Trẻ có thể chết vì sốc nhiệt xe hơi
Một chiếc xe đỗ ngoài trời trong mùa hè có thể biến thành một chiếc lò nướng và có thể khiến trẻ tử vong do sốc nhiệt.
Trẻ em tử vong khi ngồi trong xe để lâu dưới trời nóng. Vấn đề nhức nhối này vẫn được các hãng xe tìm cách khắc phục, nhưng dường như một giải pháp giúp giải quyết triệt để vẫn còn khá xa vời.
General Motors đã cố gắng hơn 10 năm qua, nhưng kết quả vẫn là không đáng tin cậy. Trong khi đó, Ford đang nghiên cứu công nghệ camera nhằm giám sát bên trong xe nhưng chưa có kết quả đáng ghi nhận. Các nhóm an toàn xe hơi vẫn thúc giục các nhà sản xuất làm nhiều hơn nữa, nhưng vì nhiều lý do, như chi phí, công nghệ, bổn phận và các giải pháp bảo mật, vẫn chưa có cách dễ dàng nhất để ngăn chặn những cái chết thương tâm do nhiệt độ cao hoặc cảnh báo nguy cơ trước khi điều không hay xảy ra.
Để xe trực tiếp dưới nắng hoàn toàn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ em trong xe. Ảnh: Washintontimes.
“Mỗi ca tử vong vì sốc nhiệt, mỗi cuộc đời trẻ em mất đi vì ngồi trong một chiếc xe quá nóng đều là thảm kịch”, David Friedman, một đại diện của Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ NHTSA phát biểu với NBC News. Người đàn ông này thêm: “Một vấn đề có thể tránh được 100%”.
Một chuyên gia trong ngành công nghiệp ôtô tin rằng tốn không quá vài đô mỗi xe, khi những loại máy tính tinh vi đã có sẵn. “Tôi không nghĩ chi phí là vấn đề quá lớn, mà là những sai lầm tai hại có thể xảy ra”.
Mỗi năm, trung bình 40 người, mà phần lớn là trẻ em, thiệt mạng trong những chiếc xe đỗ trong nền nhiệt cao của mùa hè. Trong số đó, vụ việc gây chú ý tại Mỹ khi một đứa trẻ ở Georgia tử vong khi bị bỏ lại trong xe và người bố sau đó bị kết tội giết người.
Ngành công nghiệp ôtô nhận thức được vấn đề từ nhiều năm qua. Tại New York Auto Show 2002, phó chủ tịch của General Motors vào thời điểm đó là Harry Pearce tiết lộ một hệ thống mà theo ông, có khả năng phát hiện nhịp tim của một đứa trẻ bị bỏ lại trên xe và sau đó đo nhiệt độ trong xe. Nếu mức nhiệt nóng ở mức nguy hiểm, hệ thống phát âm thanh qua còi xe để báo động tới bố mẹ hoặc người đi qua.
Công nghệ này suýt được đưa vào sản xuất và dự kiến xuất hiện trên một mẫu minivan hoặc SUV của hãng xe Mỹ vào năm 2004. Nhưng đại diện của GM, Alan Adler cho biết hệ thống bị từ bỏ sau khi thấy rằng “không đủ tin cậy để đưa vào sản xuất”. Adler cũng nói rằng, ông “không biết về bất cứ công nghệ nào đang được nghiên cứu để giám sát độ nóng trong xe hơi”.
Video đang HOT
Ford cũng nằm trong số các hãng xe khác bày tỏ sự quan tâm tới việc phát triển một hệ thống tương tự, nhưng cả thập kỷ sau, công nghệ vẫn chưa sử dụng được trên bất cứ mẫu xe nào, dù là trang bị tiêu chuẩn hay tùy chọn.
Tuy nhiên, có một số thiết bị cảnh báo là hàng không chính hãng, như Childminder Smart Clip sẽ báo động người lớn nếu họ vô tình để con lại trên một chiếc ghế an toàn hoặc xe đẩy trong siêu thị hay nơi nào đó tương tự. Nhưng các nhà quản lý tỏ ra nghi ngờ về tính hiệu quả của những thiết bị này.
Nhiệt độ cao ngoài trời có thể biến cabin một chiếc xe thành lò nướng. Như trong ảnh, 104 độ F tương đương 40 độ C. Ảnh: Washintontimes.
Vấn đề nằm ở chỗ, 1/4 các vụ tử vong xảy ra khi trẻ em bị bỏ lại trong xe nóng nực mà bố mẹ không hề hay biết. “Điều này có thể xảy ra với những bậc cha mẹ yêu thương con cái, đầy trách nhiệm và chu đáo nhất”, Jannette Fennelle, người sáng lập Kids and Cars phát biểu. Tổ chức này nỗ lực thúc đẩy việc thay đổi luật và yêu cầu các hãng ứng dụng công nghệ có thể ngăn ngừa những cái chết do sốc nhiệt.
