Trẻ có chỉ số EQ thấp thường có 5 biểu hiện dưới đây, cha mẹ sửa ngay cho con còn kịp
Chỉ số EQ thấp sẽ ảnh hưởng đến cả tương lại phía trước của trẻ, nhưng nếu phát hiện sớm, bố mẹ hoàn toàn có thể giúp con cải thiện.
Thành công của một người được tạo nên chỉ từ 20% IQ ( chỉ số thông minh) còn lại 80% là EQ ( chỉ số cảm xúc). Các nghiên cứu hiện đại đã thay đổi quan niệm của nhiều người về yếu tố góp phần tạo nên thành công của một đứa trẻ. Không phải chỉ số thông minh quyết định mà trí tuệ cảm xúc – chỉ số EQ, bao gồm khả năng tự nhận thức, kiểm soát cảm xúc, ý chí, khả năng giao tiếp, cách xử lý các mối quan hệ mới là yếu tố đóng vai trò quan trọng dẫn đến sự thành công trong tương lai.
Nghiên cứu của Đại học Stanford, Mỹ cho biết, trẻ có EQ cao sẽ hỗ trợ cho sự thông minh được bộc lộ và thậm chí còn giúp gia tăng IQ. Trẻ em có chỉ số EQ thấp sẽ thiếu sự tự tin, không thích giao tiếp với người khác, ít bạn bè. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bản thân và nghề nghiệp trong tương lai, trẻ dễ trở thành người cô đơn, không biết vượt qua thất bại…
Trẻ ăn vạ quá thường xuyên, hay mất bình tĩnh, tức giận, khóc lóc… đó là đứa trẻ có chỉ số EQ thấp (Ảnh minh họa).
Trong những năm đầu đời, theo dõi chỉ số EQ rất quan trọng với mọi đứa trẻ. Các chuyên gia tâm lý cho biết những trẻ có chỉ số EQ thấp thường có 1 số biểu hiện sau:
1. Hay ăn vạ, mất bình tĩnh
Ăn vạ là phản ứng cảm xúc xảy ra phổ biến ở mọi đứa trẻ. Giống như người lớn khi không hài lòng về một điều gì đó, họ thường tức giận, trẻ em thể hiện bằng cách ăn vạ. Tuy nhiên, trẻ ăn vạ quá thường xuyên, hay mất bình tĩnh, tức giận, khóc lóc… đó là đứa trẻ có chỉ số EQ thấp.
Khi một đứa trẻ mất bình tĩnh, nó có khả năng gửi tín hiệu đến cha mẹ để được giúp đó. Khi ấy, hoặc cha mẹ không chú ý đến suy nghĩ và yêu cầu của trẻ, hoặc chúng không có được thứ mình muốn, chúng sẽ khóc lóc, ăn vạ. Còn nhỏ, khả năng thể hiện ngôn ngữ, hành động của trẻ còn hạn chế nên trẻ sẽ có những phản ứng giận dữ không phù hợp như đập đầu xuống sàn, lăn ra giữa đường, gào khóc thật to bất kể đang ở đâu. Lúc này, trẻ cần sự giúp đỡ của cha mẹ để bình tĩnh lại.
2. Thích đổ lỗi và trút giận lên người khác
Trẻ rất hay phàn nàn chê bai, chẳng ai, chẳng điều gì khiến trẻ hài lòng. Tính cách này dẫn đến việc trẻ không biết tự nhìn nhận chính mình, luôn thấy điểm xấu của người khác và bắt đầu nói xấu sau lưng họ.
Video đang HOT
Những đứa trẻ có chỉ số EQ thấp còn hay trút bỏ sự bất bình, tức giận của chúng lên người khác, những người vô tội.
Lúc còn nhỏ, những biểu hiện này chỉ dừng lại ở tật chê bai, nói xấu, khi lớn lên nó sẽ phát triển thành tính ghen tỵ, đố kỵ, không bao giờ cảm thấy hạnh phúc.
