Trẻ bắt nạt và bị bắt nạt – thấy gì từ giáo dục gia đình? (1): Khi bố mẹ vô tình dạy con bạo lực
Theo TS Nguyễn Thị Kim Quý, Hội tâm lý giáo dục Việt Nam, không ít bậc phụ huynh đã vô tình dạy con trở thành những kẻ bạo lực nhưng họ không hay biết.
Đó là việc kỷ luật trẻ, là cách bố mẹ ứng xử bạo lực với nhau, thậm chí là trong cả việc dạy con cách tự bảo vệ mình…
Tùy theo quan niệm mà mỗi phụ huynh có cách dạy con riêng. Ảnh minh họa.
Bạo lực tiếp nối bạo lực và 4 yếu tố tạo nên một đứa trẻ bắt nạt
Vào một buổi chiều cuối tuần ở sân tập thể khu chung cư ở Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội, có một nhóm trẻ đang chơi đùa vui vẻ thì một cô bé khoảng tầm 9 tuổi lôi xềnh xệch thằng bé chưa đầy 2 tuổi. Cô bé vừa lôi thằng bé vừa quát “về”. Cô bé đó còn túm chiếc dây nhảy vụt vào mông thằng bé.
Tôi ngồi từ đằng xa, nghe những người lớn ngồi ở ghế đá nói rằng, đó là hai chị em, con của một cặp vợ chồng thuê nhà ở gần đó. Tôi đang tính chạy tới để can thiệp thì những người ở gần đó đã gọi mẹ hai đứa bé ra. Cứ ngỡ người mẹ sẽ ôm lấy đứa em và cùng lắm thì nghiêm khắc mắng dạy đứa chị. Thế nhưng, người mẹ đó đã hét lên “ sao mày lại đánh em” và cho đứa chị ngay một cái bạt tai trời giáng.
Không chỉ vậy, người mẹ này lôi đứa trẻ về quán (gia đình này thuê nhà ở và kinh doanh bán hàng ở hè) rồi liên tục tát vào đầu đứa chị. Những người lớn ở gần đấy lắc đầu ngao ngán nói với nhau: “Tưởng gọi mẹ ra để dạy con ai ngờ, mẹ ra lại bạo lực với con mình. Nhìn thế đủ biết đứa chị bạo lực là từ mẹ nó chứ từ chẳng phải do ai cả!?”.
Câu chuyện ở trên thực tế là không hề hiếm trong các gia đình. Nhiều cha mẹ vẫn thường vô tình dạy con thành người bạo lực bởi chính hành vi bạo lực của mình như câu chuyện mà chúng tôi đã nêu ở trên.
Video đang HOT
Theo TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam, cũng như đứa trẻ trong câu chuyện được nêu ở trên, những đứa trẻ có hành vi bạo lực bạn bè hay những đứa trẻ thích bắt nạt bạn bằng bạo lực như ở vụ nữ học sinh lớp 9 bị đánh hội đồng ở Hưng Yên đang làm xôn xao dư luận trong những ngày gần đây, ngoài những nguyên nhân từ phía xã hội, nhà trường thì có 4 nguyên nhân từ phía gia đình như sau:
1. Trẻ chứng khiến bạo lực từ bố mẹ, từ những người trong gia đình. Bản thân đứa trẻ bị bạo lực từ bố mẹ, anh chị…
2. Trẻ xem cảnh bạo lực trên mạng Internet, trên phim ảnh… Đặc biệt là những clip phụ nữ đi đánh ghen, clip bọn trẻ đánh hội đồng một đứa trẻ khác xuất hiện nhan nhản trên mạng internet thời gian qua mà không bị xử lý gì, hoặc xử lý nhẹ nhàng bằng cảnh cáo, nhắc nhở.
3. Trẻ bị khủng hoảng giá trị sống
Cách dạy con không trở thành kẻ bạo lực
Theo TS Nguyễn Kim Quý, xuất phát từ những nguyên nhân trên, cha mẹ muốn dạy con không trở thành những kẻ bạo lực thì bản thân từ trong gia đình, cha mẹ phải là người gương mẫu đầu tiên. Cha mẹ phải là người không sử dụng bạo lực với nhau, không sử dụng bạo lực với con và giúp con nhận thức được bạo lực là xấu, là gây nên những hậu quả xấu không chỉ cho người khác mà cho cả chính bản thân trẻ.
