Trẻ bị tay chân miệng: Có dấu hiệu này phải vào viện ngay
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết tay chân miệng bình thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, một số có biến chứng nên cha mẹ phải theo dõi rất kỹ.
Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày. Ngược lại, virus Enterovirus typ 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Bác sĩ Khanh cho biết bệnh tay chân miệng do vi rút gây nên, bệnh lây theo đường tiêu hoá, vì vậy rất dễ lây trong nội bộ gia đình cũng như trong các nhà trẻ. Ở nhà trẻ, trẻ ăn chung bát, chung thìa, bò lê dưới đất, tay chân bị nhiễm vi rút sau đó bé mút tay, mút đồ chơi mà điều quan trọng nhất trong nhà trẻ chỉ cần 1 cháu bị bệnh, qua cách như trên thì dẫn đến các cháu khác trong cùng nhà trẻ bị bệnh.
Những biểu hiện nghi ngờ bệnh tay chân miệng đó là trẻ có dấu hiệu tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miệng, khóc, nói đau miệng. Sốt 1, 2 bữa sau hết sốt nổi mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân mông, gối, lỡ trong miệng.
Trẻ bị tay chân miệng: Có dấu hiệu này phải vào viện ngay
Video đang HOT
Những trường hợp bị tay chân miệng đi khám bác sĩ nếu vẫn sốt hơn 2 ngày, sốt từ 39 độ hơn, uống thuốc khó hạ, nôn ói hay nhợn ói nhiều thì cần lập tức cho trẻ đi tới các cơ sở y tế khám.
Những trường hợp bị nặng hơn đó là trẻ giật mình, lúc thiu thiu ngủ, lẫy người, mắt nhìn lên tí sau nằm làm; giật mình lăn qua lăn lại khi ngủ sâu là không phải. Trẻ không đi vững, tay chân yếu, người run, đây là dấu hiệu trẻ bị biến chứng rất nặng. Trường hợp trẻ thở mệt, da nỗi bông, mạch sờ không thấy hay quá nhanh.
Để phòng tay chân miệng, bác sĩ Khanh lưu ý cần rửa tay: trẻ rửa tay trước khi vào lớp, trước khi về nhà, khi về tới nhà. Người lớn: rửa tay trước khi chăm sóc trẻ, trước khi chế biến thức ăn nhất là mới đi ra ngoài về. Báo cô giáo bé bệnh tay chân miệng để phòng cho mấy bé khác, cho trẻ nghỉ học ít nhất 10 ngày, ra phường xin thuốc sát trùng sàn nhà , đồ chơi, vệ sinh nơi bé sinh hoạt, đồ chơi…
Bệnh tay chân miệng thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, một số trường hợp phát hiện trễ, bệnh tiến triển nặng và gây ra một số biến chứng như bị viêm màng não virus (triệu chứng sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng), bệnh nhân cần nhập viện để được điều trị.
Một số biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bại liệt, tê liệt hoặc viêm não. Đối với trẻ có biến chứng não sẽ xuất hiện những triệu chứng khó nhận thấy như khó ngủ, quấy khóc nhiều, thường xuyên giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu ngủ, hoảng hốt, nói lảm nhảm, tay chân run, co giật, sốt cao, méo miệng. Khi xuất hiện biến chứng trên nếu không phát hiện, điều trị đúng và kịp thời trẻ có thể tử vong trong vài giờ.
Với trẻ bị tay chân miệng, chăm sóc bằng cách nếu trẻ nổi mụn nước không cần bôi thuốc xanh làm gì bôi cũng chả được gì mà lúc khám bs nhìn không biết mụn nước do gì. Tắm rửa như bình thường, đến ngày mụn sẽ khô.
Khi trẻ bị tay chân miệng không nên ép trẻ uống vitamine, không uống kháng sinh vì bệnh do virus. Những trẻ bị đau họng do vết loét: lấy gói Grangel ( thuốc dạ dày) hay KIN baby bỏ vào ngăn mát tủ lạnh ngậm hay chấm vào vết loét sẽ hết đau.
Bác sĩ Khanh cho biết trẻ bị tay chân miệng từ 4 đến 10 ngày sẽ khỏi nên phụ huynh chỉ cần chú ý dấu hiệu giật mình, nếu không giật mình thì rất hiếm khi có biến chứng.