3. Ích kỷ, chỉ quan tâm đến cảm xúc của bản thân
Khi không thiện chí với những lời góp ý, chỉ thích khen ngợi, dần dần trẻ sẽ không phân biệt được đúng sai (Ảnh minh họa).
Một biểu hiện khác của trẻ có chỉ số EQ thấp đó là tính ích kỷ, không quan tâm đến người khác, chỉ quan tâm đến cảm xúc của bản thân. Khi chơi đùa với bạn bè, khi ở trong nhà, chúng luôn muốn có được thứ chúng muốn và là trung tâm sự chú ý.
Vì ích kỷ nên chúng không hiểu cảm xúc của người khác, dễ dàng làm người khác tổn thương bằng những hành vi bừa bãi của mình.
4. Chỉ thích khen
Trẻ nhỏ thường rất thích được khen nhưng nếu trẻ phản ứng mạnh khi bị phàn nàn, chê trách bằng cách: tức tối, la hét, ngỗ nghịch thì chứng tỏ đứa trẻ đó có chỉ số EQ thấp.
Khi không thiện chí với những lời góp ý, chỉ thích khen ngợi, dần dần trẻ sẽ không phân biệt được đúng sai, không biết đánh giá bản thân mình, thậm chí còn hình thành tích cách tự cao tự đại.
Chỉ số EQ có thể cải thiện, nhưng trên thực tế, nếu trẻ có 4 biểu hiện trên khi còn nhỏ, điều đó có nghĩa là trí tuệ cảm xúc của trẻ thấp và cha mẹ cần chú ý thay đổi càng sớm càng tốt.
IQ cao đến mấy thì con cũng khó thành công trong cuộc sống nếu thiếu hụt kỹ năng này
Theo thống kê, chỉ số thông minh (IQ) cao có thể giúp trẻ tăng 20% cơ hội thành công trong tương lai. Nhưng cơ hội này có thể tăng lên gấp 4 lần nếu con bạn là người có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao.
Trí tuệ cảm xúc (EQ) là loại trí tuệ giúp con người có thể nhận ra cảm xúc của chính mình và của người khác. Nhờ đó, họ có thể kiểm soát cảm xúc, rèn luyện được sự đồng cảm, biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, đồng thời điều chỉnh lời nói hành động của bản thân sao cho phù hợp với từng tình huống.
Những kỹ năng này nghe thì đơn giản nhưng thực chất lại vô cùng quan trọng, nhất là đối với trẻ em. Những đứa trẻ có chỉ số EQ cao thường có xu hướng học tập và hoạt động tích cực tại trường. Bởi chúng biết cách ứng phó và chịu được áp lực tốt hơn so với những đứa trẻ khác. Không chỉ vậy, trẻ có IQ cao cũng sẽ có thái độ thân thiện, hòa đồng hơn.
Trẻ có IQ thấp thường khó thành công trong cuộc sống.
Ngoài IQ, Có EQ chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một đứa trẻ trong tương lai. Nếu các bậc phụ huynh muốn con mình lớn trở thành người tử tế, tốt bụng và thành công thì cần chú ý nhiều đến EQ của con. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy, con bạn đang có chỉ số EQ thấp:
1. Con thích nói xấu người khác
Trẻ nhỏ thường có "cái tôi" rất lớn và không ngần ngại bộc lộ "cái tôi" của mình. Không hiếm những tình huống cha mẹ thấy con thường cao giọng khi nói về bạn bè hoặc cố tỏ ra bản thân hơn hẳn mọi người xung quanh. Đây chính là những dấu hiệu cho thấy con bạn đang có dấu hiệu EQ thấp. Bởi đây là thái độ không tôn trọng người khác và tâm lý muốn hơn người.
Để sửa đổi hành vi này, cha mẹ có thể làm gương cho con bằng cách không nhận xét tiêu cực về người khác, kể cả trước mặt và sau lưng. Ngoài ra, cha mẹ cần khiêm tốn, tích cực học hỏi và luôn nhìn nhận mọi người theo hướng tích cực. Dần dần, con sẽ học sẽ biết noi theo tính tốt này.