Tuy nhiên, trên thực tế có những đứa trẻ trong gia đình không hề sử dụng bạo lực nhưng chúng lại tập nhiễm từ bạn bè, từ những phương tiện nghe nhìn hiện đại. Ở những trường hợp này, bố mẹ nên giáo dục con như thế nào? Theo TS Nguyễn Thị Kim Quý, trong trường hợp này, bố mẹ phải là người sớm nhận ra nguy cơ bạo lực ở con qua những biểu hiện như bắt nạt những đứa trẻ khác. Ngay từ khi còn ở lứa tuổi mẫu giáo, nếu thấy con đánh những đứa trẻ khác, bố mẹ cần buộc con phải xin lỗi bạn, giải thích cho con hiểu đánh bạn là hành vi bạo lực và bạo lực là hành vi gây tổn thương bị mọi người lên án, sẽ không ai làm bạn với người bạo lực…
TS Kim Quý cho rằng, có một điểm đáng lưu ý ở những đứa trẻ đánh hội đồng này là, nguyên nhân khiến cho những đứa trẻ trở thành những đứa trẻ cầm đầu thường xuất phát từ việc muốn thể hiện giá trị bản thân. Chúng muốn có chỗ đứng trong mắt bạn bè. Những đứa trẻ đó thường không có được những giá trị khác như học giỏi, xinh đẹp nên chúng thể hiện sự bắt nạt để khẳng định giá trị của mình.
Bởi vậy, theo TS Kim Quý, trong trường hợp con thích thể hiện thì cha mẹ nên dạy con có nhiều cách khác nhau để khẳng định vị trí của mình trong nhóm như: giúp đỡ bạn khi bạn khó khăn trong học tập, đi lại hay ứng xử bạn bè. Qua đó, định hướng giá trị sống cho con, là khẳng định giá trị của bản thân, sống có ý nghĩa. Một người sống có ý nghĩa cho mình và cho người khác sẽ được người khác yêu quý, kính nể…
Ngoài việc để thể hiện giá trị bản thân thì những đứa trẻ cũng bị tác động bởi định hướng giá trị sống từ trong gia đình ra ngoài xã hội. Về phía xã hội những người được gọi là “xã hội đen” sẽ khiến người khác cảm giác phải e sợ. Về phía gia đình, đứa trẻ nhìn thấy bố bắt nạt mẹ, anh chị lớn tuổi hơn bắt nạt em… điều đó đưa đến suy nghĩ của đứa trẻ là “cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu”.
Một lý do phổ biến nữa đó là bố mẹ thường dạy con được phép đánh lại bạn khi bạn đánh mình. Mặc dù, dạy con biết tự vệ là cần thiết nhưng tự vệ bằng cách sử dụng bạo lực cũng là cách dạy con bạo lực. Bằng cách này cha mẹ đã vô tình dạy con bạo lực nhưng bản thân họ lại không nghĩ là mình đang dạy con bạo lực. Có rất nhiều cách mà cha mẹ có thể dạy con tự vệ mà không cần phải sử dụng đến bạo lực như: nghiêm giọng nói lớn, kiên quyết nói không, báo cho cô giáo nhà trường hoặc gia đình…
Theo giadinh.net.vn
Phụ nữ dù đẹp hay xấu cũng đều phải cố gắng phấn đấu
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ có phụ nữ xấu mới nên phấn đấu hết mình, nhưng với thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, phụ nữ đẹp hay xấu đều phải dốc hết sức trên con đường mưu cầu hạnh phúc.
Trước tiên, xin nói về những người con gái bẩm sinh kém cạnh về mặt ngoại hình. Đã từng tự ti về vẻ ngoài, tôi luôn cảm thấy xấu xí quả là bất hạnh. Khi phụ nữ xấu, họ đánh mất rất nhiều cơ hội chạm đến hạnh phúc. Không đủ tự tin để đối diện người đàn ông họ thích, có khi còn bị từ chối thẳng thừng vì xấu. Lúc còn nhỏ, những bé gái không mấy xinh đẹp thường bị bắt nạt, bị bạn trai cùng trang lứa châm chọc, chê bai. Đó là sự thật rất phũ phàng, góc khuất mà bất kì bạn gái nào đã từng xấu xí cũng muốn chôn chặt trong lòng.
"Vẻ ngoài và trí tuệ, ai có được cả hai quả là may mắn. Nhưng vẻ ngoài sẽ suy tàn theo thời gian, còn vẻ đẹp trí tuệ sẽ theo ta suốt đời"
Sự tự ti khiến phụ nữ xấu trở nên nhạy cảm, và khoác cho mình cái vẻ ngoài hết sức kiên cường. Họ tập trung phấn đấu, làm việc hết sức mình để nét đẹp trí tuệ và tâm hồn được công nhận. Chỉ có khẳng định được tài năng, khả năng, họ mới có thêm tự tin để tiếp tục bước tới. Đúng vậy, phụ nữ càng xấu càng cần phải phấn đấu.