4 sắc thái của SARS-CoV-2 tại Việt Nam
"Dich bệnh Covid-19 tại nước ta đã xuất hiện đúng sắc thái đa dạng của một bệnh lý hô hấp", bác sĩ Trương Hữu Khanh nói.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết qua quan sát, tìm hiểu và thống kê tình hình dịch bệnh, ông rút ra được 4 nhóm sắc thái cơ bản của dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Nhóm đầu tiên là những người có triệu chứng nhẹ, không rõ ràng như đau mỏi người. Thông thường, những trường hợp này có thể tự mua thuốc uống và hết các triệu chứng như trường hợp bệnh nhân ở thôn Hạ Lôi hay nhân viên nhà máy Samsung.
Nhóm thứ hai là những người có triệu chứng bất ngờ như sốt, đau rát họng, khó chịu... một cách bất thường như trường hợp nữ bệnh nhân là điều dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai.
Nhóm thứ 3 là những bệnh nhân gặp biến chứng nặng trong quá trình điều trị, phải thở máy, lọc máu thậm chí can thiệp ECMO (oxy hóa màng ngoài cơ thể).
Theo bác sĩ Khanh, nhóm sắc thái mới nhất và cũng là nhóm "hấp dẫn" nhất là trường hợp hết bệnh nhưng dương tính trở lại chuyển sang người mang trùng. Trường hợp này trong y văn có ghi nhận, nghĩa là sau khi hết bệnh, họ chưa đẩy hết virus ra và trở thành người mang trùng.
"Theo tôi, dịch bệnh tại nước ta đã xuất hiện đúng sắc thái đa dạng của một bệnh lý hô hấp", bác sĩ Khanh nói.
Virus SARS-CoV-2 tại Việt Nam xuất hiện đúng sắc thái của bệnh lý hô hấp. Ảnh: The Guardian.
Chuyên gia này cho rằng khi xác định được những nhóm đối tượng và các trường hợp tại nước ta, việc phòng ngừa vẫn không thay đổi. Đặc biệt, nguy cơ vẫn còn, thái độ của chúng ta đối với dịch bệnh phải càng mạnh hơn, càng bảo vệ đối tượng nguy cơ.
Điều này khiến virus lây lan chậm lại đến mức khiến nó tự thuần hoặc chờ đến khi có vắc xin. Nếu buông lỏng phòng hộ cá nhân và không tuân thủ giãn cách, số ca bệnh tăng lên ngày càng nhiều lên thì ngành y tế không thể chịu nổi.
"Đợt bệnh đầu tiên, chúng ta thấy chủ yếu là nhóm người ở Vũ Hán về, tất cả đều biểu hiện bệnh nhẹ. Đợt 2, người bệnh chủ yếu từ châu Âu, Hàn Quốc, Malaysia..., có bệnh nhân nặng, trong khi những ca mới phát hiện trong cộng đồng thì nhẹ, theo tôi đây là điều khá lạ", bác sĩ Khanh cho biết thêm.
Chuyên gia nhận định hiện nay, virus SARS-CoV-2 đã tấn công vào đối tượng người lao động trong cộng đồng. Dù thời gian gần đây không ghi nhận thêm ca mắc mới, người dân không nên chủ quan. Nếu buông lỏng giãn cách xã hội, không tuân thủ quyết liệt, chính người lao động sẽ trở thành nguy cơ và lây bệnh cho gia đình, hàng xóm... lúc này hậu quả sẽ nặng nề hơn nếu không có cách phòng ngừa quyết liệt.
Trả lời câu hỏi Việt Nam liệu đã qua đỉnh dịch hay chưa, bác sĩ Khanh cho biết việc có qua đỉnh dịch hay không phụ vào sự can thiệp của con người.
"Nếu chúng ta buông thỏng thoải mái thì mới có đỉnh dịch. Nếu tất cả cùng nhau làm, cùng phòng hộ thì sẽ không có đỉnh dịch. Hiện nay không loại trừ trường hợp nhiều người không triệu chứng có thể tự hết bệnh, tuy nhiên đối tượng này sẽ lây nhiễm cho rất nhiều người", bác sĩ Khanh nói.
Khẩn cấp phòng chống dịch bệnh tay chân miệng ở trẻ em Trước tình hình số trẻ em mắc bệnh tay chân miệng gia tăng, bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện các biện pháp chủ động phòng chống, góp phần ngăn chặn dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng. Người lao động đưa tin, Cục Y tế dự phòng, bộ Y tế vừa có gửi công văn khẩn số 583/DP-DT đến Giám...