sạch đồ chơi cũng như vật dụng của bé, khu vực sinh hoạt bằng nước và xà phòng hoặc các chất lau sàn thông thường. Nếu có điều kiện nên lau bằng nước javen (nước tẩy trắng quần áo pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên nhãn chai).

Hàng tuần khử khuẩn đồ chơi cũng như vật dụng của bé, khu vực sinh hoạt của bé bằng dung dịch cloramin B (một muỗng cà phê bột trong một lít nước) hoặc nước javen (tăng nồng độ gấp đôi so với nồng độ vệ sinh hàng ngày ở trên).

Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi.

Không tiếp xúc với trẻ bị bệnh tay chân miệng. Đối với người lớn nếu phải chăm sóc hoặc tiếp xúc với trẻ bị bệnh thì phải rửa sạch bàn tay bằng nước và xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ khoẻ mạnh.

- Con em nay 5 t.uổi, hai hôm nay cháu bị sốt nhiều, chiều qua em đã đưa cháu đi khám bác sĩ, bác sĩ nói cháu bị viêm amidale và cho uống thuốc. Bác sĩ cho hỏi bệnh tay chân miệng có triệu chứng thế nào, cháu sốt vậy có cần phải đưa đi bệnh viện để kiểm tra không? Cháu sốt nhưng vẫn còn tỉnh táo và vui chơi nhưng không lanh lẹ như lúc bình thường. (Trọng Nghĩa, 32 t.uổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: Nếu anh đã đưa cháu đi khám bác sĩ và bác sĩ chưa phát hiện cháu có biểu hiện bệnh tay chân miệng thì anh không nên quá lo lắng. Bé anh còn sốt nhưng có thể hạ sốt được và vẫn tỉnh táo vui chơi bình thường thì anh có thể tiếp tục theo dõi bé và tái khám theo hẹn của bác sĩ.

- Em co be trai 3 tuôi, năm 2010 be co bi bênh tay chân miêng va khoi bênh sau một tuân. Vơi dich bênh tay chân miêng bung phat, đôc tinh cao năm 2011, be co thê bi lai bênh tay chân miêng không? Cach phong tranh bênh vi em co be trai 7 tuôi chưa bi bênh nay bao giơ. (Thanh Loan, 33 t.uổi, Tây Ninh)

- BS Hồng Nga: Bé bị mắc bệnh tay chân miệng rồi vẫn có khả năng bị lại. Vì vậy vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh phổ quát như đã hướng dẫn ở trên.

- Con em ngón chân ngón tay da hơi bị sần lên, có những nốt mụn nước nhỏ li ti làm bì bì da, và cháu có kêu ngứa. Bác sĩ kiểm tra và nói sợ cháu bị chân tay miệng và có kê phenegan ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml, metrogyl dental bôi miếng trước ngủ trưa và tối, xúc miệng nước muối theo dõi bệnh nếu thấy biến chứng phải đưa vào viện. Cháu đã khỏe, sợ cháu bị chân tay miệng như bác sĩ nói thành thử em vẫn không dám cho cháu đi học vì sợ lây sang các bạn khác. Em phải làm sao? (Thanh Vân, 23 t.uổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: Thường bệnh tay chân miệng chỉ cần cách ly tại nhà cho đến khi cháu hết lở miệng và hết sang thương da (khoảng 7-10 ngày). Do đó nếu con chị đã lành bệnh thì có thể cho cháu đi học trở lại.

Trẻ đã bị tay chân miệng vẫn có thể mắc bệnh trở lại - Hình 2

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Hồng Nga, Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM. Ảnh: Kiên Cường.

- Bé 3 t.uổi, tuần vừa rồi bé bị sốt (nhiệt độ sốt khoảng 38,5-39,2 độ), bác sĩ chuẩn đoán bé bị viêm mũi họng. Sốt qua ngày thứ hai thì bác sĩ có cho đi xét nghiệm m.áu, theo kết quả bé không bị sốt xuất huyết. Qua ngày thứ ba thì bé hết sốt. Nhưng lúc này bé lại có những nốt đỏ nổi rải rác ở vùng lưng, mông, chân ( không có ở những chỗ như lòng bàn tay, bàn chân, lưỡi, vòm miệng). Bé vẫn vui chơi, ăn, ngủ tốt. Sau vài ngày thì những nốt đỏ đã tự hết. Những dấu hiệu đó có phải là bệnh tay chân miệng không? (Đỗ Ngọc, 29 t.uổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: Qua miêu tả của bạn, thì con bạn có thể bị sốt phát ban do siêu vi. Nếu hiện tại, bé đã hết sốt và các ban trên người đã lặn, vẫn vui chơi ăn ngủ tốt thì chị có thể yên tâm về tình trạng bệnh của bé.

- Xin bác sĩ Nga cho biết bé bú tay nhiều có khả năng nhiễm bệnh không khi nhà em đã được lau sạch hàng ngày? Nguồn gốc của bệnh từ chó mèo có đúng không? (My Nương, 28 t.uổi, An Giang)

- BS Hồng Nga: Bệnh tay chân miệng thường lây trực tiếp từ người bệnh hoặc gián tiếp qua bàn tay hoặc đồ vật có dính dịch tiết từ bệnh nhân (không lây qua động vật trung gian). Nếu bàn tay của bé vô tình bị dính dịch tiết từ người bệnh hoặc của người lành mang mầm bệnh qua tiếp xúc thì vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh. Vì vậy bên cạnh việc lau sạch nhà cửa, vật dụng, đồ chơi thì vẫn phải thường xuyên rửa sạch bàn tay bé và cố gắng không để bé mút tay.

Video đang HOT

- Chào các bác sĩ. Bé Bi 4 t.uổi, ngày 21/8 bé bị nổi các vết đỏ không có bóng nước ở lòng bàn chân và lòng bàn tay nhiệt độ 37,5oC. Đi khám bác sĩ tư nói là bé bị tay chân miệng. Đến ngày 22/8 các vết đỏ mờ dần đến bữa nay thì không thấy nữa. Vậy cho em hỏi bé nhà em đã hết bệnh chưa? Vì bé còn một chị gái 5,5 t.uổi phải cách ly. (Vũ Ngọc Trâm, 33 t.uổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: Nếu bé bắt đầu bị bệnh từ ngày 21/8 thì bạn vẫn cần phải theo dõi và cách ly bé ít nhất là một tuần sau để đảm bảo bệnh không có biến chứng và bé không có khả năng lây bệnh cho những người tiếp xúc.

