Trẻ chán học vì ước thành “hotgirl” săn… đại gia
Không ít phụ huynh hoảng hốt khi con ở độ tuổi mới lớn bỏ bê việc học hành lo tập trung cho vẻ đẹp bên ngoài. Thậm chí nhiều em còn đặt ra mục tiêu… thành “hotgirl” nhằm “cua” đại gia để được ấm tấm thân.
Hoảng vì con mê thành… hotgirl
Từ một nữ sinh trước giờ chỉ lo học, rất hồn nhiên, giản dị nhưng từ đầu năm học này, cô con gái 15 của chị Ngọc Tân (ở Q.Bình Thạnh, TPHCM) thay đổi đến chóng mặt. Vào tuổi dậy thì, cháu cao vọt, dáng người lỏng khỏng, nghe nhiều lời khen giống… người mẫu nên đột nhiên cháu chú trọng “tân trang” vẻ ngoài. Trừ những đồng phục đến trường, chị Tân lo lắng khi thấy con sắm quần áo thời trang, trang điểm, xài nước hoa…
Chị lên tiếng ngăn cản, mắng con đua đòi thì cháu vùng vằng phản ứng và vẫn tìm cách qua mặt mẹ để chưng diện.
Có suy nghĩ “đầu tư” sắc đẹp để “săn” đại gia nên không ít nữ sinh tuổi mới lớn bỏ bê việc học (Ảnh minh hoạ).
Con gái có lợi thế về vẻ ngoài nên từ ngày cháu còn nhỏ, vợ chồng anh Nguyễn Văn Sơn (công tác ở Q.3, TPHCM) đã lấy điều này làm niềm tự hào, nhất là khi nghe nhiều người khen cháu đẹp như hoa hậu. Anh chị đã tạo điều kiện cho con tham dự nhiều cuộc thi sắc đẹp, tài năng ở lớp, trường…
Khi lên cấp 3, có nhiều cuộc thi dành cho tuổi lứa tuổi teen, không chờ bố mẹ đồng ý thì cuộc thi nào như thi ảnh, gương mặt đại diện, thi áo dài, nhan sắc tuổi teen… cháu đều không để lỡ. Để thể hiện mình từng là người từng đoạt giải này giải nọ, cháu rất chăm chút vẻ ngoài như chỉ dùng hàng hiệu, trang điểm đậm, sắm điện thoại đắt tiền để thể hiện đẳng cấp.
Cô gái cũng dốc sức góp mặt trong những cuộc vui chơi, đàn đúm, tụ tập, đi bar vì cho rằng đến những môi trường có có nhiều cơ hội gặp gỡ, làm quen với nhiều người nổi tiếng, thành đạt. Đến khi thấy con tung ảnh gợi cảm lên facebook, biết con sa đà, ảnh hưởng đến việc học, vợ chồng anh Sơn hoảng hốt tìm cách “chỉnh đốn” lại thì gặp ngay thái độ chống đối của cháu.
Vừa chính thức bước vào tuổi dậy thì đúng một năm, cô con gái 13 tuổi vốn rất ngoan ngoãn, học giỏi đã làm chị Nguyên Thảo, phụ huynh học sinh tại một trường ở Q.10 hoảng hốt vì cháu mê làm đẹp quá mức. Cháu tô vẽ khi đến trường, thích kiểu thời trang khoe hàng, làm móng tay chân, làm tóc… mà chẳng mấy bận tâm đến việc học.
Khi chị nhắc nhở, cháu nói thẳng rằng: “Học làm chi nhiều, chỉ cần đẹp con sẽ thành “hotgirl”, người mẫu để “cua” đại gia thì sẽ có người sắm nhà, sắm xe hơi”. Cháu còn bày tỏ ý định sau này sẽ phẫu thuật thẩm mỹ những điểm chưa vừa ý trên cơ thể.
Video đang HOT
“Chỉnh” sao cho khéo
Thích khẳng định bản thân là một đặc điểm của tuổi mới lớn, cùng với tác động bởi những hình ảnh lộng lẫy, ăn sung mặc sướng, giàu sang, xài hàng hiệu của một số người nổi tiếng như diễn viên, ca sĩ, người mẫu…nên các chuyên gia cho rằng các bạn trẻ mới lớn ngày nay mong muốn được như vậy không hề hiếm.
