Trẻ ăn chung bát dễ mắc tay chân miệng
Thời tiết mùa hè cùng việc học sinh quay trở lại trường là các yếu tố khiến nhiều bệnh truyền nhiễm có nguy cơ phát triển.
Trung tâm Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, đang tiếp nhận và điều trị cho 2 bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng nặng, đều ở thành phố Bắc Ninh. Đây là bệnh xuất hiện nhiều trong mùa hè, đặc biệt có nguy cơ lây lan cao trong trường học.
Bệnh nhi N.Đ.T.S. (2,5 tuổi) có biểu hiện ban đầu là sốt, chân tay nổi nốt đỏ. Bé được gia đình đưa đi khám và uống thuốc điều trị tại nhà nhưng không đỡ. Khi bé sốt cao không hạ, gia đình mới đưa đi nhập viện.
Theo gia đình, bé S. mới đi học trở lại một tuần nay. “Khi con đi học, mẹ ở nhà xem camera thì thấy cô giáo bón cho các cháu ăn chung bát, chung thìa. Đó có thể là nguyên nhân lây bệnh”, người thân bé S. nói.
Sau khi nhập viện, bé được điều trị theo đúng phác đồ. Ngày 28/5, bệnh nhi đã được cắt thuốc an thần, hết hẳn sốt và tiếp tục theo dõi để xuất viện.
Bé Q.B. (23 tháng tuổi) đang điều trị tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: HQ.
Bé Q.B. (23 tháng tuổi) cũng phát hiện bệnh từ ngày 24/5, biểu hiện ban đầu là có vài nốt đỏ ở tay và lòng bàn chân. Đi khám, bé được bác sĩ kết luận mắc tay chân miệng. Đến ngày hôm sau, bé B. sốt cao nên gia đình đưa lên tuyến trung ương điều trị. Lúc này, bé đã chuyển sang giai đoạn 2 của bệnh, dễ để lại biến chứng nguy hiểm như ảnh hưởng não, tim mạch.
Hiện tại, bé B. vẫn có sốt nhẹ, những biểu hiện run tay, run chân đỡ hơn, tình trạng giật mình đã hết. Do vẫn còn sốt nên bác sĩ chỉ định bé tiếp tục theo dõi tại viện để tránh những biến chứng không mong muốn.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm – Giám đốc Trung tâm Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới trẻ em (Bệnh viện Nhi Trung ương) – cho biết tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa. Hiện, bệnh chưa có vaccine nên các phụ huynh cần phòng tránh bằng cách tăng cường đảm bảo vệ sinh cho trẻ.
Cách phòng bệnh hiệu quả nhất ở gia đình và nhà trường là luôn giữ bàn tay sạch, đồ chơi sạch, không ăn uống chung. Ngoài ra, trẻ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi đúng giấc và giữ gìn nhà cửa thông thoáng.
Video đang HOT
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt tại chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh nặng lên, kịp thời điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc.
Cần nhìn lại về cách ăn uống và giao tiếp
Trong đại dịch Covid-19, một số thói quen trong ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp thường ngày đã biểu lộ một số hành vi không còn phù hợp với các tiêu chí vệ sinh an toàn cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
Cần thay đổi một số thói quen trên bàn ăn hằng ngày, để đảm bảo vệ sinh cho bản thân và gia đình - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo tập quán của người Việt, khi dọn bữa cơm thì đem tất cả các món ăn lên mâm cùng một lúc. Mỗi người được dọn chén đũa riêng, nhưng khi ăn thì cùng gắp chung các thức ăn có trong mâm, dùng chung một chén nước chấm.
Cách ăn uống theo thói quen này đã biểu lộ một số điều ngày nay chúng ta thấy không còn phù hợp với các tiêu chí vệ sinh an toàn cho sức khỏe của từng cá nhân và cả cộng đồng.
Có lẽ đã đến lúc cần phải thay đổi, không chỉ để thể hiện lối sống văn minh mà còn giúp phòng ngừa, làm hạn chế nguy cơ lây nhiễm một số bệnh thuộc hệ tiêu hóa (viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B, tiêu chảy, giun sán...), hệ hô hấp (các bệnh lây nhiễm vi rút, vi khuẩn), HP...