- Xin bác sĩ Nga cho biết: 2gr/lít nước và 4gr/lít nước: sử dụng cho rửa tay hay lau nhà? Nghĩa là như thế nào? (Văn Thiệp, 37 t.uổi, TP HCM)

- BS Hồng Nga: Dung dịch cloramin dùng để ngâm rửa vật dụng, đồ chơi và lau nhà, không được dùng để rửa tay và không được uống. Pha dung dịch này với tỷ lệ 2 gram trong một lít nước dùng để vệ sinh hàng ngày; 4 gram trong một lít nước dùng để khử khuẩn mỗi tuần một lần.

- Xin bác sĩ cho biết hiện tượng “run chi” trong bệnh tay chân miệng biểu hiện cụ thể như thế nào ? (Thu Huyền, 30 t.uổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: “Run chi” là một trong những biểu hiện bệnh tay chân miệng có biến chứng. Tuy nhiên một số bé khi sốt cao cũng có thể có run chi, do đó khi bé bị tay chân miệng có biểu hiện run chi bạn cần phải cho bé đi đến cơ sở y tế để tái khám ngay. Run chi trong bệnh tay chân miệng biểu hiện rõ nhất khi đưa cho bé cầm những vật dụng có trọng lượng vừa tay (vật nặng quá thì khó phát hiện triệu chứng run chi).

- Dù các phương tiện truyền thông có nói nhiều về việc vệ sinh nhà cửa, tay chân trẻ và người trông trẻ, nhưng em vẫn thực sự lo lắng vì trong môi trường sinh hoạt hàng ngày bé phải tiếp xúc với biết bao là thứ, và các bạn nhỏ khác (mà các bé thì có bị mắc bệnh mà chưa biểu hiện ra không!)…Vậy cho em hỏi cụ thể cách phòng bệnh cho bé tốt nhất. (Xuân Hương, 32 t.uổi, TP HCM)

- BS Hồng Nga: Cách phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh khử khuẩn nhà cửa, vật dụng, đặc biệt là phải duy trì thói quen thường xuyên rửa sạch tay bằng nước và xà phòng cho bé cũng như người chăm sóc.

- Bé nhà cháu năm nay được một t.uổi. Hiện giờ cháu đang khỏe mạnh, ăn uống tốt. Cháu muốn hỏi nếu như em bé nhà cháu không tiếp xúc với những em bé bị chân tay miệng khác thì có thể bị nhiễm chân tay miệng không? Nếu có thì do đâu (Duong Thi Thanh, 32 t.uổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: Không chỉ có t.rẻ e.m mới mắc bệnh tay chân miệng mà ngay cả người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Tuy nhiên ở người lớn bệnh có thể không có biểu hiện rõ ràng do đó dù không tiếp xúc với trẻ mắc bệnh con bạn vẫn có thể bị bệnh khi tiếp xúc với người mang mầm bệnh mà không có biểu hiện.

- Xin các bác sĩ cho biết, biểu hiện bệnh trở nặng là có biểu hiện như thế nào? (Phương Thu, 35 t.uổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: Các biểu hiện sau đây cho thấy bệnh có thể đã có biến chứng và cần phải đưa đến bệnh viện tái khám ngay: Sốt cao liên tục không hạ được; sốt kéo dài quá 2 ngày; giật mình chới với; run chi hoặc run thân; yếu liệt chi; thở bất thường; ói nhiều; ngủ li bì; co giật; da nổi bông; vã mồ hôi lạnh.

- Chào bác sĩ Nga, nhờ bác sĩ tư vấn, nếu chỉ rửa tay bằng nước sạch có diệt khuẩn được không? Con tôi học hè bảo trong trường tại TP HCM cô giáo ít nhắc rửa tay, vậy trung tâm y tế dự phòng có biện pháp nào phối hợp với Sở Giáo dục không? (Thảo Nguyên, 23 t.uổi, TP HCM)

- BS Hồng Nga: Rửa tay bằng nước chỉ mới làm sạch còn để diệt khuẩn thì cần sử dụng xà phòng. Hiện nay Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM đã biên soạn bộ tài liệu tập huấn phòng bệnh tay chân miệng cho các giáo viên trường mầm non. Tài liệu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rửa sạch bàn tay để phòng bệnh cũng như tổ chức đoàn kiểm tra đến các trường mầm non để giám sát các hoạt động vệ sinh phòng bệnh.

- Tôi nhận thấy dung dịch sát khuẩn Chloramin B chưa được phát rộng rãi để người dân phòng bệnh. Muốn mua cũng không biết tìm đâu ra? Các chất sát khuẩn thông thường cũng ít ai biết. Xin hỏi bác sĩ muốn mua Chloramin b thì tìm ở đâu? (Lê Quang Dũng, 26 t.uổi, Bình dương)

- Th.S, BS Hồng Nga: Tại TPHCM, Cloramin B được cấp phát miễn phí ở các trạm y tế phường, xã. Nếu không có Cloramin B, có thể thay thế bằng nước tẩy trắng quần áo (nước javel) thường được bán ở tất cả các cửa hàng tạp hóa, siêu thị…

- Mình thấy bệnh chân tay miệng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng sao có nhiều bé c.hết do bệnh vậy? Có phải do bố mẹ chăm sóc không đúng cách? Bố mẹ chăm sóc bé có mang mầm bệnh lây cho người khác không? (Tố Nga, 27 t.uổi, Từ Liêm- HN)

- BS Kim Thoa: Bệnh tay chân miệng là bệnh do siêu vi trùng gây nên, do đó đa số các trường hợp bệnh sẽ tự lành, điều trị bệnh chủ yếu là chăm sóc, chế độ dinh dưỡng và một số thuốc để giảm đau hạ sốt cho bé. Tuy nhiên, nếu bệnh tay chân miệng có biến chứng thì tỷ lệ t.ử v.ong rất cao vì biến chứng của bệnh ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng của cơ thể như hệ thần kinh (viêm não, viêm màng não), tim mạch (viêm cơ tim), hô hấp (phù phổi cấp). Bố mẹ chăm sóc bé bị bệnh cần phải vệ sinh cá nhân cẩn thận trước khi tiếp xúc với người khác để tránh lây lan bệnh.