2. Con không kiểm soát được cảm xúc của mình
Cáu gắt, la hét, đập đồ... chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt cũng là dấu hiệu cho thấy con có chỉ số cảm xúc EQ thấp. Bởi con không kiểm soát được cảm xúc của mình và tâm trạng dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài.
Một người không có tâm lý vững vàng thì rất khó có thể thành công trong cuộc sống. Thế nên, cha mẹ hãy quan tâm, chỉ dạy con cách quản lý cảm xúc bằng cách gọi tên cảm xúc của mình. Chẳng hạn cha mẹ có thể hỏi con: "Con đang cảm thấy như thế nào?", "Con đang buồn phải không?", "Mẹ biết là con rất thất vọng"... Sau đó, cha mẹ dạy con bình tĩnh lại và xử lý những cảm xúc đó bắt đầu bằng một cái ôm.
3. Con luôn tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh
Trong khi người có trí tuệ cảm xúc cao luôn dũng cảm chịu trách nhiệm trước những thất bại của mình thì người có EQ thấp sẽ luôn tìm cách đổ lỗi "Tại vì... nên...". Dù trong thâm tâm con biết lỗi là ở mình nhưng vẫn không có đủ dũng khí để đứng lên nhận lỗi. Con luôn cần một lá chắn bảo vệ mình bằng cách đem người khác hoặc ngoại cảnh ra để đổ lỗi.
Nếu muốn khắc phục điều này, cha mẹ đừng mắng khi con phạm sai lầm. Thay vào đó hãy ngồi xuống, cùng con phân tích xem đúng sai và cách sửa chữa sai lầm. Dần dần, con sẽ học được cách xử lý vấn đề thay vì "đá" qua cho người khác.
4. Con không dám thử bất kỳ điều gì lạ
Những người có trí tuệ cảm xúc thấp sẽ không bao giờ chịu thoát ra khỏi vùng an toàn của mình. Họ hài lòng với những thứ và thói quen đã có từ lâu. Họ cũng không dám mạo hiểm với những điều mới mẻ trong cuộc sống, dù chỉ đơn giản là tham gia một trò chơi.
Trẻ nhỏ cũng như vậy. Nếu cha mẹ thấy con luôn thu mình trong thế giới nhỏ bé của riêng mình, không dám kết bạn, không dám tham gia trò chơi tập thể, không dám đi đâu một mình... thì có nghĩa con đang có EQ thấp.
Cha mẹ cần dạy con biết rằng, cuộc sống có rất nhiều điều thú vị và con sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích nếu dám mạo hiểm và vượt ra khỏi giới hạn. Không chỉ vậy, con còn thể khám phá ra những tiềm năng mới của bản thân.
5. Con hay ngắt lời
Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ thích nói chuyện là điều bình thường nhưng cần phải tùy từng trường hợp và đối tượng giao tiếp. Nếu con không biết phân biệt lớn nhỏ, luôn chen ngang vào lời nói của người khác và chỉ muốn lấn lướt bằng cách ngắt lời thì chứng tỏ con đang thiếu tôn trọng người xung quanh.
Khi trưởng thành, con có thể trở thành người độc đoán, không biết cảm thông và bất chấp mọi thứ để đạt được mục đích. Để khắc phục điều này, bố mẹ cần dạy con tôn trọng mọi người xung quanh, bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt như lắng nghe khi người khác đang nói chuyện.
Theo Trí Thức Trẻ
3 dấu hiệu cho thấy trẻ nhỏ dễ bị đào thải nhất khi trưởng thành: Bậc cha mẹ nên chú ý để giúp con! Nếu thuộc 1 trong 3 kiểu được nhắc đến dưới đây, 20 năm sau, trẻ nhỏ sẽ dễ bị xã hội đào thải. Đối với mỗi một gia đình, 20 năm là giai đoạn dạy dỗ, bồi dưỡng một đứa trẻ trở thành người trưởng thành trong xã hội và cũng là thời điểm để con người ta có thể nhìn nhận, đánh...