BS Đỗ Hồng Ngọc, nguyên Giám đốc Trung tâm truyền thông Giáo dục sức khỏe TPHCM cho hay sự biển chuyển phức tạp của xã hội làm chúng ta đôi khi không kịp giáo dục con trẻ con trẻ hướng đến các nội lực bên trong. Trên thực tế có nhiều người đẹp, ca sĩ ít học hành, thiếu khổ luyện nhưng chỉ thời gian ngắn đã sắm chiếc xe vài tỷ, chiếc túi hàng ngàn đô la nên tác động đến tâm lý độ tuổi mới lớn rất mạnh.
Các em cần được “chỉnh” để hướng tới hình ảnh thần tượng đi lên bằng tài năng và sự khổ luyện (Trong ảnh: học sinh Trường THCS Minh Đức, Q,1, TPHCM háo hức với người dẫn chương trình về hoạt động bảo vệ động vật hoang dã).
Ở độ tuổi này, các em quan tâm hơn đến hình thức, sắc đẹp thì không nên quá lo ngại. Nhưng các em đã suy nghĩ đẹp thì không cần học, đẹp để cua trai để có cuộc sống hưởng thụ thì cần được chấn chỉnh sớm. Nếu không các em sẽ dễ sa vào lối sống đua đòi, dựa dẫm, dễ bị dụ dẫn bởi tiền bạc, vật chất.
“Cha mẹ gần gũi hơn với con, qua đó chia sẻ với con về những giá trị trong cuộc sống chứ đừng hốt hoảng. Gợi ý cho con những hình mẫu những người nổi tiếng đi lên từ tài năng, khổ luyện… , nhẹ nhàng phân tích nên – không nên để con dần thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực. Tuổi này các em đang nghĩ vậy nhưng 1 – 2 năm sau, các em đã nghĩ khác rồi.
Điều đáng ngại là cũng không ít phụ huynh cũng nghĩ rằng con mình đẹp sau này làm người mẫu, người đẹp để lấy Việt kiều, lấy đại gia thì sướng”, BS Đỗ Hồng Ngọc cho hay.
Theo ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, ĐH Sư phạm TPHCM, cha mẹ cần dạy cho trẻ tính tự tôn, săn đại gia nghĩa là “sống bám”, tự biến mình trở thành nô lệ của đồng tiền. Ngoài ra, trẻ cần được phân tích cụ thể về hậu quả của mục tiêu “sống bám” đó để trẻ hiểu rằng việc học không đơn thuần chỉ vì nghề nghiệp, để giỏi giang mà còn mang giá trị bản thân.
Thầy Hiếu nhấn mạnh: “Trẻ cần hiểu được rằng việc làm người yêu, cặp bồ với đại gia vì để được bao bọc sẽ không có hạnh phúc một hay kết quả tốt. Khi tháo gỡ khỏi đầu trẻ suy nghĩ đó thì mới có thể hướng trẻ sang những hình tượng đáng học giỏi hay một suy nghĩ đúng đắn hơn”.
Theo Dantri
Cạn nguồn tuyển giáo viên mầm non
Trong học kỳ 2 năm học 2012 - 2013, do tiếp tục thiếu giáo viên, nhiều trường mầm non ở TPHCM phải "nâng cấp" để bảo mẫu đứng lớp.
Bão mẫu đứng lớp
Tình trạng chung hầu hết các quận gặp phải là không tuyển nổi giáo viên (GV), phải hợp đồng với bảo mẫu để thay thế cho lượng GV đang bị thiếu này.
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt - phó Phòng Giáo dục Q.3 cho hay thời điểm này quận vẫn thiếu trên 10 GV mầm non nên phải hợp đồng thêm với bảo mẫu, để họ cùng phụ trách lớp học với GV.
"Thay vì mỗi lớp 2 GV, 1 bảo mẫu thì nhiều lớp phải chấp nhận chỉ 1 GV và 1 bảo mẫu. Điều này cũng rất áp lực cho GV vì bảo mẫu không có chuyên môn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý trước hết là phải ưu tiên lớp 5 tuổi để thực hiện việc phổ cập", bà Nguyệt cho hay.
