Trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm và những điều cha mẹ cần biết
Trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa mới đúng chuẩn? Hãy đọc bài viết dưới đây để cho bé ăn dặm một cách khoa học.
Đối với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ là nguồn thức ăn quan trọng và dồi dào dưỡng chất nhất. Thông thường, trẻ được 5-6 tháng tuổi, mẹ mới bắt đầu chế độ ăn dặm cho bé. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi khi nhận thấy bé có một số dấu hiệu sau:
Sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu ăn của con khiến bé đòi bú liên tục
Luôn tóp tép miệng
Trẻ có hành động “thèm” khi thấy người khác ăn
Bé đã ngồi được vững vàng
Mẹ chỉ nên cho bé 4 tháng tuổi ăn dặm khi nhận thấy bé có một số dấu hiệu đòi ăn – Ảnh minh họa: Internet
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lưu ý rằng, tuyệt đối không cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi vì bất cứ lý do gì hoặc trẻ chưa có biểu hiện đòi ăn bởi cơ thể trẻ chưa thể tiêu hóa được thức ăn thô. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
2. Trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa?
Để trả lời cho câu hỏi “Trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm bao nhiêu là đủ?” thì mẹ nên nhớ một số nguyên tắc dưới đây để cho bé ăn dặm một cách khoa học nhất.
Dù mẹ có cho con ăn dặm theo kiểu truyền thống hay ăn dặm kiểu Nhật đi chăng nữa thì đây cũng cần phải thực hiện đúng 4 nguyên tắc này.
2.1 Cho bé ăn dặm từ thức ăn loãng đến đặc
Từ khi sinh ra, bé đã quen với nguồn thức ăn chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Để bé làm quen với đồ ăn dặm thì mẹ nên để cho con thích nghi từ thức ăn dạng lỏng đến đặc dần.
Mẹ nên cho bé ăn từ loãng đến đặc dần – Ảnh minh họa: Internet
Thức ăn loãng giúp bé dễ tiêu hóa, không bị nghẹn, giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Sau đó, mẹ hãy tăng độ đặc của thức ăn lên như ăn lợn cợn, ăn sền sệt, ăn thô và dần đến ăn cơm.
2.2. Nguyên tắc cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều
Lúc mới ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn mỗi ngày 1 bữa, mỗi bữa chỉ cần 1-2 muỗng. Khi bé lớn hơn và đã thích nghi với việc ăn dặm, mẹ hãy tăng số lượng thức ăn và số bữa lên. Mẹ có thể cho con ăn đều đặn theo thời gian biểu nhất định trong ngày sáng – trưa – chiều – tối.
Mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều vì sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé nói riêng và sức khỏe của bé nói chung.
2.3 Nguyên tắc chọn thực phẩm cho bé ăn dặm
Thực phẩm chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ, trong đó có giai đoạn bé ăn dặm. Mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng cho bé phát triển cân đối, khỏe mạnh như:
Chất đạm: Sữa, trứng, thịt, cá,…
Chất đường bột: Bột gạo, ngũ cốc,..
Chất béo: Dầu cá hồi, dầu đậu nành, dầu oliu
Nhóm Vitamin và khoáng chất: Rau củ quả tươi, trái cây,…
2.4 Nguyên tắc ăn từ bột ngọt sang bột mặn
Để giúp bé dễ dàng làm quen với quá trình ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn thức ăn có vị ngọt trước như bột ăn dặm, củ quả xay nhỏ và trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Điều này giúp bé thích thú hơn vì đồ ăn có vị ngọt giống sữa mẹ.
Nguyên tắc cho bé ăn ngọt sang ăn mặn – Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, mẹ cũng có thể chọn một số loại bột bán sẵn trên thị trường dành riêng cho bé bắt đầu ăn dặm.
Video đang HOT
Khi bé đã thích nghi với việc ăn ngọt, mẹ bắt đầu chuyển sang nấu đồ ăn mặn cho bé từ thực phẩm như cá, trứng, tôm,… để bé nhận được nhiều dinh dưỡng cần thiết khác. Mẹ nên chú ý quan sát trong quá trình ăn bột mặn xem bé có bị dị ứng với loại thức ăn nào không để dừng lại ngay.
Mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi các món ăn, nếu bé không thích món này thì mẹ đổi sang món khác. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé uống nhiều loại nước ép trái cây khác nhau.
Tuy nhiên, đây là giai đoạn bé vẫn bú sữa mẹ là chính nên mẹ hãy xem đồ ăn dặm chỉ là bổ sung thêm, không ép bé ăn quá nhiều dẫn đến bé bú ít sữa mẹ.