Một nghiên cứu mới đây do tổ chức phi lợi nhuận Safe Kids Worldwide cho thấy 14% các bậc cha mẹ thừa nhận họ để con một mình trong xe, và 11% cho biết họ làm thế bởi quên mất rằng con mình ở trong xe. Trong khi đó, một khảo sát khác thực hiện trên Internet cho kết quả là số lượng các ông bố để con trong xe nhiều gấp 3 lần các bà mẹ.
Thường thì bố mẹ hay người trông nom trẻ chỉ là rời đi khoảng vài phút, có thể chạy vào một cửa hàng tiện lợi nào đó, nhưng “nhiều người sửng sốt khi biết rằng nhiệt độ trong xe có thể tăng lên 20 độ chỉ trong 10 phút và mở hé cửa kính cũng không giúp được gì”, Kate Carr, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Safe Kids Worldwide cho biết.
Một chuyên gia khác bổ sung, vấn đề này có thể làm tăng sự hoài nghi về trách nhiệm pháp lý và sự bảo mật riêng tư. Phần lớn tai nạn là không cố ý. Nhưng một chiếc xe có thể biến thành lò nướng nếu để lâu dưới nắng. Đó không phải chuyện nhận ra có ai đó trong xe, mà là làm cách nào để làm điều đó một cách xác thực.
Chuyên gia này nói thêm: “Nếu bạn bỏ quên chỉ một đứa trẻ, nếu có điều gì đó không hay xảy ra, những thứ liên quan là vô cùng. Nếu bạn bỏ quên chỉ một đứa trẻ, bạn sẽ có vấn đề về trách nhiệm pháp lý”. Nhiều người không muốn người khác biết chuyện gì xảy ra. Họ muốn đổ lỗi cho thứ khác chứ không phải bản thân mình.
Tuy nhiên, một vài công nghệ trên xe hơi ngày nay có thể dễ dàng liên kết với các bậc cha mẹ. Phần lớn xe của GM có trang bị hệ thống OnStar, có thể báo cho các nhà chức trách trong trường hợp có tai nạn đủ nghiêm trọng để làm túi khí bung ra. Nếu một hệ thống cảm biến đáng tin cậy có mặt lúc đó, hệ thống này có thể gọi hỗ trợ, hoặc báo cho bố mẹ của trẻ biết.
Ford cũng đưa ra một giải pháp khả thi có tên Mobii. Cần một số camera gắn trong cabin giúp phát hiện nếu lái xe đang buồn ngủ hoặc cho biết nếu có người bên ngoài tìm cách đột nhập vào xe. Những hệ thống này cũng có thể sử dụng một cảm biến nhiệt và phát hiện chuyển động để ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị sốc nhiệt.
Vào lúc này, các chuyên gia đề xuất với những người làm cha mẹ về nhiều bước để giữ cho trẻ an toàn. Tổ chức Kids and Cars gợi ý nên để một thứ đồ chơi, như thú nhồi bông, lên ghế phía trước để nhắc nhở rằng có trẻ em trên xe. Còn NHTSA khuyến cáo nên để thứ gì đó mà họ cần dùng, như điện thoại di động ở ghế sau, ngay cạnh trẻ.
Mỹ Anh
Theo VNE
Dạy trẻ học bơi: Chất lượng... thả nổi: Những nguy cơ chết người
Bơi lội vốn được nhiều người yêu thích. Do đó, trong những ngày hè nóng nực, bể bơi là điểm đến vô cùng hấp dẫn và lý tưởng. Tuy vậy, nếu không thận trọng, nơi đây còn là địa điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Các bậc cha mẹ cần luôn giám sát trẻ trong suốt thời gian trẻ ở dưới nước
Chết đuối khi đang... học bơi
Tháng 7-2013, tại bể bơi trong khuôn viên một trường song ngữ ở quận Tây Hồ, Hà Nội, cháu N.G.B (6 tuổi - học viên một lớp học bơi) đã tử vong khi tham gia một lớp học bơi trong dịp hè do nhà trường tổ chức dù trong buổi học hôm đó lớp học được diễn ra dưới sự quản lý điều hành của 4 giáo viên.
Gần đây nhất, vụ chết đuối thương tâm xảy ra vào sáng 6-3 tại hồ bơi nằm trong khuôn viên trường THCS Tây Thạnh (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) khiến không ít phụ huynh tỏ ra lo ngại về chất lượng dạy và học bơi trong các nhà trường. Nạn nhân là em Quách Gia Phú (học sinh lớp 6 trường THCS Trần Quang Khải, đường Nguyễn Thế Truyện, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú). Ngay trong buổi học bơi đầu tiên, Phú đã bị ngạt nước. Theo Ban Giám hiệu trường THCS Trần Quang Khải, do không có hồ bơi nên nhà trường đã ký hợp đồng với một công ty dạy bơi có trụ sở tại quận Phú Nhuận. Công ty này đã thuê lại hồ bơi trong khuôn viên của trường THCS Tây Thạnh để làm nơi giảng dạy tiết học bơi.