- Làm thế nào để phòng tránh bệnh này ở nơi tập trung đông trẻ (trường mầm non, mẫu giáo,…)? (Phạm Văn Hùng, 44 t.uổi, Minh Khai, Hà Nội)

- BS Hồng Nga: Để phòng bệnh tại các trường mầm non, nhà trường cần tổ chức cho trẻ rửa tay thường xuyên cũng như lau rửa các vật dụng, đồ chơi, lớp học bằng các dung dịch khử khuẩn. Về phía phụ huynh, nên tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh… Thói quen này không chỉ phòng được bệnh tay chân miệng mà còn tránh được các bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc khác.

- Bé nhà em năm nay 3,5 t.uổi. Mấy ngày nay bé bị sốt, trong họng mọc dày mụt nhỏ và có mủ. Có đi khám bác sĩ và theo dõi ở nhà nhưng không thấy mọc bóng nước ở tay và chân, bé sốt kéo dài 5 ngày thì hết sốt. Nhưng không biết có phải bé bị bệnh tay chân miệng hay không mà giờ bé lây bệnh sang cho chị gái năm nay 8 t.uổi cũng bị tình trạng giống như bé. Như vậy liệu có phải bé bị bệnh tay chân miệng hay không?(Nguyen Le Thi Hoa, 35 t.uổi, 08B- KP10 – Tan phong – BH – DN)

- BS Kim Thoa: Bệnh tay chân miệng điển hình sẽ có biểu hiện loét miệng và sang thương ngoài da. Tuy nhiên vẫn có những trẻ bị tay chân miệng chỉ có biểu hiện loét miệng hoặc sang thương ngoài da. Do đó nếu con bạn chỉ có biểu hiện viêm loét miệng vẫn chưa thể loại trừ được cháu bị bệnh tay chân miệng và cần phải được theo dõi như bệnh tay chân miệng.

- Bé lớn nhà em 2,5 t.uổi đầu ấm, chân tay nổi nốt, miệng đau nhưng ko có nốt. Đi khám, bác sĩ chuẩn đoán là bệnh TCM và đã cho cách ly. Ở nhà còn một bé sơ sinh gần 2 tháng t.uổi, sáng phát hiện một nốt đỏ dưới da ở lòng bàn tay. Ngoài ra, không có biểu hiện gì khác. Liệu có phải bé sơ sinh lây của bé lớn. Nếu đúng thì điều trị cho bé sơ sinh thế nào? Có được bôi thuốc vào nốt bệnh? (Phạm Ngọc Hà, 31 t.uổi, Linh Đàm, Hà Nội)

- BS Kim Thoa: Bé bị bệnh tay chân miệng có thể lây cho người khác trước khi lở miệng hoặc nổi sang thương da do đó nếu bé sơ sinh của chị có tiếp xúc với bé bị bệnh tay chân miệng và có nổi sang thương da ở lòng bàn tay thì cần phải mang đi khám để xác định chẩn đoán và được hướng dẫn điều trị cũng như theo dõi cho bé.

Sang thương tay chân miệng hoàn toàn không đau, không ngứa, không gây khó chịu cho bé và sẽ tự lành. Do đó bạn không cần phải dùng thuốc gì để bôi vào sang thương ngoài da.

- Chào bác sĩ! Thuốc sát khuẩn Chloramin B dạng Viên và dạng bột loạii nào tốt hơn? Nếu pha vào nước mà không có mùi Clo là thốc đã hỏng không ạ? Có thể thay thế Chloramin B bằng nước Javel được không? Và có thể sử dụng xà phòng giặt đẻ rửa đồ chơi cho bé không? Hay nước lau nhà có tính sát khuẩn như Chloramin B? Cảm ơn bác sĩ nhiều! (Vũ Châu Yên, 30 t.uổi)

- BS Hồng Nga: Cloramin B ở dạng viên 250 mg thường dùng để khử khuẩn nước uống, nếu dùng để pha dung dịch khử trùng phải dùng số lượng nhiều và hơi khó pha (vì phải nghiền nát viên hóa chất trước khi cho vào nước). Do vậy tốt nhất nên sử dụng cloramin B dạng bột để pha dung dịch khử khuẩn.

Có thể dùng javel để thay thế cloramin B trong khử khuẩn phòng bệnh. Xà phòng được dùng để rửa đồ chơi cho bé hàng ngày, song nếu khử khuẩn cần dùng javel hoặc dung dịch cloramin B.

Khảo sát của Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho thấy, các loại nước lau nhà trên thị trường hiện nay không có tính khử khuẩn như cloramin B.

- Nốt mụn có hình gì? Có nước bên trong không? Màu gì? (Phạm Thị Mai Phượng, 26 t.uổi, Hải Phòng)

- BS Kim Thoa: Sang thương ngoài da của bệnh tay chân miệng điển hình là những sẩn hồng ban nổi gồ lên mặt da, không ngứa, không đau. Vị trí thường gặp là lòng bàn tay, lòng bàn chân. Một số trường hợp có thể thấy sang thương ở đầu gối, cùi chỏ hoặc mông.

- Bé nhà tôi cách đây 2 tuần có biểu hiện phồng rộp trên bàn tay và cánh tay với đường kính khoảng 3mm. Khi khám bác sĩ bảo không phải bệnh TCM. Nhưng hôm qua thấy cháu có thêm biểu hiện có nốt ở mu bàn chân và miệng có một nốt như bị tróc mép và lợi có một nốt như bị nhiệt. Xin hỏi bác sĩ có phải triệu chứng TCM không và cách phòng chống cũng như điều trị? Cảm ơn bác sĩ! (Thuý Hằng, 30 t.uổi, Hà Nội)

- BS Kim Thoa: Nếu đợt bệnh này cháu có biểu hiện sang thương ở chân và có lở miệng thì chị phải mang cháu đi khám để xác định chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp.

