Trẻ bị tật bẩm sinh do mẹ nhiễm rubella trong thai kỳ
Nếu bà mẹ mang thai mắc bệnh rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ thai nhi bị nhiễm bệnh từ mẹ lên đến 80% cùng với nguy cơ bị nhiều dị tật bẩm sinh.
Tiêm vắc xin rubella cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ để phòng bệnh cho mẹ, ngừa dị tật bẩm sinh cho con (ảnh minh họa) – ẢNH NGỌC THẮNG
Ngày 20.10, chương trình giao lưu với chuyên gia về tiêm chủng vắc xin sởi – rubella đã được Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư tổ chức tại thành phố Nha Trang ( Khánh Hòa).
Các chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Viện Pasteur Nha Trang, chuyên gia về sức khỏe sinh sản đã cung cấp thông tin về các nguy cơ với sức khỏe do bệnh sởi và rubella gây nên; kiến thức phòng 2 bệnh nguy hiểm trên cho cho các nam, nữ thanh niên trong khu công nghiệp tại Khánh Hòa.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm mạnh so với trước khi triển khai tiêm vắc xin trong tiêm chủng mở rộng. Mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não… là các biến chứng nguy hiểm sau mắc sởi, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng.
Bác sĩ Nguyễn Liên Hương, chuyên gia dự án Tiêm chủng mở rộng (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư), cho biết mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non. Với rubella, bệnh có thể mắc ở những ai chưa có miễn dịch (chưa từng tiêm vắc xin, chưa từng mắc rubella). Bệnh có thể mắc từ khi trong bụng mẹ, nhưng dễ nhất là phụ nữ và trẻ em.
Các chuyên gia đặc biệt lưu ý, bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu mắc rubella bẩm sinh có thể lây cho thai nhi với tỷ lệ rất cao (có thể lên đến 80%). Mắc rubella bẩm sinh khiến bé bị các dị tật nghiêm trọng như: tim mạch, đục thủy tinh thể, chậm phát triển… Nếu bà mẹ nhiễm rubella giai đoạn giữa thai kỳ, tỷ lệ con bị rubella bẩm sinh khoảng 25%.
Đại diện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, lịch tiêm vắc xin sởi – rubella là thời điểm trẻ 12 tháng tuổi. Nếu chưa tiêm vắc xin theo lịch thì cần tiêm càng sớm càng tốt sau đó. Để phòng bệnh rubella cho mẹ và phòng hội chứng rubella bẩm sinh cho con, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần được tiêm vắc xin rubella tối thiểu 3 tháng trước khi dự định mang thai.
Theo thanhnien
Ca tử vong đầu tiên do bệnh tay chân miệng tại Quảng Ngãi
Chiều 18.10, lãnh đạo Sở Y tế Quảng Ngãi xác nhận bé N.L.S.H (18 tháng tuổi, ở xã Đức Minh, H.Mộ Đức) vừa tử vong do mắc bệnh tay chân miệng (TCM) tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.
Các bọng nước trong lòng bàn tay ở bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng - ẢNH TƯ LIỆU CỦA BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Đây là trường hợp bị bệnh TCM tử vong đầu tiên trong năm 2018 của tỉnh Quảng Ngãi.
Theo Sở Y tế Quảng Ngãi, tính đến chiều 18.10, toàn tỉnh ghi nhận hơn 1.500 ca mắc bệnh TCM.
Cùng ngày, tin từ Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM cho biết tính từ đầu năm đến nay, toàn TP đã có 4.567 ca bệnh TCM, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017 (4.412 ca).
Số ca sởi tiếp tục gia tăng với 181 ca, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong khi đó, ngày 18.10 Bộ Y tế cho biết chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella cho trẻ 1 - 5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2018 - 2019 sẽ được triển khai đợt 1 từ tháng 11 - 12.2018 tại 156 quận/huyện nguy cơ cao của 20 tỉnh/TP; đợt 2 triển khai trong tháng 1 - 2.2019 tại 262 quận/huyện nguy cơ cao của 37 tỉnh/TP. Dự kiến gần 4,3 triệu trẻ được tiêm.
Bên cạnh đó, hiện cả nước có 49 tỉnh/TP ghi nhận 2.301 trường hợp nghi sởi; 37 tỉnh/TP ghi nhận 954 trường hợp mắc sởi dương tính; đã có 1 trường hợp mắc sởi tử vong tại Hưng Yên.
Theo thanhnien
Đặc biệt ưu tiên nghiên cứu, sản xuất vắc xin 5 trong 1 tại Việt Nam Bộ Y tế đề ra định hướng từ nay đến năm 2020, Việt Nam có ít nhất 7 loại vắc xin đáp ứng yêu cầu của chương trình tiêm chủng quốc gia, thay thế vắc xin nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu. Trong đó, dạng vắc xin đa giá (5 trong 1 và 6 trong 1) là một trong những ưu tiên...