Trẻ bị viêm họng cấp không cần uống kháng sinh?
Phụ huynh và cả một số bác sĩ sẵn sàng kê thuốc kháng sinh khi trẻ ho, sốt cao. Nhưng thực tế phần lớn các trường hợp này dung kháng sinh không hiệu quả.
Biểu hiện của viêm họng cấp
Theo BSCKII. Nguyễn Hồng Lạc, Trưởng khoa Nhi, Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, ở trẻ nhỏ, biểu hiện ban đầu của viêm họng cấp thường là quấy khóc, có thể bú kém hoặc chán ăn (do đau rát họng); chảy nước mắt,mũi, chảy nhiều nước dãi nghẹt mũi, ho và sốt có thể sốt cao tới 39 – 40 độ C.
Với trẻ lớn hơn, có thể thấy họng sưng, tấy đỏ; đau họng hoặc chỉ vào miệng kêu.
BS Hồng Lạc đang thăm khám cho một bệnh nhi
Thông thường, khi thấy trẻ sốt cao, quấy khóc không rõ nguyên nhân, cha mẹ sẽ thường đưa con đi khám ngay.
Chị Lê Hà (28 tuổi, Hà Nội) sau khi đưa con gái 15 tháng tuổi đi khám và uống thuốc theo đơn kê chẩn đoán viêm mũi họng cấp sang ngày thứ 3 mà không thấy các dấu hiệu sốt, quấy khóc giảm, chị đã đăng ký tư vấn khám BSCKII Nguyễn Hồng Lạc, Trưởng khoa Nhi, Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp qua ứng dụng VOVbacsi24 của Đài tiếng nói Việt Nam. Qua video call, BS Lạc đã quan sát được trẻ có họng đỏ, niêm mạc hồng, thành họng không có mủ, nhịp thở bình thường, tiếng ho khan nhẹ, lưỡi sạch, hơi thở không hôi, toàn trạng trẻ tỉnh táo, và cũng cùng nhận định với chẩn đoán viêm họng cấp như sổ y bạ gia đình chị Hà cung cấp.
Thận trọng khi kê kháng sinh cho trẻ viêm họng cấp
Video đang HOT
Với chẩn đoán này, bệnh nhi đã được gia đình cho dùng 2 loại kháng sinh phối hợp cùng thuốc trị ho theo đúng đơn kê bác sĩ.
Như trường hợp con chị Hà, bé sốt sang ngày thứ 3 không thấy có dấu hiệu nhiễm khuẩn và uống 2 loại kháng sinh kết hợp không thuyên giảm triệu chứng nên BS Lạc đã tư vấn mẹ tạm ngừng cho con dùng thuốc kháng sinh, chỉ dùng các thuốc trị triệu chứng cũng như tư vấn cách vệ sinh miệng họng, dinh dưỡng, chăm sóc trẻ phù hợp, theo dõi sát diễn biến bệnh của trẻ và nên cho bé đến bác sĩ chuyên khoa nhi thăm khám lại.
BS Hồng Lạc chia sẻ, có đến 70 – 80% viêm họng ở trẻ em là do vi rút, chủ yếu là cúm mùa B, C, rhino vi rút và adeno vi rút… Với những trường hợp này thì dùng kháng sinh, kháng viêm corticoid ngay từ đầu cũng không có tác dụng, có thể gây hại lâu dài cho sức khỏe của trẻcũng như làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn. Thay vào đó, chỉ cần dùng các thuốc điều trị triệu chứng: hạ sốt, bù nước và điện giải do sốt cao mất nước, vệ sinh miệng họng, dinh dưỡng tốt cũng như cách ly để trẻ được nghỉ ngơi,
Thông thường bệnh sẽ ổn định sau 3-5 ngày, tuy nhiên cần theo dõi sát diễn biến bệnh của trẻ để đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám đề phòng các biến chứng như viêm phổi, viêm não, màng não do vi rút, hoặc bội nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi, viêm phế quản…
Trần Phương
Theo Dân trí
Trẻ đau bụng kiểu này có thể tử vong
Từ chiều cùng ngày trẻ chỉ thỉnh thoảng đau, sốt nhẹ, nôn vài lần. Đến đêm trẻ đau tăng nhiều, đau liên tục, sốt cao hơn. Lúc vào viện, bệnh nhân trong tình trạng sốt cao, đau dữ dội, quấy khóc liên tục.
Ảnh minh hoạ: Internet
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp (Hà Nội) cho biết, đêm ngày 14/12/2018, Khoa Ngoại tổng hợp của bệnh viện đã tiếp nhận một trường hợp trẻ 36 tháng tuổi vào viện vì đau bụng.
Theo lời cha mẹ trẻ kể lại, trẻ đau bụng từ chiều cùng ngày, lúc đầu chỉ đau âm ỉ, trẻ vẫn chơi ngoan, sốt nhẹ, nôn vài lần. Đến đêm trẻ đau tăng nhiều, đau liên tục, sốt cao hơn, gia đình cho cháu vào viện khám.
