Trẻ bị sốt sau tiêm chủng có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào?
Sau tiêm chủng, cơ thể của trẻ có thể xuất hiện một số phản ứng thể hiện sự đáp ứng với vacxin, trong đó có trẻ bị sốt sau tiêm chủng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sốt là bình thường và sẽ tự lui mà không cần điều trị và không để lại biến chứng.
1. Trẻ bị sốt sau tiêm chủng có nguy hiểm không?
Như chúng ta đã biết, tiêm vacxin cho trẻ thực chất là việc đưa các kháng nguyên vào cơ thể trẻ một cách chủ động để cơ thể trẻ tự tạo miễn dịch đối với tác nhân gây bệnh, nhờ vậy giúp phòng tránh bệnh về sau khi các tác nhân thực sự tấn công trẻ.
Vì là một loại chất lạ, nên khi vacxin được đưa vào cơ thể trẻ, nó sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận dạng và thực hiện các đáp ứng miễn dịch cần thiết. Từ đó khiến cho cơ thể sinh ra các phản ứng khác nhau sau khi tiêm, trong đó có trẻ bị sốt sau tiêm chủng.
Do đó trẻ bị sốt sau tiêm chủng là một phản ứng bình thường thể hiện trẻ có sự đáp ứng miễn dịch với vacxin. Tình trạng trẻ bị sốt sau tiêm chủng trong hầu hết các trường hợp là một tình trạng không nghiêm trọng, thường chỉ là sốt nhẹ (đôi khi có thể sốt cao nhưng hiếm gặp hơn) bắt đầu sau khi tiêm 1 đến vài giờ, và sốt sẽ tự lui dần sau từ 1-2 ngày.
2. Cần làm gì khi trẻ bị sốt sau tiêm chủng
2.1. Kiểm tra thân nhiệt thường xuyên cho trẻ
Theo dõi thân nhiệt cho trẻ thường xuyên sau tiêm chủng là điều nên làm. Nên sử dụng dụng cụ nhiệt kế để có kết quả chính xác thay vì sờ bằng tay, đồng thời nên sử dụng nhiệt kế điện tử thay cho nhiệt kế thủy ngân để tránh nhiệt kế vỡ gây nguy hiểm cho trẻ.
Theo dõi nhiệt độ thường xuyên kiểm soát chính xác nhiệt độ của trẻ, phát hiện được sốt cao quá mức, sốt nhẹ nhưng kéo dài trong thời gian quá lâu,…
Video đang HOT
2.2. Hạ sốt cho trẻ đúng cách
Có hai cách mà cha mẹ có thể sử dụng để hạ sốt khi trẻ bị sốt sau tiêm chủng là hạ sốt bằng các phương pháp vật lý và hạ sốt bằng thuốc.
Đối với các trường hợp trẻ chỉ bị sốt nhẹ (dưới 38oC) thì chỉ cần hạ sốt bằng các phương pháp vật lý như chườm mát hoặc lau mát bằng nước ấm, mặc quần áo mỏng thoải mái,…
Đối với những trường hợp trẻ bị sốt cao trên 38,5oC, bên cạnh việc sử dụng các biện pháp hạ sốt vật lý thì cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt. Nhưng việc dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bởi hệ thống các men chuyển hóa thuốc trong cơ thể trẻ có thể chưa hoàn thiện và gây thương cho trẻ nếu sử dụng thuốc không đúng liều lượng.
2.3. Bù nước và điện giải
Khi trẻ bị sốt (đặc biệt là sốt cao) thì sẽ xuất hiện nguy cơ rối loạn nước và hệ điện giải trong cơ thể. Vì thế, đối với những trẻ bị sốt sau tiêm chủng, cha mẹ cũng cần lưu ý đến vấn đề bù nước và điện giải cho trẻ. Có thể cho trẻ uống thêm nhiều nước hơn, bú nhiều hơn, ăn các loại thức ăn có hàm lượng nước cao, hoặc sử dụng nước cháo loãng có nêm thêm muối,…
Nếu cho trẻ bù dịch bằng các dung dịch điện giải chuyên dụng như oresol,… thì cần phải tuân thủ về cách pha chế, liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
2.3. Đưa trẻ gặp bác sĩ khi cần thiết
Hầu hết các trường hợp trẻ bị sốt sau tiêm chủng là sốt nhẹ và thường sẽ tự lui sau 1-2 ngày. Nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ mà sốt phản ánh một trạng thái nghiêm trọng hơn. Khi này trẻ cần được cha mẹ đưa đến gặp bác sĩ để có sự xử lý kịp thời.