- Nếu người lớn chăm bé bị bệnh tay chân miệng thì có cần cách ly người lớn này luôn không và thời gian cách ly an toàn nhất để tránh không lây bệnh cho bé khác là bao nhiêu ngày? Có khi nào người lớn bị lây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh ra ngoài mà vẫn khả năng lây cho bé khác không? (Kim Chi, 26 t.uổi, TP HCM)

- BS Hồng Nga: Người lớn vẫn có thể bị nhiễm bệnh tay chân miệng (song rất hiếm), hoặc mang virut gây bệnh mà không có biểu hiện lâm sàng. Những người này vẫn có khả năng lây bệnh cho trẻ. Nếu đã bị bệnh thì nên hạn chế tiếp xúc với trẻ trong khoảng 10 ngày kẻ từ khi phát bệnh. Trong trường hợp bắt buộc phải chăm sóc trẻ lành, người bệnh cần phải mang khẩu trang và găng tay.

Trẻ đã bị tay chân miệng vẫn có thể mắc bệnh trở lại - Hình 3

- Chào bác sĩ, em ở Long An, bé nhà em 28 tháng t.uổi, hai ngày nay cháu bị sốt nhẹ 37,5 độ, khi uống thuốc hạ sốt thì hết sốt, hết thuốc thì sốt lại, bé biếng ăn, thỉnh thoảng ăn vào lại ói (2-3 lần/ngày, bị tiêu chảy (phân lỏng, có mùi chua, đi 3 lần/ngày). Em có chở bé đến bác sĩ ở phòng mạch khám, bác sĩ nói bé bị yếu đường ruột nhưng tối bé hay quấy khóc, em lo lắng sợ không biết bé có bị tay chân miệng không. Mong bác sĩ tư vấn dùm em. Cám ơn bác sĩ nhiều (Lê Kiều Hạnh, 36 t.uổi, Trần Hưng Đạo, Phường 1, Thành phố Tân An, tỉnh Long An)

- BS Kim Thoa: Qua những triệu chứng mà bạn mô tả thì chưa thấy cháu có biểu hiện của bệnh tay chân miệng. Bạn cần theo dõi thêm biểu hiện loét miệng cũng như các sang thương ngoài da của bé. Hiện tượng ngủ không yên, quấy khóc ban đêm có thể gặp ở rất nhiều bệnh, khi bé không được khỏe chứ không riêng gì bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên khi bé bị bệnh tay chân miệng thì dấu hiệu giật mình hốt hoảng, chới với khi ngủ là dấu hiệu cần quan tâm để phát hiện sớm biến chứng.

- Chúng ta cần làm những gì khi trẻ nhà bên cạnh bị bệnh tay chân miệng, có cần phun thuốc diệt khuẩn như những bệnh dịch khác để phòng tránh cho con em mình, nếu phun thì phun thuốc gì, liên hệ hoặc mua ở đâu? (Pham Thien Luat, 31 t.uổi, xa My Lam, huyen Hon Đat, tinh Kien Giang)

- Th.S, BS Hồng Nga: Khi nhà bên cạnh có bệnh nhi tay chân miệng thì không nên cho bé tiếp xúc với người bệnh. Đồng thời thông báo ngay cho trạm y tế phường xã nơi cư ngụ để triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Đối với bệnh tay chân miệng, việc phun hoá chất không cần thiết nhưng phải thực hiện các biện pháp ngâm rửa vật dụng, đồ chơi và vệ sinh khu vực sinh hoạt của trẻ bằng các dung dịch khử khuẩn như cloramin B hoặc nước javel.

- Bé nhà em 32 tháng. Vừa rồi bé bị sốt ho, lở miệng một ngày, em dẫn đi khám ở bệnh viện, bác sĩ bảo bị viêm phế quản (bé hay bị lở miệng). Một ngày sau, em phát hiện lòng bàn tay, bàn chân của bé xuất hiện khoảng 3, 4 nốt đỏ như bị muỗi cắn. Em dẫn bé đi tái khám lại, thì bác sĩ bảo bị tay chân miệng. Xin hỏi bác sĩ làm sao có thể phân biệt hiện tượng lở miệng thông thường và bệnh tay chân miệng? (Hòa, 33 t.uổi, Quận Tân Phú)

- BS Kim Thoa: Thông thường nếu trẻ chỉ bị lở miệng do đẹn thì vết loét sẽ nằm ở niêm mạc má, môi hoặc nướu răng; trong khi trẻ bị tay chân miệng thì vết loét miệng thường nằm sâu trong họng và có thể lan lên vòm họng, lưỡi, niêm mạc má hoặc môi.

Tuy nhiên trong thời điểm mà nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng, đặc biệt con bạn có biểu hiện sang thương da thì cần phải đến cơ sở y tế để xác định cháu có mắc bệnh tay chân miệng hay không.

- Thưa bác sĩ, 2 bé sinh đôi nhà em 4,5 t.uổi sắp đến ngày nhập học, nhưng em không dám cho bé đến trường vì tình hình ngày một nguy cấp. Chẳng lẽ em cứ giữ cháu ở nhà mãi hay sao, ngoài cách vệ sinh và rửa tay thường xuyên thì có cách nào khác để ngừa bệnh tay chân miệng nữa không ạ? (Lô Thị Phương Uyên, 30 t.uổi, Nguyễn Văn Đậu, P.11, Bình Thạnh)

- BS Hồng Nga: Để phòng bệnh tay chân miệng, chỉ có biện pháp vệ sinh khử khuẩn nhà cửa và giữ gìn vệ sinh cá nhân. Tại các trường mầm non cũng đã có chỉ đạo chung về việc triển khai các biện pháp phòng chống bệnh này. Trên thực tế ghi nhận chỉ có khoảng 30% trẻ bị bệnh có đi học tại các trường mầm non, trong khi 70% số còn lại không đi học. Vì thế bạn không nên quá lo lắng mà vẫn có thể cho bé đến trường, bên cạnh đó cần thực hiện các biện pháp vệ sinh tại nhà, đồng thời góp ý với nhà trường để thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

- Xin bác sĩ cho hỏi: Bệnh tay chân miệng có lây trong quá trình ủ bệnh không ạ? Em có đọc tài liệu và được biết, xét nghiệm để chẩn đoán tay chân miệng phải 15 ngày sau mới có kết quả chính xác, vậy dấu hiệu nào để phân biệt bệnh với các bệnh có ban ra da khác (sốt phát ban, trái rạ, sởi, phỏng dạ, viêm da…) (Việt Ánh, 27 t.uổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: Bệnh tay chân miệng có thể lây cho người tiếp xúc trước khi bé có biểu hiện lở miệng hoặc biểu hiện ngoài da. Chẩn đoán bệnh tay chân miệng chủ yếu dựa vào các dấu hiệu khi khám bé. Việc xét nghiệm nếu được thực hiện là nhằm mục đích kiểm soát dịch.

