Trẻ có 3 tính cách tưởng là khuyết điểm nhưng tương lai đầy triển vọng, cha mẹ đừng cố uốn nắn kẻo giết chết tài năng thiên bẩm
Mặc dù những tính cách này giống như một hạn chế nhưng cha mẹ hoàn toàn không phải lo lắng bởi trẻ có thể có tương lai xán lạn.
Khi đối mặt với trẻ nghịch ngợm, nhiều bậc cha mẹ sẽ phải đau đầu và nghĩ ra kỷ luật thép để răn đe. Bởi hầu hết các bậc phụ huynh muốn uốn nắn con cái cho phù hợp chuẩn mực xã hội thì trong tương lai chúng sẽ hiểu chuyện và ngoan ngoãn hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế, có một số loại tính cách của trẻ cha mẹ đừng can thiệp quá nhiều. Đừng vì theo số đông và cho rằng con mình cần phải thay đổi như thế cho phù hợp, dễ bề thăng tiến… Nếu cha mẹ thay đổi có khả năng giết chết một số tài năng của trẻ.
Vì vậy, khi con bạn có 3 loại tính cách này, đừng lo lắng về việc sửa chữa nó. Đứa trẻ này sẽ rất triển vọng trong tương lai!
Hãy để trẻ được là chính mình (Ảnh minh họa).
1. Hướng nội
Những đứa trẻ hướng nội thường rụt rè và yếu đuối khi tham gia một tập thể. Đương nhiên, cha mẹ thì luôn mong muốn con mạnh bạo, tự tin để không ai có thể bắt nạt. Và thế là họ cố gắng thay đổi tính cách của con.
Nhưng trên thực tế, thế giới tâm lý riêng của con hướng nội rất phong phú, chúng thường không thích ồn ào, có suy nghĩ riêng. Và những người hướng nội lại thường được yêu thích nhiều hơn bởi mang lại cảm giác thật ấm áp và an toàn.
Vậy nên, cha mẹ đừng cố gắng ép con phải làm những điều chúng không thích. Điều này có ảnh hưởng tốt đến thái độ và cảm xúc của trẻ đối với cha mẹ trong tương lai. Hãy giáo dục con cái để cho con lớn lên một cách hạnh phúc và an toàn. Những đứa trẻ có tính cách này thường có tình cảm sâu sắc với bố mẹ và chắc chắn rất hiếu thảo trong tương lai.
2. Quá tự tin
Video đang HOT
Nhiều bậc cha mẹ sẽ cảm thấy rằng trẻ em quá tự tin và không tốt, lâu dần trở nên kiêu ngạo và bị bạn bè, người xung quanh ghét bỏ. Nhưng trên thực tế, cha mẹ phải phân biệt tự tin khác với kiêu ngạo.
Nếu con bạn đang làm tốt trong sự tự tin, xin chúc mừng, hãy khích lệ vì đứa trẻ đó thật sự rất hứa hẹn trong tương lai. Nếu bạn luôn cảm thấy rằng con quá tự tin và muốn chúng phải trở nên khiêm tốn, bạn có thể khiến bé cảm thấy bất mãn vì sự thành công không được ghi nhận. Vì vậy, cha mẹ nên giáo dục con đúng cách, khuyến khích sự tự tin và khả năng của trẻ.
3. Bướng bỉnh
Trẻ bướng bỉnh, luôn làm theo ý mình là điều khiến phụ huynh đau đầu nhất. Nhưng rất nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng, hầu hết đó là những đứa trẻ thông minh. Trẻ mạnh mẽ, cá tính, bướng bỉnh luôn có cách tiêp cân thế giới theo cách của riêng minh.
Khi cha mẹ thấy con mình tháo tung một món đồ chơi hay hì hụi ngồi nghịch đất bẩn thì đừng vội vàng mắng con. Đó là một em bé có tính cách và sự độc lập ngay cả khi điều đó bị người khác đánh giá la không tôt.