Lúc vào viện, bệnh nhân trong tình trạng sốt cao, đau khắp bụng, đau dữ dội liên tục, quấy khóc liên tục.
ThS.BS Nguyễn Sinh Cung - Khoa Ngoại tổng hợp cho biết, các bác sĩ trong kíp trực đã nhanh chóng đưa ra chẩn đoán xác định và quyết định phẫu thuật ngay cho bệnh nhi, giải quyết tình trạng viêm phúc mạc, tránh đưa đến tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng nề có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại di chứng nặng nề về sau.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã tìm được nguyên nhân gây viêm phúc mạc ở bệnh nhi là do thủng túi thừa meckel.
Trẻ đã được cắt đoạn ruột chứa túi thừa meckel, khâu phục hồi, và làm sạch ổ bụng. Cuộc phẫu thuật diễn ra trong sự tích cực khẩn trương do bệnh nhân còn rất nhỏ, rất nhiều nguy cơ nếu chậm trễ. Sau 7 ngày điều trị, trẻ đã hồi phục hoàn toàn, chơi ngoan, ăn uống tốt và được cho ra viện.
Theo ThS. Cung, túi thừa Meckel là sự bất thường bẩm sinh thường gặp nhất của ruột non, xảy ra ở khoảng 2% dân số. Túi thừa Meckel bình thường không có triệu chứng (75% các trường hợp). Nó chỉ có triệu chứng lâm sàng khi có các biến chứng như viêm túi thừa, xuất huyết túi thừa, thoát vị túi thừa...
Không nên chần chừ nếu trẻ kêu than đau bụng lan xuống vùng bẹn, đi tiểu khó khăn, da nổi mẩn. Trong những tình huống như vậy cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Ảnh minh hoạ: Internet
Theo ThS. BS Phạm Đình Nguyên- Bệnh viện Nhi đồng 1, có nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ như nhiễm vi khuẩn, virus, côn trùng cắn, ăn uống quá độ, dị ứng thức ăn, ngộ độc thực phẩm hay độc chất, dùng thuốc quá liều, bệnh lý của những cơ quan trong ổ bụng hoặc lân cận hay những vấn đề cần phải nhanh chóng phẫu thuật như viêm ruột thừa, tắc ruột...
Cũng theo BS Nguyên, tùy theo nguyên nhân gây bệnh và lứa tuổi của trẻ mà biểu hiện sẽ khác nhau. Nếu chưa biết nói, trẻ thường quấy khóc liên tục, vẻ mặt nhăn nhó đau đớn. Những trẻ lớn hơn có thể sẽ than phiền với cha mẹ về tình trạng đau bụng của mình. Đôi khi trẻ có thể chỉ ra được vị trí đau và mô tả được tính chất của cơn đau dù không phải lúc nào cũng chính xác.
Thông thường cơn đau chỉ thoáng qua và thường ở vùng giữa bụng hoặc quanh rốn. Trẻ cần được đưa đến bệnh viện nếu đau ở vị trí dưới rốn và nghiêng về phía bên phải hoặc cơn đau kéo dài quá 24 giờ hay mức độ đau trở nên trầm trọng hơn vì trong tình huống này đau bụng có thể do viêm ruột thừa hay những vấn đề nghiêm trọng khác.
Nôn là một trong những triệu chứng đi kèm thường gặp. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu ói nhiều hơn 24 giờ hoặc trẻ nôn ói liên tục, ói ra tất cả mọi thứ sau khi ăn hoặc uống, dịch ói có màu xanh hoặc vàng, có sự hiện diện của máu đỏ tươi hoặc máu đông - BS Nguyên nhấn mạnh.
Tiêu chảy thường đồng hành với đau bụng. Tình trạng tiêu chảy có thể tồn tại ngay cả khi đau bụng đã hết. Đa số các trường hợp tiêu chảy thường tự giới hạn trong khoảng 1-3 ngày. Trẻ cần được đưa đến cơ quan y tế nếu đi tiêu quá nhiều, trẻ có biểu hiện mất nước, phân hôi tanh, trong phân có đàm máu.
Có thể trẻ sẽ sốt, tuy nhiên sốt không phải là dấu hiệu chỉ ra tình trạng nặng bởi vì đôi lúc trẻ sốt nhưng không do những nguyên nhân trầm trọng trong khi đó trẻ có thể hoàn toàn không sốt nhưng tình trạng của trẻ rất nguy hiểm và cần phải can thiệp tức thì.
Không nên chần chừ nếu trẻ kêu than đau bụng lan xuống vùng bẹn, đi tiểu khó khăn, da nổi mẩn. Trong những tình huống như vậy cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Khắc phục viêm phế quản tại nhà giúp bạn giảm ho, tắc nghẽn tức thì không cần uống kháng sinh Nếu mẹ của bạn đã từng cho bạn uống trà mật ong trước khi đi ngủ để giúp giảm ho thì đây là điều hoàn toàn đúng. Đây là một trong những giải pháp chữa viêm phế quản cực tốt. Viêm phế quản là một trong những bệnh phổ biến nhất trên thế giới, và trong cuộc đời bạn sẽ có ít nhiều...