- Xin hoi bác sĩ là dùng cồn 70 độ để vệ sinh tay chân cho bé có tác dụng phòng ngừa bệnh tay chân miệng không, vì cháu bé nhà em rất khó để rửa tay bằng nước xà phòng? (Lý Chí Đức, 33 t.uổi, Hà Nội)

- Th.S, BS Hồng Nga: Bạn có thể dùng cồn 70 độ hoặc các dung dịch sát khuẩn nhanh để phòng bệnh. Tuy nhiên bạn nên tập cho bé thói quen rửa tay bằng nước và xà phòng sẽ dễ dàng thực hiện hơn.

- Xin hỏi bác sĩ Thoa. T.rẻ e.m trong độ t.uổi nào thì dể bị mắc bệnh tay chân miệng nhất. Dấu hiệu để nhận biết sớm như thế nào, và khi nào thì cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện khám. Khi t.rẻ e.m bị mắc bệnh tay chân miệng thì nên kiêng những gì ? Xin cảm ơn bác sĩ! (Trancuong, 41 t.uổi, TP Hồ Chí Minh)

- BS Kim Thoa: Mọi người đều có thể bị mắc tay chân miệng nếu tiếp xúc với người bệnh, tuy nhiên lứa t.uổi dễ mắc bệnh là những trẻ ở lứa t.uổi nhà trẻ, mẫu giáo.

Một số phụ huynh hay có suy nghĩ không đúng là trẻ mắc bệnh tay chân miệng phải kiêng rất nhiều thứ kể cả tắm rửa. Thật ra nếu kiêng như vậy sẽ làm cho trẻ khó chịu hơn vì bị ngứa và có thể gây nên n.hiễm t.rùng da đi kèm. Do đó khi trẻ mắc bệnh, cần phải chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ, cho trẻ mặc thoáng mát, tắm rửa thường xuyên. Riêng về chế độ dinh dưỡng cũng không cần phải kiêng ăn uống; chỉ đặc biệt chú ý cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, hợp vệ sinh và nhất là không ép trẻ uống các loại nước chua nếu trẻ từ chối vì sẽ làm trẻ đau miệng hơn.

Trẻ đã bị tay chân miệng vẫn có thể mắc bệnh trở lại - Hình 4

- Khi khử trùng đồ chơi hoặc lau nhà bằng bột cloramin B thì có cần cho bé đi chỗ khác để không bị nhiễm hóa chất không? (Lê Nguyễn Hồng Nhật, 29 t.uổi, BIÊN HÒA)

- BS Hồng Nga: Nên để bé ra khỏi khu vực đang thực hiện vệ sinh diệt khuẩn. Bên cạnh đó, trong việc bảo quản hóa chất nên để tránh xa tầm tay t.rẻ e.m vì có nguy cơ ngộ độc nếu trẻ vô tình uống phải. Sau khi khử trùng đồ chơi hoặc lau nhà bằng dung dịch khử khuẩn, phải lau lại bằng nước sạch rồi phơi hoặc lau khô mới tiếp tục cho trẻ sử dụng.

- Xin hỏi bác sĩ là dùng nước muối để vệ sinh có phòng ngừa được bệnh chân tay miệng không ạ? (Trịnh Thanh Tùng, 33 t.uổi, Ba Đình-Bỉm Sơn-Thanh Hoá)

- BS Hồng Nga: Nước muối thường chỉ dùng để ngâm rửa rau quả với mục đích làm trôi trứng giun sán. Còn để khử khuẩn phòng bệnh tay chân miệng cần phải sử dụng các dung dịch khử khuẩn như cloramin B hoặc javel.

- Xin hoi bac sĩ: Vơi chau be 1,5 thang tuôi bi bệnh chân tay miêng thi phác đô điêu tri như thê nao. Xin cam ơn (Nguyên Ngoc Tung, 34 t.uổi, Hai Ba Trưng – Ha Nôi)

- BS Kim Thoa: Bệnh tay chân miệng cho đến hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị nâng đỡ và theo dõi để phát hiện và điều trị biến chứng. Phần lớn các trường hợp tay chân miệng sẽ được điều trị tại nhà bằng thuốc giam đau và hạ sốt, đặc biệt là phụ huynh cần theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu nặng cần mang đến bệnh viện ngay. Phụ huynh không nên điều trị bằng cách tự đi mua thuốc cho trẻ uống vì sẽ có những loại thuốc làm cho bệnh nặng hơn.

- Bác sĩ cho em hỏi: có nên dùng dung dịch Cloramin để giặt quần áo và khăn lau mặt cho bé không? Nếu có thì lượng bao nhiêu là được? Cảm ơn bác sĩ. (Hai Van, 30 t.uổi, Nghe An)

- BS Hồng Nga: Trong phòng bệnh tay chân miệng, dung dịch cloramin B được sử dụng để vệ sinh khử khuẩn vật dụng, nhà cửa hoặc khu vực sinh hoạt của trẻ. Bạn cũng có thể dùng cloramin B nồng độ thấp (nửa muỗng cà phê trong một lít nước) hoặc nước javel để ngâm giặt quần áo. Tuy nhiên điều này chỉ cần thiết đối với quần áo của trẻ bị bệnh.

- Di chứng để lại sau khi chữa khỏi bệnh như thế nào, thưa bác sĩ? (Nguyễn Văn Tiến, 30 t.uổi, Hải Dương)

- BS Kim Thoa: Đa số các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng sẽ lành hoàn toàn không để lại di chứng, chỉ một số rất ít trường hợp bé bị tổn thương não nặng mới để lại di chứng như chậm phát triển, tâm thần vận động, yếu chi, run chi.

