Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày, có nên đưa đi viện không?
Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày? Khi bé bị viêm họng cấp sẽ khiến cho bé luôn cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc.
Nếu như không có phương pháp điều trị kịp thời có thể sẽ gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bé bị viêm họng cấp sốt mấy ngày và khi nào nên đưa bé đi viện?
Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày?
Nhìn chung, hầu hết những bệnh liên quan đến viêm họng thường dễ khiến trẻ bị sốt nhẹ trong khoảng từ 3-4 ngày, nhiệt độ có thể lên tới 39-40 độ C. Nếu như bé bị viêm họng cấp và sốt cao liên tục do cảm lạnh, thời gian bé cần phục hồi sẽ khoảng từ 7-10 ngày.
Hầu hết những bệnh liên quan đến viêm họng thường dễ khiến trẻ bị sốt nhẹ trong khoảng từ 3-4 ngày. (Ảnh minh họa)
Thời gian phục hồi của bé sẽ lâu hơn nếu như bé bị viêm họng cấp do viêm họng, viêm amidan, bệnh tay chân miệng. Nếu như không được kiểm soát, trẻ bị sốt cao có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng cấp
Ngoài việc quan tâm đến việc viêm họng cấp sốt mấy ngày ở trẻ, mẹ cũng cần chú ý đến những nguyên nhân đã gây nên tình trạng này. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng cấp gây nên sốt như:
- Bệnh tay chân miệng: Thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi do các loại virus gây ra. Triệu chứng bao gồm sốt, đau miệng, đau họng. Ngoài ra, bé cũng có thể xuất hiện một số mụn nước, vết loét ở trong miệng làm khó khăn khi nhai nuốt hoặc những nốt mụn nước, mẩn đỏ tại vùng tay, chân, miệng và mông bé.
- Viêm amidan: Thường gặp ở trẻ sơ sinh do bị nhiễm virus. Trẻ bị viêm amidan có biểu hiện sốt, quấy khóc, chảy nước dãi, bỏ ăn, khó nuốt.
- Cảm lạnh: Thời tiết thay đổi thất thường khiến cho cơ thể trẻ rất dễ bị ốm làm gia tăng tình trạng viêm họng. Những triệu chứng thường gặp nhiều nhất là nghẹt mũi, sổ mũi.
Video đang HOT
- Viêm họng liên cầu khuẩn: Là dạng bệnh không phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm họng cấp khiến bé đau họng. Những triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ bao gồm amidan rất đỏ, sốt, hạch bạch huyết trên cổ bị sưng lên.
Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày thì nên đưa đến viện?
Nếu như bé bị viêm họng cấp có những tình trạng, biểu hiện sau đây, mẹ nên đưa bé đi viện để gặp bác sĩ ngay, không nên tự do điều trị viêm họng cấp cho bé tại nhà.
- Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày không khỏi (quá 3-4 ngày), tình trạng ngày càng nặng hơn.
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt và trên 38 độ C. Cha mẹ không được tự điều trị ở nhà bằng thuốc kháng sinh vì trẻ có thể bị dị ứng với thuốc, vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.
- Trẻ bị ho nhiều, buồn nôn, ho khàn hoặc nôn nhiều.
Cha mẹ không được tự điều trị ở nhà bằng thuốc kháng sinh vì trẻ có thể bị dị ứng với thuốc, vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. (Ảnh minh họa)
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm họng cấp tại nhà
Theo chia sẻ của bác sĩ Bùi Anh cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, nếu như trẻ bị viêm họng cấp và đang sốt cao thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám càng sớm càng tốt. Nếu chưa thể đến ngay được cơ sở y tế thì người nhà có thể xử lý ngay tại gia đình hoặc tại lớp học (với trẻ đã đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo).
- Nếu trẻ bị sốt cao trên 38 độ C, nên dùng loại thuốc hạ sốt đơn thuần theo liều lượng như sau:
Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng/tuổi là 40mg;
Đối với trẻ em từ trên 3 tháng – 11 tháng/tuổi là 80mg;
Đối với trẻ từ 12 tháng – 24 tháng/tuổi là 120mg;
Đối với trẻ trên 24 tháng/tuổi thì dùng 10mg/kg (kg tính theo cân nặng).