Trẻ sốt cao liên tục trên 39oC, trẻ sốt kéo dài trên hai ngày liên tục, hoặc sốt có kèm theo một số biểu hiện như lơ mơ, nôn ói, đi cầu ra máu, co giật,… là những trường hợp mà trẻ nên được đưa đến gặp bác sĩ ngay.
Có thể thấy rằng, trẻ bị sốt sau tiêm chủng là phản ứng bình thường của cơ thể và đều an toàn trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần theo dõi kỹ tình trạng sốt của trẻ sau tiêm chủng để có thể xử lý đúng đắn và kịp thời.
QN
Cách ly xã hội: Mắc bệnh vặt vào mùa dịch, phải làm thế nào?
Trước khi có dịch Covid-19, chúng ta có thể đến bệnh viện, nhà thuốc mà không phải lo lắng. Nhưng lúc này, nhiều nước thực hiện cách ly xã hội nên việc ra ngoài, đặc biệt là đến bệnh viện, có thể khiến nhiều người ngần ngại.
Cam rất giàu vitamin C, dưỡng chất có vai trò quan trọng với chức năng miễn dịch - Ảnh minh họa: Shutterstock
Điều may mắn là một số triệu chứng bệnh vặt có thể thuyên giảm nhờ một số thực phẩm tự nhiên mà không cần phải ra ngoài mua thuốc, theo Eatthis.
Tuy nhiên, nếu không thấy bệnh giảm, bạn nên điện hỏi các bác sĩ, và trường hợp cần thiết thì phải hẹn gặp bác sĩ hoặc đến bệnh viện.
1. Chảy nước mũi
Hành tây sở hữu đặc tính kháng khuẩn, có thể giúp cơ thể tăng cường khả năng chống lại bệnh cúm cũng như một số triệu chứng như chảy mũi, Eatthis dẫn lời chuyên gia dinh dưỡng người Canada Lisa Richards.
Hành tây chứa hàm lượng cao hợp chất quercetin. Quercetin hoạt động như một loại thuốc kháng histamine tự nhiên, có thể giúp điều trị dị ứng và giảm hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, chuyên gia y học chức năng người Mỹ, ông Josh Axe, tiết lộ.
2. Sốt nhẹ
Sốt là triệu chứng của nhiều loại bệnh nên bạn không được xem nhẹ mà phải theo dõi kỹ. Trường hợp cần thiết, bạn nên điện hỏi bác sĩ, hoặc hẹn gặp bác sĩ hoặc đến bệnh viện.
Có một số trái cây và rau quả chứa nhiều vitamin C và rất tốt cho những người bị sốt, viêm họng. Vitamin C là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng với chức năng miễn dịch. Cam, ổi, dâu tây là những loại trái cây rất giàu vitamin C.
3. Táo bón
Phải ở trong nhà nhiều hơn vì dịch Covid-19 khiến cơ thể ít vận động hơn. Ít vận động làm chậm quá trình trao đổi chất và dẫn đến táo bón, theo Eatthis.
Để giảm táo bón, cách tốt là hãy uống nhiều nước, đồng thời tăng cường lượng chất xơ trong khẩu phần ăn. Ngoài ra, hãy thường xuyên vận động và thực hiện các bài tập tại nhà như hít đất, squat, nhảy dây...
4. Tiêu chảy
Căng thẳng có thể dẫn đến tiêu chảy. Với những trường hợp này, cách đầu tiên nên làm là hãy giảm căng thẳng bằng cách ngồi thiền hay tập yoga.
Nếu không hết, hãy áp dụng chế độ ăn với các món có hàm lượng chất xơ thấp như chuối, gạo và bánh mì nướng, theo Eatthis.
Trường hợp cần thiết, bạn nên điện hỏi bác sĩ, hoặc hẹn gặp bác sĩ hoặc đến bệnh viện.
Ngọc Quý
Nữ bệnh nhân bị vỡ túi ngực không triệu chứng sau 10 năm Bệnh viện Đại học Y Dược Huế (TP Huế) cho biết vừa phẫu thuật tháo túi ngực cho một nữ bệnh nhân bị vỡ túi ngực không triệu chứng sau 10 năm không phát hiện. Bệnh viện Đại học Y Dược Huế vừa tiếp nhận một bệnh nhân nữ (46 tuổi) đã đặt túi ngực được 10 năm không triệu chứng gì đặc...