Lý do tại sao trẻ thích hành động ngược với lời cha mẹ, đó là cách để chứng minh khả năng và sự khác biệt với những đứa trẻ khác. Con muốn được cha mẹ khen ngợi và công nhận. Nếu không hiểu mong muốn của con, cha mẹ có thể làm tổn thương chúng.
Như người xưa đã nói “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, các bậc phụ huynh đừng cảm thấy không phù hợp rồi cố gắng uốn nắn các bé theo ý mình. Ai cũng từng là trẻ con, hãy thấu hiểu cho cảm giác và tâm lý của các bé, từ đó điều chỉnh phương pháp giáo dục cho phù hợp.
Và quan trọng nhất, trẻ nhút nhát hay táo bạo, bướng bỉnh hay ngoan ngoãn, hãy cứ để trẻ được là chính mình. Và giúp con khơi dậy những tiềm năng của bản thân, đó mới là nghĩa vụ cao cả của các các bậc làm cha làm mẹ.
Nguồn Sohu/helino
"Mẹ ơi, con muốn dùng điện thoại", câu trả lời của 2 bà mẹ quyết định tính cách tương lai của 2 đứa trẻ
Hai người mẹ có câu trả lời, hành động khác nhau khi con đòi xem điện thoại và điều đó ảnh hưởng tới tính cách tương lai của trẻ.
Trong xã hội công nghệ bùng nổ như ngày nay, việc trẻ sớm được tiếp xúc điện thoại, máy tính, ipad... là điều dễ hiểu. Đặc biệt, cha mẹ lại thường xuyên bận rộn với chuyện cơm áo gạo tiền nên không có nhiều thời gian dành cho con cái. Đó là lý do rất nhiều phụ huynh lựa chọn quẳng cho con chiếc điện thoại hàng giờ liền, miễn sao đứa trẻ ngoan ngoãn, chịu ngồi im một chỗ.
Chị Thu Linh là một ví dụ điển hình. Chị có một cô con gái tên thân mật ở nhà là Na. Do công việc khá bận rộn và áp lực, vì thế mỗi tối trở về Thu Linh đều mệt mỏi, uể oải. Và chị đã dùng điện thoại để dỗ mỗi khi con gái quấy khóc. Càng về sau, Thu Linh cảm thấy bé Na càng "nghiện" điện thoại, nhưng phần vì mệt, phần vì chiều con, chị luôn đáp ứng yêu cầu của cô bé.
Ngay cả khi bé Na ăn cơm, bà ngoại cũng phải mở điện thoại trên bàn cho xem phim hoạt hình (Ảnh minh họa).
Thêm vào đó, ban ngày ở nhà với bà ngoại, bé Na cũng thường xuyên được xem TV, điện thoại. Và mỗi ngày, hoạt động thường xuyên nhất của cô bé chính là xem các thiết bị điện tử. Ngay cả khi bé ăn cơm, bà ngoại cũng phải mở điện thoại trên bàn cho cháu xem phim hoạt hình. Hiện giờ Na 3 tuổi, cô bé rất ngoan dù chơi 1 mình, miễn sao có điện thoại thông minh ở bên.
Chị Thu Linh tin rằng tới khi cho con gái đi học thì sẽ sớm ổn thôi. Và việc chiều chuộng bé 1 chút chẳng hề hấn gì. Vậy nên cứ mỗi lúc con gái đòi điện thoại, chị chỉ khẽ nhíu mày, bảo: "Chỉ một lát thôi nhé!". Nhưng mỗi lần "một lát" như thế thường kéo dài cả vài giờ đồng hồ.
Rồi bé Na đi học mẫu giáo. Điều mà chị Thu Linh không thể ngờ đó là con gái gặp rất nhiều khó khăn khi phải học cả ngày mà không được sử dụng điện thoại. Thậm chí, giáo viên nhiều lần phàn nàn rằng cô bé không quan tâm đến hoạt động của trường lớp, khả năng tập trung cũng có vấn đề khiến Thu Linh cảm thấy rất hoang mang.