Ai đó đã nói: "Vẻ ngoài và trí tuệ, ai có được cả hai thì thật may mắn. Nhưng hình thức bên ngoài dù có đẹp đến đâu cũng sẽ suy tàn theo thời gian, chỉ có vẻ đẹp trí tuệ là theo ta đến suốt cuộc đời". Phụ nữ tài giỏi luôn có thứ sức hút rất riêng. Còn chưa kể đến việc, khi đã kiếm ra tiền, làm chủ đời mình, thì có kiểu ngoại hình nào mà không mua được?
Phụ nữ đẹp thì sao? Dĩ nhiên, khi sở hữu ngoại hình kha khá, phụ nữ sẽ có những lợi thế rõ ràng. Về cơ hội công việc, rất nhiều ngành nghề thích tuyển người có ngoại hình dễ nhìn. Về phương diện tình yêu, đàn ông thường có ấn tượng tốt với những người con gái đẹp. Thậm chí, khi có ngoại hình, tâm trạng phụ nữ cũng thoải mái hơn. Ai bảo trời sinh các nàng phù phiếm đến mức, khi buồn buồn tự ngắm mình đẹp cũng đủ vui.
Nhưng phụ nữ đẹp cũng có nhiều thử thách. Xu hướng hiện tại của một số nhà tuyển dụng là không thích tuyển phụ nữ quá đẹp, vì họ cho rằng những người này khả năng phấn đấu không cao. Lý do, phụ nữ đẹp thường bị phân tâm bởi rất nhiều thứ, son phấn giày dép, thời gian dưỡng da, dưỡng tóc... Phụ nữ đẹp dễ nảy sinh những mối quan hệ ngoài công việc trong công ty, thậm chí một số người đẹp còn tự cho mình những đặc quyền vô hình.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là số ít, điều bất công nổi rõ nhất với phụ nữ đẹp là "dư luận xã hội". Những người vừa đẹp vừa giỏi, công việc liên tục thăng tiến, sẽ bị dèm pha là dùng ngoại hình để đi lên. Người ta rất ít tin tưởng vào khả năng và trí tuệ của những cô gái đẹp. Nhiều phụ nữ xinh đẹp đi làm thú nhận, vẻ ngoài của mình khiến cấp trên nảy sinh nhiều ý đồ không tốt, đây là một rắc rối quá lớn, đối với nhiều người còn là sự sỉ nhục, ám ảnh tinh thần. Và dù phấn đấu đến cỡ nào, phụ nữ đẹp cũng khó thoát khỏi bị nghi ngờ khả năng, bị cho là lợi dụng ngoại hình làm bước đệm.
Phụ nữ đẹp khi thành công khó tránh khỏi bị dèm pha là lợi dụng ngoại hình
Bởi vậy, đã là phụ nữ, dù xấu hay đẹp gì cũng phải phấn đấu. Bởi phụ nữ, khi sinh ra đã phải gánh chịu những áp đặt từ lề thói xã hội, cơ thể tạo hoá ban cho lại rất dễ bị xâm phạm, bị kẻ mạnh làm thương tổn, thiên chức làm mẹ, sinh con bào mòn tuổi xuân, sức khoẻ... để vượt qua tất cả, mỗi người phụ nữ đều phải phấn đấu từng ngày, từng giờ.
Người xấu phấn đấu để vẻ đẹp trí tuệ lấn át thành kiến ngoại hình, người đẹp phấn đấu để được công nhận năng lực. Mỗi người phụ nữ chúng ta đều là một vận động viên trên đường đua cuộc đời mà đích đến là hạnh phúc. Trên đường đua đó, đối thủ của chúng ta không ai khác chính là bản thân mình. Cố gắng từng ngày hoàn thiện, để mình của ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua, để bản lĩnh làm chủ vận mệnh và tự tin nắm lấy hạnh phúc.
Theo thegioitiepthi.vn
Vợ mét rưỡi, nhan sắc trung bình nhưng vẫn khiến cô bồ gợi cảm phải xanh mặt trắng tay rời đi Uất ức, phẫn hận, cô ả mới tìm tới tận đây. Cô ta thông minh, sắc sảo và đẹp mê hồn. Vậy cô ta kém gì ở người phụ nữ nhan sắc chìm nghỉm giữa biển người, lại sống cuộc sống nhạt nhẽo như thầy tu này? "Chị ơi, chị hàng ngày không soi gương à? Bảo sao chị vẫn tự tin giữ...