3. Một số thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi
3.1 Bột rau củ
Chuẩn bị:
50-100gr cà rốt, bí đỏ, bông cải,…
Bột gạo
Thực hiện:
Hấp chín bí đỏ sau đó tán nhuyễn
Nấu chín bột, sau đó cho phần bí đỏ vào khuấy đều
Nêm thêm một chút dầu ăn, đợi thức ăn nguội thì cho bé ăn
Đối với các loại rau củ khác mẹ cũng nên thực hiện tương tự
Bột bí đỏ thơm ngon, bổ dưỡng cho bé ăn dặm – Ảnh minh họa: Internet
3.2 Bột trứng cà rốt
Chuẩn bị:
Khoảng 10gr bột gạo
Nửa lòng đỏ trứng gà
20gr cà rốt
200ml nước
5gr dầu thực vật
Thực hiện:
Rửa sạch cà rốt và luộc/hấp chín, sau đó xay nhuyễn
Đánh đều lòng đỏ trứng gà
Nấu chín bột, sau đó cho lòng đỏ trứng gà và cà rốt vào khuấy cùng
Trộn thêm một chút dầu ăn, đợi bột nguội thì cho bé ăn
3.3 Bột gan heo và bông cải xanh
Chuẩn bị:
10gr bột gạo
20gr bông cải xanh
20gr gan heo
200ml nước
Thực hiện:
Rửa sạch bông cải xanh, thái nhỏ và xay nhuyễn
Xay nhuyễn gan heo, sau đó cho thêm 30ml nước sạch và khuấy đều và nấu chín.
Nấu chín bột gạo, đổ phần nước gan heo và bông cải xanh vào khuấy cùng.
Thêm một chút dầu ăn, đợi cháo nguội thì cho bé ăn
3.4 Làm nước ép cam, quýt cho bé uống
Chuẩn bị:
Cam hoặc quýt tươi
Một ly nhỏ nước ấm
Đường trắng
Thực hiện:
Rửa sạch cam, quýt, cắt đôi, cắt 3 sau đó cho vào máy ép lấy nước.
Thêm đường và nước ấm vào cùng và khuấy đều.
Cho bé thưởng thức khi nước còn ấm
Mẹ nên làm nước ép cam cho bé uống – Ảnh minh họa: Internet
3.5 Nước ép cà chua
Chuẩn bị:
Cà chua tươi
Đường trắng và nước ấm
Thực hiện:
Rửa sạch cà chua, chần qua với nước sôi, bóc bỏ vỏ và hạt.
Mang thịt cà chua cho vào máy ép lấy nước
Cho thêm nước ấm và đường trắng khuấy đều và cho bé uống.
Nước ép cà chua thơm ngon bổ dưỡng cho bé ăn dặm 4 tháng tuổi – Ảnh minh họa: Internet
4. Lưu ý khi cho bé 4 tháng tuổi ăn dặm
Theo các chuyên gia, độ tuổi ăn dặm hợp lý nhất cho bé là khi bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số trường hợp bé háu ăn hoặc nguồn sữa của mẹ không đủ thì mẹ mới nên cho bé ăn dặm sớm từ 4 – 5 tháng tuổi.
Mặc dù bé đã làm quen với việc ăn dặm hàng ngày nhưng mẹ cũng đừng quên rằng ăn dặm chỉ là bữa phụ, còn nguồn thức ăn chính ở giai đoạn này của bé vẫn là sữa mẹ.
Để đảm bảo sức khỏe cho bé phát triển khỏe mạnh toàn diện thì mẹ nên cho bé bú càng lâu càng tốt. Ngoài ra mẹ nên kết hợp với thức ăn dặm cũng như sữa công thức để giúp bé đa dạng nguồn dinh dưỡng hơn.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa” và gợi ý những món ăn dặm mà mẹ có thể tham khảo. Dù cho bé ăn dặm theo cách nào thì mẹ cũng nên ghi nhớ những nguyên tắc trên đây để có thể chăm con một cách an toàn và chuẩn nhất.
Hạ Vy
Theo khoe365
Trẻ ở từng độ tuổi nên ăn thịt như thế nào mới khỏe mạnh?
Thông thường, sau 7 tháng tuổi thì trẻ có thể bắt đầu ăn các loại thịt. Giai đoạn này, mẹ nên căn cứ theo độ tuổi cụ thể để có cách chế biến thịt phù hợp nhất với trẻ.
Trẻ ở độ tuổi khác nhau nên có chế độ ăn thịt khác nhau trong thực đơn ăn dặm
Trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi
Mẹ nên từng bước chế biến các loại thịt phù hợp khi trẻ mới bắt đầu ăn. Đầu tiên, mẹ nên lựa chọn các loại thịt đỏ hoặc gan động vật để giúp trẻ bổ sung sắt. Tiếp theo, trong thực đơn ăn dặm có thể tăng cường thêm thịt gà hoặc lòng đỏ trứng, cuối cùng mới đến các loại tôm, cá.