- Kính gửi các bác sĩ. Với tình hình phức tạp và nguy hiểm của bệnh chân tay miệng như hiện nay, ngành y tế đã có giải pháp gì để phòng bệnh cho những tỉnh thành chưa bùng phát bệnh chưa ạ. Liệu trong tương lai có vacxin phòng bệnh này không ạ? Xin cảm ơn các bác sĩ (Nguyễn Thị Hải Hà, 28 t.uổi, Hải Phòng).

- BS Hồng Nga: Để phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả đòi hỏi mỗi người, mỗi gia đình cần phải có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh chung. Ngay tại các vùng chưa bùng phát dịch, mọi người cũng không nên chủ quan mà cần chủ động thực hiện phòng bệnh cho con em mình. Hiện nay ngành y tế đã có những thông điệp hướng dẫn thực hiện biện pháp phòng bệnh như: rửa tay, vệ sinh nhà cửa, vật dụng… Khi có những thắc mắc liên quan đến phòng bệnh tay chân miệng cũng như các bệnh truyền nhiễm nói chung, bạn nên liên hệ với trạm y tế địa phương để được hướng dẫn cụ thể.

- Nước bọt, nước tiểu, phân, dịch tiết từ mũi của trẻ bị bệnh tay chân miệng lây lan qua trẻ khác bằng đường miệng (ví dụ: dịch tiết từ mũi, phân của trẻ bị bệnh dính vào thức ăn, trẻ khác ăn vào thức ăn đó sẽ bị lây bệnh). Điều đó đúng không bác sĩ? (Võ Thị Chi, 31 t.uổi, Vũng Tàu)

- BS Kim Thoa: Trẻ lành khi tiếp xúc với các dịch tiết đường hô hấp (nước bọt, nước mũi) hoặc chất tiết đường tiêu hóa của trẻ bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Riêng nước tiểu không phải là nguồn lây bệnh.

- Với những trường hợp trẻ bị bỏng chân hoặc tay, với điều kiện không thể đưa tới cơ sở y tế ngay, thì tôi nên làm những gì? (Dương Vĩnh Trung, 27 t.uổi, Yên Lạc – Vĩnh Phúc)

- BS Kim Thoa: Nếu nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng thì tốt nhất là đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc điều trị cũng như theo dõi. Nhưng nếu bạn chưa thể đưa bé đi khám ngay thì có thể:

- Cho bé giảm đau hạ sốt bằng Paracetamol.

- Cho ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu và hợp vệ sinh.

- Chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, tắm rửa thường xuyên cho trẻ.

- Theo dõi các dấu hiệu nghi ngờ có biến chứng để mang trẻ đến bệnh viện khám ngay.

- Thưa bác sĩ Nga, cho tôi hỏi cách làm vệ sinh từ các loại hóa chất sao cho hiệu quả? Loại hóa chất nào phù hợp nhất và phải làm bao nhiêu lần trong tuần? (Duy Khang, 36 t.uổi, TP HCM)

- BS Hồng Nga: Để khử trùng đồ chơi, vật dùng bằng hóa chất khử khuẩn, trước tiên phải rửa sạch các vật dụng bằng nước và xà phòng. Tiếp theo, ngâm vật dụng trong dung dịch khử khuẩn đã pha theo đúng nồng độ hướng dẫn trong thời gian từ 10 đến 20 phút. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch và lau khô.

Cách lau nhà: trước tiên lau qua bằng nước sạch để loại bỏ bụi đất bám trên sàn nhà. Tiếp theo lau lại bằng dung dịch khử khuẩn (trong quá trình lau, nếu khăn lau bị khô hoặc dơ, phải giặt bằng nước sạch trước khi nhúng lại vào dung dịch khử khuẩn để lau tiếp); sau đó lau lại bằng nước sạch và lau khô.

Bạn có thể dùng dung dịch cloramin B hoặc nước javel để khử khuẩn tối thiểu mỗi tuần một lần.

- Thưa bác sĩ Nga, tại TP HCM, nếu muốn xin chất khử khuẩn miễn phí thì xin ở đâu? (Đoàn Kim Chi, 36 t.uổi, TP HCM)

- BS Hồng Nga: tại TP HCM, bạn có thể liên hệ các trạm y tế phường xã nơi cư ngụ để được cấp hóa chất khử khuẩn miễn phí.

- Ngoài tay chân miệng, các nốt còn có thể nổi ở đâu? Có trường hợp nào không nổi bóng nước mà vẫn bị tay chân miệng không? (Hải Triều, 34 t.uổi, TP HCM)

- BS Kim Thoa: Trong bệnh tay chân miệng, sang thương điển hình là loét miệng và sẩn lòng bàn tay lòng bàn chân, tuy nhiên sang thương vẫn có thể có ở đầu gối, cùi chỏ, mông hoặc khắp người. Có những trường hợp tay chân miệng chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần mà không có sang thương da.

- Tôi thực sự rất lo lắng về căn bệnh chân tay miệng này. Tôi có hai con nhỏ, một cháu vào lớp 1 và một cháu 7 tháng t.uổi. Xin bác sĩ tư vấn và hướng dẫn (cụ thể và đầy đủ) cách phòng chống bệnh hiệu quả nhất, đồng thời hướng dẫn các bà mẹ cách nhận biết và xử lý nhanh nhất khi trẻ gặp phải bệnh. (Pham Thi Hien, 33 t.uổi, Bắc Ninh)

- BS Hồng Nga: Để chủ động phòng bệnh tay chân miệng, điều quan trọng nhất cần phải tập thói quen rửa tay bằng nước và xà phòng cho trẻ cũng như người chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, thường xuyên lau rửa vật dụng, đồ chơi và khu vực sinh hoạt của trẻ bằng các dung dịch khử khuẩn. Đồng thời cần thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ giúp phòng bệnh tay chân miệng mà còn giúp tránh được các bệnh truyền nhiễm khác.

- BS Kim Thoa: Khi nghi ngờ trẻ bị bệnh tay chân miệng cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xác định chẩn đoán và được hướng dẫn cách chăm sóc, theo dõi. Việc chăm sóc trẻ đúng cách và phát hiện kịp thời sẽ giúp trẻ mau lành bệnh hơn.