Sau khi xảy ra sự việc trên, Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh đã có văn bản yêu cầu chấn chỉnh hoạt động dạy và học bơi nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Theo đó, Sở yêu cầu các trường có dạy bộ môn bơi lội dành cho học sinh phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, trong đó có các phương án đảm bảo an toàn cho học sinh. Đối với trường không có hồ bơi, không đủ giáo viên chuyên trách thì phải ký hợp đồng với các đơn vị dạy bơi lội có chuyên môn, uy tín, trách nhiệm và có đầy đủ phương án theo dõi, hỗ trợ công tác cứu hộ cứu nạn. Đặc biệt, đối với học sinh mới học bơi lần đầu hoặc chưa biết bơi thuần thục khi tiếp nước bắt buộc phải được trang bị áo phao, phao bơi.
Về nguyên nhân dẫn đến những tai nạn đáng tiếc nêu trên, ông Nguyễn Duy Tuấn - Phụ trách một bể bơi tại quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, hiện nay vấn đề an toàn khi bơi vẫn chưa được chú trọng. Đa số các nơi dạy bơi chưa được trang bị đầy đủ dụng cụ cứu hộ, dụng cụ an toàn và cơ sở vật chất đáp ứng cho môn học, những bảng hiệu thông báo, sự phân chia khu vực về chiều sâu của bể còn thiếu và chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, tại một số lớp do số lượng học viên quá đông nên giáo viên không bao quát được, trong khi trẻ nhỏ vừa yếu về thể chất vừa yếu về tâm lý nên khi gặp nạn dễ hoảng loạn, nhanh mất sức khiến hậu quả thêm trầm trọng.
Hoang mang vì hóa chất
Trong khi những lo lắng về sự an toàn cho trẻ khi tham gia các khóa học bơi chưa được giải quyết thì vụ việc rắc hóa chất làm trong nước bể bơi xảy ra trên địa bàn Hà Nội khiến bể nước đang đục ngầu, đầy rong rêu lập tức trong veo, xanh ngắt một lần nữa khiến dư luận lo ngại về chất lượng nước trong các bể bơi.
Kỹ sư hóa vô cơ Nguyễn Đình Trung phân tích, hóa chất được rắc trong hầu hết bể bơi hiện nay là clo. Tuy vậy, việc dùng clo để xử lý nước trong bể bơi cần phải đúng phương pháp và tỷ lệ quy định. Ngoài việc dùng hóa chất này để xử lý nước, các bể bơi phải có một hệ thống lọc nước để xử lý các chất bẩn và các chất hóa học dư thừa có trong nước đồng thời thay nước thường xuyên.
Nguy hiểm ở chỗ, tại các bể bơi hiện nay đang sử dụng lượng clo rất lớn để diệt khuẩn, khử trùng. Mặc dù Bộ Y tế đã có quy định mức độ cho phép từ 0,3-0,5mg/lít, nhưng dường như các bể bơi đều phớt lờ và quy định này chỉ nằm trên giấy do lượng người đến các bể bơi luôn quá tải, đặc biệt là vào ngày cao điểm khiến nước nhanh bẩn.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi học bơi, bác sỹ Vũ Minh Hiếu, Bệnh viện E khuyến cáo, trước khi quyết định cho con em mình tham gia học bơi, phụ huynh cần lựa chọn một bể bơi an toàn và chất lượng. Bể bơi phải đảm bảo tiêu chuẩn về nước và các chỉ số theo quy định của Sở Y tế. Trong mỗi buổi học, phụ huynh cần chuẩn bị đủ các vật dụng cho con như: Khăn, dầu gội, xà bông tắm, thuốc nhỏ mắt, dầu nóng, đồ bơi, kính, phao, mũ... Trước khi xuống hồ cần cho trẻ tắm trước bằng nước sạch để theo dõi phản ứng của trẻ với nước. Các bậc cha mẹ cũng nên cho trẻ bơi ở những bể bơi phù hợp với lứa tuổi và có thầy hướng dẫn trẻ học bơi một cách bài bản. Không nên để trẻ ngâm nước quá lâu.
Để phòng tránh tai nạn, khi cho trẻ đi bơi, cha mẹ phải luôn để mắt tới con trong suốt thời gian trẻ ở dưới nước. Trước khi cho trẻ xuống tắm, cần cho trẻ khởi động kỹ để tránh bị chuột rút, sốc nhiệt... Cần cho trẻ đeo kính bơi và không tháo kính dưới bể nhiều lần để tránh vi khuẩn xâm nhập vào mắt. Khi bơi xong, cha mẹ nhanh chóng lấy khăn tắm lau khô, ủ ấm cho bé, rồi đưa bé đi tắm nước sạch, tránh nhiễm bẩn từ nước bể bơi.
Theo ANTD
Nguy cơ trẻ sốc nhiệt trong ôtô Dữ liệu nghiên cứu từ Đại Học San Francisco cho thấy trung bình mỗi năm có 38 trẻ tử vong vì sốc nhiệt trong xe. Tình huống tử vong thường sau khi trẻ vào xe chơi mà bố mẹ không biết. Một số tình huống trẻ bị bỏ quên khi đang ngủ ở hàng ghế sau vì các bậc cha mẹ không có...