Vệ sinh an toàn thực phẩm yêu cầu đạt những tiêu chuẩn xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra, nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho người tiêu dùng.
Một vài gợi ý để thay đổi thói quen
- Các dụng cụ ăn uống luôn giữ sạch sẽ, khô ráo. Nếu được, mỗi thành viên trong gia đình nên có bộ dụng cụ ăn uống riêng (đũa, chén, muỗng thìa, ly tách...), có dấu hiệu riêng để dễ tìm.
- Nhà bếp là nơi chế biến, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh, đủ trang bị và các vật dụng phòng chống bụi bẩn, ruồi, gián, côn trùng gây bệnh; có đủ dụng cụ bảo đảm vệ sinh để kẹp, gắp, xúc thức ăn.
- Bàn ăn phải thường xuyên lau chùi, giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Nguyên liệu sử dụng phải an toàn, tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
- Khi đi chợ, nên sử dụng găng tay.
- Dùng thớt dành riêng cho thực phẩm sống và thớt dành riêng cho thực phẩm chín, để tránh lây nhiễm chéo.
- Nước sử dụng trong ăn uống phải là nước sạch, đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
- Rửa tay bằng xà phòng, lau sạch tay trước và sau khi ăn.
- Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn, nhưng cũng không ngồi xa quá.
- Không nói lớn tiếng hoặc cười đùa hoặc ho trong bữa ăn.
- Nên thay đổi thói quen cả nhà dùng chung một chén nước chấm, tốt nhất nên chia mỗi người 1 chén nhỏ.
- Không dùng đũa, thìa của mình để gắp vào tô, đĩa thức ăn chung. Nên có một đôi đũa, thìa, muỗng hoặc kẹp riêng của từng món để lấy thức ăn.
- Không xới xáo vào đĩa thức ăn để chọn miếng mình thích.
- Khi ăn, không nên để thức ăn vương vãi trên bàn ăn.
- Cẩn thận không để tay áo của mình dính vào thức ăn trên bàn khi gắp đồ ăn.
- Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, nhất là điện thoại di động.
- Nếu bị cay muốn hắt hơi, thì ra xa để hắt hơi, hỉ mũi vào khăn sạch rồi bỏ vào thùng rác.
- Khi đi ăn tiệc, tránh va chạm tay với người cùng ăn, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.
- Cần báo trước về việc mình đang ăn kiêng, bị dị ứng một loại thực phẩm nào đó (nếu có) để tránh bất tiện cho người mời.
- Không dùng chung một ly rượu, bia cho tất cả người trong bàn. Nếu không uống được rượu, bia, nên xin phép uống một loại khác để không bị ép buộc.
Mục đích chính của những gợi ý nêu trên là để tránh lây lan dịch bệnh, nhằm bảo đảm chất lượng cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt hơn, lành mạnh và an toàn hơn.
Khi mua thực phẩm về, không nên đặt cả túi ni lông đựng thực phẩm vào tủ lạnh. Vì người bán đã chạm tay vào túi, người mua lại tiếp tục chạm vào, rồi đặt để nhiều chỗ trước khi đem về nhà. Nếu bỏ chung với các thực phẩm khác, sẽ là nguồn lây nhiễm vi rút, vi khuẩn.
Cần rửa sạch sẽ, chế biến, chia thành các túi, hộp nhỏ riêng biệt có nắp kín trước khi đưa vào tủ lạnh và không giữ thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu.
Trường ghi tên học sinh lên chén đũa để phòng dịch Covid-19 Vật dụng ăn uống của học sinh cũng được ghi tên từng người, tránh việc dùng chung chén đũa. Sau khi ăn, chén đũa được rửa sạch và ngâm trong nước nóng để phòng dịch Covid-19. Học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum đeo khẩu trang phòng dịch - ẢNH: ĐỨC NHẬT Sáng 27.4, hàng ngàn học sinh...