Trẻ nên được chăm sóc cẩn thận khi bị sốt do viêm họng cấp. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, cứ cách khoảng 6 giờ thì mới được dùng lại trong trường hợp trẻ vẫn sốt cao trên 38 độ C. Với paracetamol, cha mẹ có thể cho trẻ uống hoặc đặt qua đường hậu môn.
- Khi trẻ bị sốt nhưng vẫn chưa sốt đến mức cần dùng đến thuốc hạ nhiệt thì có thể dùng nước ấm (chú ý là nước phải thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 20 độ C) để lau vào vùng nách, trán, bẹn cho trẻ. Đặc biệt là không được dùng nước lạnh hoặc nước đá.
- Trong khi trẻ bị sốt, cần phải được uống nhiều nước hơn (tốt hơn hết là dùng loại dung dịch oresol) và nước ép hoa quả.
Nếu như trẻ vẫn không hạ sốt và bệnh vẫn không đỡ thì cha mẹ hãy lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để khám và xác định bệnh, điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ. Sau khi đã có sự chỉ định điều trị của bác sĩ khám thì cha mẹ nên thực hiện nghiêm túc cho trẻ uống thuốc theo đơn, uống đúng và đủ liều, đúng theo thời gian quy định. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không được phép tự ý mua các loại thuốc kháng sinh để tự ý điều trị viêm họng cấp cho trẻ tại nhà.
Bệnh tay chân miệng diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh tay chân miệng là bệnh có thể gây thành dịch lớn, có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Theo thống kê của Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, tính từ đầu năm đến nay, Bệnh viện đã tiếp nhận hơn 300 ca mắc tay chân miệng. Chỉ tính riêng 2 tháng 6-7, số lượng bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh này đã tăng 5-6 lần so với cùng kỳ năm 2019.
Hiện trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 30-50 bệnh nhân. Các bệnh nhân chủ yếu đến từ Hà Nội.
Một trường hợp bệnh nhi mắc tay chân miệng đang được điều trị tại bệnh viện.
Bé Nguyễn Diệu Linh (25 tháng tuổi, Hà Nội) được chuyển đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương khi bệnh đã diễn biến đến ngày thứ 4. Khi thăm khám toàn thân, các bác sĩ nhận thấy da vùng đùi 2 bên của bé rải rác nhiều mụn nước đã khô. Bé được tiến hành làm xét nghiệm công thức máu, CRP và EV71. Kết quả xét nghiệm cho thấy bé Linh mắc tay chân miệng độ 2a.
Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm-Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, bệnh tay chân miệng (hand-foot-mouth disease) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.
Nhập viện cùng phòng với bé Linh là bé Bảo Nam (8 tháng tuổi, Hà Nội). Gia đình cho biết, 4 ngày trước khi vào viện, bé Nam bỗng dưng nôn và đi ngoài nhiều. Hai hôm sau, khi thay quần áo cho bé, bố mẹ phát hiện chân và tay con nổi rất nhiều nốt phỏng. Nghi ngờ con mắc tay chân miệng, gia đình đưa con đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, qua quá trình thăm khám và làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi mắc tay chân miệng mức độ 2a.
Cũng theo TS Lâm, bệnh tay chân miệng tuy có diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết trẻ mắc bệnh qua các dấu hiệu như: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.
Tổn thương ở da: rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối...
BS Lâm khuyến cáo, khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.
Nếu gia đình có trẻ mắc tay chân miệng, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).
Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác. Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh./.
46-55 tuổi được mệnh danh là "10 năm nguy hiểm", phải cố gắng giữ 3 bộ phận này luôn "mềm" thì mới mong trường thọ Qua tuổi 45, các cơ quan trong cơ thể sẽ đột ngột suy giảm, khả năng đề kháng, miễn dịch cũng vì thế yếu kém hơn, khiến các căn bệnh đã nhen nhóm trước đây giờ có dịp bùng phát. Theo Sohu, 46-55 tuổi là thời điểm hoàng kim của cuộc đời mỗi người khi sự nghiệp, tài chính lẫn tư tưởng sống...