Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Nếu không được xử trí nhanh và đúng cách ngay sau khi bị bỏng, vùng da bị tổn thương có nguy cơ bỏng sâu thêm và nhiễ.m trùn.g.
Hỏi:
Nhiều người nói nếu tr.ẻ e.m bị bỏng canh nóng nên bôi mỡ trăn sẽ hạn chế được tổn thương. Phương pháp này liệu có đúng không, mong bác sĩ tư vấn?
Nguyễn Hoàng (Hà Nội)
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Bác sĩ chuyên khoa II Phùng Công Sáng, Phụ trách đơn vị Bỏng, khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương trả lời:
Bỏng nước canh tương tự như bỏng nước sôi, là loại bỏng nhiệt xảy ra khi tiếp xúc với canh nóng. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễ.m trùn.g vùng bỏng cao hơn so với bỏng nước sôi. Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, những vết bỏng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Mức độ nguy hiểm của vết thương do bỏng nước canh phụ thuộc vào các yếu tố như: Nhiệt độ; khoảng thời gian da tiếp xúc; diện tích vết thương bị bỏng canh và vị trí của vết bỏng…
Do đó, nếu không được xử trí nhanh và đúng cách ngay từ đầu khi bị bỏng, vùng da bị tổn thương có nguy cơ bỏng sâu thêm và nhiễ.m trùn.g.
Với vùng bỏng nông, việc bôi mỡ trăn sẽ khiến trẻ có cảm giác dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu vùng bỏng sâu, việc bôi mỡ trăn lại không có tác dụng cho điều trị giai đoạn sớm mà còn có nguy cơ gây nhiễ.m trùn.g, tăng độ sâu của bỏng.
Sơ cứu bỏng nước canh cũng tương tự như các loại bỏng nhiệt khác. Mục tiêu của việc sơ cứu ban đầu nhằm giảm đau, giữ vệ sinh và ngăn ngừa nhiễ.m trùn.g.
Vì vậy, khi trẻ bị bỏng nước canh, trước tiên cha mẹ cần cách ly trẻ tránh xa tác nhân gây bỏng, cần ngâm bộ phận bị bỏng (tay, chân) của trẻ vào trong nước sạch, mát (từ 16 – 20 độ C, tốt nhất trong 30 phút đầu sau khi bị bỏng).
Nếu trẻ bị bỏng vùng mặt thì dùng khăn ướt mềm đắp lên. Nếu diện tích bỏng rộng, cần chú ý giữ ấm cho trẻ ở những phần không bị bỏng, tuyệt đối không dùng đá lạnh để tránh gây bỏng lạnh; không xoa dầu, bôi kem đán.h răng, trứng gà, mỡ trăn, dầu cá, đắp lá… lên vùng da bị bỏng vì dễ nhiễ.m trùn.g.
Sau khi sơ cứu trẻ bị bỏng, cần đưa ngay trẻ cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân bị bỏng nặng
Ngày 30/10, Bệnh xá đảo Song Tử Tây, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận và điều trị cho ông Ngô Thanh Phong, 47 tuổ.i, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là thuyền trưởng tàu cá QNg 95179 TS của tỉnh Quảng Ngãi gặp nạn trên biển do bị bỏng nặng.
Bác sĩ bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân Quảng Ngãi gặp nạn trên biển do bị bỏng nặng.
Trước đó, Khoảng 22 giờ, ngày 29/10, bệnh nhân đi kiểm tra bếp nấu ăn thì bị bình ga công nghiệp bùng lửa vào người gây bỏng mặt, 2 tay, bệnh nhân được sơ cứu ban đầu, sau đó được các ngư dân trên tàu cá QNg 95179 TS đưa vào đảo Song Tử Tây cấp cứu lúc 9 giờ 15 phút, ngày 30/10.
Bệnh nhân vào bệnh xá đảo Song Tử Tây sức khỏe bình thường, tiếp xúc tốt, không ho, không khó thở, mạch đậ.p 68 lần/phút, huyết áp 140/80 mmHg, bỏng độ 1 vùng 1/2 dưới mặt, 2 tai, cổ trước; bỏng độ 2, độ 3 vùng cánh tay, cẳng tay, mu bàn tay 2 bên, có các phỏng nước kích thước lớn nhỏ (lớn nhất 5x7cm), da vùng cánh tay, cẳng tay bong trợt, cảm giác 2 bàn tay tốt.
Qua thăm khám, quân y đảo Song Tử Tây chẩn đoán bệnh nhân bị bỏng diện rộng vùng mặt, cổ (độ 1), cánh tay, cẳng tay, mu bàn tay 2 bên (độ 2 và 3) (tổng diện tích 22%) do lửa bình ga ngày thứ 2.
Các y bác sĩ đã xử trí rửa sạch vết thương, chích dịch phỏng, đắp gạc tẩm kem bạc, truyền dịch, kháng sinh, giảm đau và tiếp tục theo dõi, điều trị bệnh nhân tại bệnh xá.
Liên tiếp xảy ra các vụ điện giật nghiêm trọng Gần đây, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận hai ca bệnh nhân bị điện giật nghiêm trọng, cả hai đều đến từ huyện Cẩm Khê. Bệnh nhân bị nhiều vết bỏng trên cơ thể sau khi bị điện giật. Ảnh: BVCC Trường hợp đầu tiên là anh D, 35 tuổ.i. Anh kể lại: "Thấy ánh sáng...