Theo VNE

Sáng nay tư vấn cách phòng và chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng

9h30 ngày 25/8, hai thạc sĩ - bác sĩ Lê Phan Kim Thoa, Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Lê Hồng Nga thuộc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, sẽ tư vấn trực tuyến trên VnExpress.net về phòng và chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng.

Bác sĩ Lê Phan Kim Thoa hiện là Phó khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc điều trị. Còn bác sĩ Lê Hồng Nga đang công tác tại khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM.

Mời đặt câu hỏi tại đây hoặc gửi về địa chỉ suckhoe@vnexpress.net.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, số ca mắc tay chân miệng trong 8 tháng qua đã lập kỷ lục kể từ khi bệnh được phát hiện năm 2003. Cụ thể trong 10 tuần gần đây, trung bình mỗi tuần có hơn 2.000 bệnh nhi nhập viện. So với năm 2010, số ca mắc bệnh tay chân miệng 8 tháng qua đã cao gấp 5 lần và người t.ử v.ong tăng hơn 10 lần.

Ngày 24/8, chỉ riêng Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, đã có gần 150 trẻ nằm viện điều trị vì tay chân miệng. Số trẻ nhập viện mới trung bình 40 ca mỗi ngày. Tình hình tương tự tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 với 15% bệnh nhân bị biến chứng nặng phải thở máy.

Tính đến giữa tháng 8, cả nước có hơn 35.000 người mắc bệnh tay chân miệng, 83 ca t.ử v.ong. Có dấu hiệu giảm số người mắc bệnh trong 2 tuần qua, nhưng với đặc tính dễ lây lan, chưa có văcxin phòng ngừa, đặc biệt từ tháng 9 đến tháng 11 là vào mùa dịch mới, các bác sĩ chuyên khoa Nhiễm cho rằng bệnh có thể lại tăng cao nếu phụ huynh chưa biết cách phòng bệnh cho con.

Sáng nay tư vấn cách phòng và chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng - Hình 1

Nhiều bệnh nhi tay chân miệng nguy kịch vì biến chứng. Ảnh: Cao Lâm

Tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Y tế với Sở Y tế các tỉnh thành phía Nam vài ngày trước, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cũng nhận định, tuyên truyền là điểm yếu trong công tác phòng chống dịch thời gian vừa qua. Thông điệp tuyên truyền chưa đến được với từng hộ gia đình, bà mẹ, gia đình có trẻ mắc.

Phát hiện từ năm 2003, bệnh tay chân miệng được xác định là bệnh nhiễm do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 t.uổi, nhiều nhất là ở trẻ dưới 2 t.uổi, xảy ra rải rác quanh năm song tăng cao từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 11 trong năm.

Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi. Hiện vẫn chưa có văcxin phòng ngừa.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bệnh nhi 13 t.uổi bị thủng dạ dày do ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học
18:41:41 18/09/2024
Chủ quan trong tầm soát, nhiều bạn trẻ suy thận nặng
18:37:08 17/09/2024
Loại quả Việt được ví như 'sâm xanh', vừa bổ m.áu vừa ngừa loãng xương cực tốt
15:45:03 18/09/2024
Những đồ ăn vặt tốt cho người tiểu đường, không làm tăng huyết áp
11:28:07 19/09/2024
Lợi ích của trà xanh với người bệnh tiểu đường
09:13:11 18/09/2024
Lầm tưởng do đau miệng, người phụ nữ mắc ung thư lưỡi nguy hiểm
16:48:13 18/09/2024
Những thực phẩm thiết yếu và an toàn trong vùng ngập lụt
15:48:22 18/09/2024
Liên tiếp tiếp nhận bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore
09:21:22 18/09/2024

Tin đang nóng

Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án và ra tù vào hôm nay
09:24:13 19/09/2024
Sao Hoa ngữ 19/9: Huỳnh Hiểu Minh tái hôn, Đường Yên đọ sắc Song Hye Kyo
10:33:04 19/09/2024
Lần đầu tiên Bi Rain khoe ảnh với Kim Tae Hee lên trang cá nhân sau 7 năm kết hôn
12:28:48 19/09/2024
Thu giữ 97 miếng vàng, bộ sưu tập 13 đồng hồ, 134 sổ tiết kiệm của cựu bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ
12:43:16 19/09/2024
Nhan sắc giả dối của Triệu Lộ Tư
13:02:48 19/09/2024
Bão số 4 áp sát miền Trung, sắp đổ bộ Quảng Bình - Quảng Trị
08:32:54 19/09/2024
Đạt G và Cindy Lư kết hôn?
11:53:20 19/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024

Tin mới nhất

Cứu kịp thời bé 19 tháng t.uổi uống nhầm dầu thắp hương

14:10:51 19/09/2024
Gia đình nhanh chóng đưa bé vào Bệnh viện Đa khoa huyện Diễn Châu thăm khám và được chuyển tuyến lên Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để điều trị.

Ngộ độc, nguy cơ ung thư do thói quen uống quá nhiều nước mỗi ngày

14:08:12 19/09/2024
Điều này cho thấy, nếu không có chống chỉ định đặc biệt thì nhu cầu uống nước của bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính không khác gì người bình thường.

Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

13:39:46 19/09/2024
WHO khuyến nghị tiêu thụ dưới 5g muối mỗi ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều ăn nhiều hơn mức khuyến nghị. Số liệu mới nhất cho thấy trung bình mỗi người ăn khoảng 9g mỗi ngày.

Ăn táo mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tiểu đường

12:01:52 19/09/2024
Ăn một quả táo mỗi ngày là thói quen tuyệt vời để có trái tim khỏe mạnh vì pectin trong táo giúp giảm cholesterol, polyphenol có tác dụng hạ huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.

Cây thuốc đa năng cực nhiều ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết tận dụng

11:25:43 19/09/2024
Bên cạnh đó, các bộ phận của cây lá gai còn có tác dụng long đờm, giúp làm loãng dịch nhầy, tạo điều kiện thuận lợi để tống đờm ra ngoài, từ đó cải thiện đáng kể sự thông thoáng của đường thở.