Bé Na chỉ quan tâm đến điện thoại, không quan tâm đến hoạt động của lớp (Ảnh minh họa).
So với gia đình của Thu Linh, em bé Leo của gia đình An Minh lại được nuôi dạy 1 cách hoàn toàn khác biệt. Thời gian sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, TV, máy tính, ipad của cậu bé bị giới hạn. Mỗi khi cậu đòi xem điện thoại, chị An Minh sẽ trả lời: "Mẹ đưa con ra ngoài chơi và xem các con vật nhé!".
Thế là cậu bé Leo lập tức bị chú ý bởi lời đề nghị hấp dẫn của mẹ và quên béng đi việc mình đang đòi xem điện thoại.
Hai phản ứng khác nhau của cha mẹ đối với đứa trẻ sẽ dẫn đến hai đứa trẻ có tính cách khác biệt.
"Con muốn xem điện thoại", về cơ bản là nhu cầu dễ hiểu của con trẻ, chắc chắn sẽ xuất hiện trong mọi ngôi nhà hiện đại. Nhưng cách đối xử của cha mẹ quyết định tính cách tương lai của trẻ. Vậy làm thế nào để giảm bớt ham muốn sử dụng điện thoại của trẻ em?
1. Chuyển sự chú ý của con bạn và cho chúng biết rằng thế giới bên ngoài thú vị hơn
Chơi đùa bên ngoài vừa lành mạnh, vừa giúp trẻ thật sự quên đi điện thoại. Cha mẹ có thể đạp xe cùng con trong công viên, cho trẻ đi thăm sở thú, tới khu vui chơi... Trẻ em thường xuyên được tiếp xúc với thiên nhiên không chỉ phát triển về thể chất mà còn hoàn thiện nhiều khả năng như giao tiếp, sáng tạo...
Hãy cố gắng dành thời gian đưa trẻ ra ngoài, các bé sẽ sẽ tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống và có thể tương tác với thế giới bên ngoài nhiều hơn thay vì chỉ chăm chăm vào màn hình điện thoại.
2. Phát triển mối quan tâm khác của trẻ ngay từ khi còn nhỏ
Khi cha mẹ không có thời gian để đưa con ra ngoài tiếp xúc với thiên nhiên, hãy phát triển cho trẻ 1 mối quan tâm khác bổ ích, ví dụ vẽ, tô màu, đọc sách... Đó là những trò chơi dễ truyền cảm hứng cho trẻ.
Các sở thích như câu cá, câu đố, ghép hình, xây dựng, hộp nhạc, khai quật hóa thạch khủng long, xe hơi điều khiển từ xa hoặc mô hình đều là những lựa chọn tuyệt vời.
3. Biết cách từ chối trẻ
Thông thường, các bé hai hoặc ba tuổi đã có những phán đoán và hiểu biết cơ bản. Cha mẹ có thể từ chối và đưa ra 1 lý do hợp lý với trẻ, ví dụ xem điện thoại di động trong một thời gian dài sẽ làm tổn thương mắt và phải đeo kính sẽ rất khó chịu.
Hoặc khi muốn "hoãn binh", bạn sẽ đề nghị con hoàn thành 1 mục tiêu nho nhỏ thì sẽ được sử dụng điện thoại trong khoảng thời gian cố định 10 phút, 15 phút... Bằng cách này, hãy để trẻ hiểu rằng xem điện thoại không phải là lựa chọn đầu tiên.
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Nguồn Sina
Theo Helino
Mãn nhãn với phần thi tài năng "Nữ sinh thanh lịch Thủ đô" Tối ngày 2/11, tại Cung Thanh niên Hà Nội đã diễn ra vòng bán kết cuộc thi Nữ sinh thanh lịch Thủ đô năm 2019, thu hút sự tham gia của sinh viên 24 trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hoa khôi HV Tài chính thi tài năng cuộc thi "Nữ sinh thanh lịch Thủ đô" Sau gần 1...