Trẻ bạch tạng bị giết hại làm thần chú và độc dược ở châu Phi
Số phận những đứa trẻ bạch tạng ở Tazania, châu Phi thường rất bi thảm, chúng bị săn lùng, giết hại để làm bùa chú hay độc dược.
Những đứa trẻ bạch tạng ở Tanzania, Đông Phi bị treo một giá tiền ngay lúc sinh ra. Các bộ phận cơ thể của trẻ bạch tạng đôi khi được dùng làm bùa chú hay độc dược cho những thầy phù thủy.
Ở một số vùng, những kẻ săn trẻ bạch tạng tấn công nạn nhân một cách tàn bạo, cắt tóc, tay, chân, da, mắt và bộ phận sinh dục của trẻ, sau đó bỏ mặc sự sống chết của nạn nhân. Trẻ bạch tạng chiếm 1/1.400 trẻ được sinh ra ở Tanzania, tỷ lệ cao nhất châu Phi. Nguyên nhân do di truyền, trẻ bị thiếu melanin, sắc tố tạo nên màu da, tóc và mắt. Nữ nhiếp ảnh gia Hà Lan Marinka Masseus ghi lại những bức ảnh người bị bạch tạng (PWA) trong một chuyến thăm Tazania.
“Nỗi sợ hãi và mê tín dị đoan về người bạch tạng đã ăn sâu vào xã hội Tazania. Nhiều phụ nữ sinh ra trẻ bạch tạng được bảo rằng nên giết đứa bé đi. Nếu người mẹ từ chối, cô ấy sẽ thành người vô gia cư và phải sống trong sợ hãi cả đời”, bà Marinka Masseus nói.
Sự mê tín khiến không ít người ở châu Phi tin rằng trẻ bị bạch tạng là những con ma mang lại may mắn. Các bộ phận cơ thể của trẻ bạch tạng được những phù thủy gắn cái gọi là bùa phép rồi bán với giá cao. Tháng 12/2014, bé gái Pendo Emmanuelle, 4 tuổi, bị giằng khỏi tay người mẹ. Cảnh sát Tazania cho tới nay vẫn chưa tìm được bé.
Video đang HOT
Nguyên nhân tỷ lệ trẻ bạch tạng ở Tazania cao được coi là do tình trạng hôn nhân cận huyết. Tháng 2/2015, bé trai Yohan Bahati, 18 tháng tuổi, bị những kẻ săn người bắt khỏi nhà sau khi tấn công mẹ của bé bằng mác chặt củi khiến cô bị thương nặng vùng mặt.
Vài ngày sau, cảnh sát tìm thấy Bahati đã chết, tứ chi bị cắt.
Chính quyền Tazania đang cố gắng làm giảm ảnh hưởng của các phù thủy, lực lượng được cho là đứng sau những vụ săn trẻ bạch tạng.
Tazania cũng mở chiến dịch cung cấp thuốc chống nắng chất lượng cao cho trẻ bạch tạng, giúp chúng giảm khả năng mắc ung thư da.
Bà Marinka Masseus cho biết sự thay đổi về đối xử với trẻ bạch tạng đang diễn ra ở Tazania. Tuy nhiên, ở các vùng nông thôn, những đứa trẻ bạch tạng vẫn phải đối mặt với hoàn cảnh thương tâm trong các khu trại do chính phủ quản lý.
Bức ảnh cho thấy sự tương phản màu da giữa một trẻ bạch tạng và một trẻ thông thường ở Tazania. Marinka Masseus cho biết bà muốn thông qua loạt ảnh này để kêu gọi sự bình đẳng cho trẻ bạch tạng.
Marinka Masseus nói việc tách những đứa trẻ bạch tạng khỏi gia đình và đưa đến các khu trại riêng không thể giải quyết vấn đề. Ở một số khu trại, điều kiện sống của trẻ rất khủng khiếp, thiếu sự chăm sóc cơ bản. “Chúng sống tách biệt, thường bị ngược đãi và xấu hổ”, nữ nhiếp ảnh gia Hà Lan cho biết.
Văn Việt
Theo Barcoft
Liên Hợp Quốc cảnh báo về khủng hoảng nhân đạo lớn nhất thế giới
Liên Hợp Quốc cho biết khoảng 20 triệu người ở châu Phi đang cần viện trợ khẩn cấp để thoát khỏi nạn đói và bệnh dịch, trong cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất suốt hơn 70 năm qua.
Người dân châu Phi đang phải đối mặt với nạn đói và bệnh dịch. Ảnh: pressherald
Trưởng bộ phận Nhân đạo của Liên Hợp Quốc Stephen O'Brien hôm nay kêu gọi thế giới chung tay cứu giúp hàng triệu người dân ở 4 quốc gia Kenya, Yemen, Nam Suan và Somalia đang phải đối mặt với nạn đói và bệnh dịch, theo CNN.
"Chúng ta đang phải đối mặt với khủng hoảng nhân đạo lớn nhất kể từ khi Liên Hợp Quốc ra đời. Hơn 20 triệu người tại 4 quốc gia này đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực. Nếu không có nỗ lực chung của toàn cầu, người dân sẽ chết đói", ông O'Brien nhấn mạnh.
Theo Liên Hợp Quốc, tại Somalia, hơn 6 triệu người đang cần hỗ trợ lượng thực, chiếm hơn một nửa dân số nước này. Tình trạng hạn hán, nạn đói và sự xuất hiện của nhóm khủng bố Al-Shabaab đã đẩy đất nước và người dân rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng
"Tình hình ở Somalia đang rất nguy kịch. Người dân đang chết vì đói và khát. Nhóm khủng bố Al-Shabaab đã phong tỏa các con đường, nên không thể cứu trợ, trong khi đó bọn chúng tiếp tục cướp lương thực", Noor Ibrahim, một người dân phải rời nhà để tìm kiếm sự giúp đỡ cho biết.
Tại nước láng giềng Kenya, hơn 2,7 triệu người đang trong tình trạng thiếu lương thực và con số này có thể tăng thêm 4 triệu người vào tháng tới. Hơn 14 triệu người ở nam Sudan và Yemen rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Liên Hợp Quốc khẳng định đang triển khai nhiều chiến dịch kêu gọi hỗ trợ các nước này với số tiền lên đến hàng trăm triệu USD.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Hình người trôi dạt trong mây gây sợ hãi ở châu Phi Một hình thù giống người trôi dạt trong đám mây trên một trung tâm mua sắm tại Zambia, châu Phi, khiến khách hàng bỏ chạy tán loạn. Vật thể giống hình người trôi dạt trên không trung ở Zambia. Ảnh: CEN Các bức ảnh cho thấy một đầu người khổng lồ và thân mình dường như mặc áo choàng dài, trông đáng sợ...