Nhóm nghiên cứu trường đại học sản xuất trà tan từ lá vối và nụ vối

11:22:30 19/09/2024
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra được quy trình công nghệ sản xuất cao đặc, cao khô lá vối và nụ vối, các sản phẩm giữ được hương thơm đặc trưng của lá vối và nụ vối với hàm lượng các chất

10 loại rau giàu chất sắt

11:20:25 19/09/2024
Có nhiều cách để sử dụng như: Ăn sống trong món salad, xay thành sinh tố hoặc nấu chín. Để tăng cường hấp thụ chất sắt, hãy kết hợp rau bina với nguồn thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt hoặc ớt chuông...

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đ.ầu đ.ộc chính mình

11:18:44 19/09/2024
Do đó, nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, dù là thuốc kê đơn hay không kê đơn, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi bổ sung táo đỏ vào chế độ ăn uống của mình.

Chế độ ăn keto có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2?

10:57:56 19/09/2024
Giáo sư Barbora de Courten giải thích thêm rằng loại carbohydrate cũng đóng vai trò rất lớn. Cách tốt nhất cho sức khỏe tổng thể nói chung là thiết kế một chế độ ăn uống cân bằng để có lợi ích về mặt dinh dưỡng.

Liên tiếp xảy ra các vụ điện giật nghiêm trọng

18:39:43 18/09/2024
Hội chứng này thường xuất hiện sau các chấn thương nặng như sập hầm, đổ nhà, động đất, bỏng diện tích lớn, hoặc bỏng do điện giật và sét đ.ánh.

Hà Nội: Hơn 500 người mắc bệnh da liễu sau bão Yagi

18:37:29 18/09/2024
Các cơ sở y tế, hoạt động khám chữa bệnh trên địa bàn được đảm bảo tốt. Tổ chức thường trực khám chữa bệnh 24/24 giờ, không để gián đoạn công tác khám chữa bệnh.

Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho t.rẻ e.m?

18:35:13 18/09/2024
Một trong những vấn đề chính là việc chỉnh răng chắc chắn không hề thú vị, trẻ nhỏ có thể cảm thấy bực bội và khó chịu khi có các khí cụ như mắc cài hay máng trong miệng.

Có thể bạn quan tâm

Vụ nổ máy bộ đàm ở Liban: Số lượng ít nhưng có tính sát thương lớn hơn

Thế giới

14:24:14 19/09/2024
Một quan chức Mỹ nói với tờ Axios rằng Mossad đã lên kế hoạch cho nổ tung các máy nhắn tin trong trường hợp xảy ra chiến tranh tổng lực với Hezbollah, nhưng quyết định cho nổ chúng sớm đề phòng Hezbollah phát hiện ra chất nổ.

Nam rapper liều lĩnh tổ chức concert 42 nghìn người ngay tại SVĐ bị bão Yagi thổi bay mái che!

Nhạc quốc tế

14:23:57 19/09/2024
Đây là lần đầu tiên anh biểu diễn tại Trung Quốc sau 16 năm, và sự kiện này đã thu hút sự chú ý đáng kể từ người hâm mộ trên toàn thế giới lẫn Trung Quốc.

Lá tía tô có tác dụng gì với da mặt?

Làm đẹp

14:15:26 19/09/2024
Lá tía tô cũng có thể chữa lành làn da của bạn từ trong ra ngoài. Tía tô có tác dụng làm khô da vì vậy bạn có thể đưa tía tô vào quy trình chăm sóc da của mình nếu bạn thuộc loại da dầu.

Cát xê không ngờ của Quyền Linh

Sao việt

14:08:45 19/09/2024
Hoạt động trong showbiz Việt hàng chục năm nay, MC Quyền Linh đã sở hữu thu nhập khủng, có những tài sản giá trị.

Steve Hoàng - Từ chuyên gia giáo dục đến 'người tiên phong về show truyền hình thực tế thế hệ mới'

Netizen

13:41:35 19/09/2024
Ít ai biết rằng, người cầm cân nảy mực của show hẹn hò thực tế gây sốt LOVE LINK - Steve Hoàng lại có xuất phát điểm là một chuyên gia tư vấn du học nghề Đức.

Mỹ nam đẹp đến mức khiến vợ thành kẻ thù số 1 của cả đất nước

Sao châu á

12:58:30 19/09/2024
Ngoại hình cực phẩm của nam diễn viên được truyền thông tung hô là khuôn mặt được thượng đế vuốt ve , người tình trong mộng số 1 của các thiếu nữ , thần tượng của cả một thời đại .

Lâm Thanh Mỹ: Cám đến với tôi vào lúc tôi cần một vai diễn đ.ánh dấu sự trưởng thành nhất

Hậu trường phim

12:49:50 19/09/2024
Lâm Thanh Mỹ thủ vai Cám - vai chính phản diện trong bộ phim được giới thiệu là một kẻ đáng thương và mang đầy uất hận trong quá khứ.

5 kiểu áo blazer được mặc nhiều nhất trên phim Hàn Quốc

Thời trang

12:47:12 19/09/2024
Áo blazer màu xám rất phổ biến trên phim Hàn. Mẫu áo này không chỉ có sự thanh lịch mà còn toát lên nét cá tính, cool ngầu . Cách diện áo blazer màu xám đơn giản nhất là kết hợp cùng áo sơ mi trắng.

Bão số 4 tác động rất rộng, tuyệt đối không xem nhẹ gió cấp 8

Tin nổi bật

12:41:34 19/09/2024
Bão số 4 kết hợp gió mùa Tây Nam mạnh nằm trong dải hội tụ nhiệt đới nên tác động rất rộng, bao gồm cả miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Huy động hơn 30.869 tỷ đồng sử dụng sai mục đích

Pháp luật

12:37:05 19/09/2024
Sáng 19/9, TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử bị cáo Mỹ Lan và đồng phạm liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB).

NPH kiếm được nhiều t.iền nhất từ game thủ, miHoYo chỉ xếp thứ 5

Mọt game

12:12:24 19/09/2024
2024 đã đi qua nửa chặng đường và tính tới nay, làng game quốc tế đã được chứng kiến vô số nốt thăng, trầm của nhiều bom tấn đình đám.