Hầu hết các quận huyện ở TPHCM đều thiếu giáo viên mầm non dù đã "phá rào" tuyển cả GV KT3 hay nhiều trường hợp còn đồng với GV không có KT3.
Trong năm học này, ngành giáo dục Q.10 cần đến 48 GV nhưng không tuyển đủ người. Chưa kể tình trạng GV nghỉ việc nên liên tục "hụt". Nhiều trường trong quận, GV đang làm việc phải kham luôn cả phần việc GV đã nghỉ và không tuyển được thêm
Là quận trung tâm của thành phố nhưng thời điểm này Q.1, vẫn thiếu 10 GV nhưng không tuyển được. Các trường phải dùng đến biện pháp cho bảo mẫu đi học thêm để đứng lớp "thế chân" cho GV.
Cạn nguồn tuyển
Để có thể tuyển được GV mầm non, thời gian qua, nhiều quận ở TPHCM đã chấp nhận "phá rào" tuyển dụng GV KT3 và tuyển liên tục chứ không phải theo đợt như trước. Nhiều trường tự xoay xở, hợp đồng với cả GV không có KT3. Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn không giải quyết được "vấn nạn" thiếu GV do cạn nguồn tuyển. Nỗi lo nhất của các phòng giáo dục khi mỗi năm học đến là tuyển GV mầm non.
Bà Minh Nguyệt cho hay: "Chúng tôi không chỉ tuyển theo đợt mà bây giờ nếu tìm được người vẫn có thể hợp đồng, tuyển bất cứ thời điểm nào. Chấp nhận tuyển cả GV không có hộ khẩu ở thành phố, cửa rất "thoáng" nhưng không tuyển được vì không có người để tuyển".
Trong năm học 2012 - 2013, ngành giáo dục Q.2 tuyển được 25 GV cho bậc học mầm non, được xem là địa bàn hiếm của thành phố không thiếu GV mầm non. Ông Nguyễn Hồng Phúc, chuyên viên phụ trách tổ chức Phòng Giáo dục quận cho rằng đó là điều cực may mắn vì thực tế việc tuyển GV bậc học mầm non và tiểu học những năm gần đây rất khó.
Dự báo đến năm 2015, TPHCM cần thêm 28.000 người làm việc trong ngành học mầm non.
"Công tác tuyển rất gian nan. Khi họ nộp hồ sơ dự tuyển, chúng tôi phải "đeo tận cùng", phải bám theo như gọi điện nhắc, mời họ đến phỏng vấn... và chấp nhận cả GV KT3 mới tuyển được 25 GV này. Nguồn tuyển GV bậc mầm non và tiểu học đang cạn", ông Phúc cho hay.
Bà Phan Thị Ngọc Trân - phó Phòng Giáo dục Q.1 cho rằng hiện đang có nghịch lý số học sinh tăng, trường lớp mở thêm nhiều nhưng lại chưa chú trọng đến việc tăng GV nên các trường thường xuyên phải đối diện với tình trạng thiếu GV.
Được biết, để đảm báo đúng định biên GV/học sinh thì hiện nay TPHCM còn thiếu trên 1.000 GV nhưng hiện nay đã hết nguồn tuyển.
Theo dự báo số lượng nhu cầu tuyển dụng viên chức của Sở GD-ĐT TPHCM, đến năm 2015, thành phố sẽ cần thêm 28.000 người làm việc cho ngành học mầm non bao gồm cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhu cầu này cao nhất so với các bậc học khác như tiểu học cần 16.514, THCS cần 17.322, THPT cần 4.270 người.
Hoài Nam
Theo dân trí
Nước mắt đứa trẻ Đang giờ làm việc, mẹ chồng gọi điện cho chị giọng buồn bực: "Con bé hỗn quá, hôm nay nó chửi cả bà. Chiều sang, con phải phạt cho nó một trận nhé!". Chị hỏi han sự tình, nôm na biết rằng trong lúc đùa nghịch, bé Bi chạy nhảy làm vỡ ly nên bị bà đét vào mông, phạt đứng ở tường....