Khi cho thịt vào món ăn dặm, mẹ cần tuân theo chức năng nhai nuốt cũng như tiêu hóa của trẻ. Ban đầu cần xay nhuyễn và nấu dưới dạng bột, khi trẻ được 9 tháng tuổi thì có thể vo thịt thành những viên nhỏ cho trẻ ăn.
Trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi
Giai đoạn này, mẹ nên đảm bảo mỗi ngày cho trẻ ăn khoảng 50gr thịt là vừa đủ. Đặc biệt lúc này cần tăng cường luyện chức năng nhai cho trẻ bằng thịt viên hoặc lát mỏng nhỏ. Ở độ tuổi này, trẻ cũng có thể ăn nhiều cá, tôm hơn trước nhưng mẹ cần cẩn thận nguy cơ trẻ bị dị ứng thực phẩm.
Trẻ từ 1 đến 2 tuổi
Khi trẻ từ 1 tuổi trở lên, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thì mẹ cần tăng cường lượng thịt trong thực đơn ăn dặm. Cụ thể mỗi ngày nên đảm bảo 75gr thịt, cá và 1 quả trứng gà. Giai đoạn này cũng là thời điểm vàng tập cho trẻ thói quen tốt trong ăn uống, có thể nêm gia vị vừa đủ nhưng tốt nhất vẫn cần thanh đạm.
Những điểm cần lưu ý khi chế biến các loại thịt cho trẻ ăn dặm
Không chỉ cho trẻ ăn duy nhất thịt nạc
Chất béo có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Vì vậy, để đảm bảo nhu cầu của cơ thể, mẹ không nên chỉ chế biến đơn nhất thịt nạc cho trẻ ăn, tốt nhất vẫn là kết hợp với một lượng thịt mỡ thích hợp. Tuy nhiên, mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều chất béo động vật để tránh nguy cơ béo phì.
Chọn cách nấu nướng phù hợp
Cách chế biến thịt cho trẻ tốt nhất vẫn là món xào, như vậy có thể đảm bảo các nguyên tố dinh dưỡng bên trong thịt. Món thịt xào có thể hạn chế mùi tanh, đồng thời cũng dễ được trẻ tiếp nhận hơn.
Ngoài ra, món thịt hầm cũng tương đối thích hợp cho trẻ ăn dặm, tuy nhiên mẹ có thể không nêm thêm dầu ăn vì trong thịt vốn đã chứa không ít chất béo. Đồng thời, đa số các loại dầu ăn sau khi nấu nướng đều sinh ra axit béo có hại, gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ.
Sử dụng nguyên liệu thịt tươi mới
Bất kể là thịt gì thì nguyên liệu chế biến cho trẻ đều nên lựa chọn kỹ càng hơn. Thịt còn tươi ngon không những đảm bảo chất lượng thịt săn chắc, tăng khẩu vị mà còn hạn chế nguy cơ thịt bị biến chất, sinh ra các loại vật chất độc hại đối với trẻ.
Trẻ ăn quá nhiều thịt sẽ dẫn đến vấn đề gì?
Tuy nói thịt rất cần thiết để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, nhưng nếu mẹ không biết kiểm soát lượng thịt sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Trẻ dễ bị béo phì
Đa số các loại thịt đều thuộc vào nhóm thực phẩm giàu chất béo, nếu cho trẻ ăn quá nhiều không những không tốt cho hệ tiêu hóa mà còn dễ tích tụ nhiệt lượng thừa, làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.
Trẻ dễ hấp thu quá nhiều axit béo bão hòa
Các loại thịt đỏ như thịt heo và thịt bò đều chứa nhiều axit béo bão hòa. Một khi trẻ hấp thu chất này quá nhiều sẽ dễ dẫn đến các bệnh mãn tính, điển hình như chứng mỡ cao máu. Mặc tù tốc độ trao đổi chất ở trẻ diễn ra nhanh hơn nhưng vấn đề kéo dài lâu ngày vẫn gây ra tác hại không nhỏ đến trẻ.
Trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng
Khi các chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thu đầy đủ và đa dạng mới thúc đẩy nhanh quá trình sinh trưởng và phát triển ở trẻ. Vì vậy, cho dù trong thịt chứa nhiều dưỡng chất quan trọng nhưng nếu chỉ ăn đơn nhất mà thiếu kết hợp rau củ quả và các thực phẩm dạng khác sẽ khiến trẻ bị mất cân bằng.
Thiên Khuê
Nguồn: Familydoctor, Sohu/emdep
Bé 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm, mẹ nhớ bổ sung cho con loạt thực phẩm bổ dưỡng giúp con phát triển vượt trội Khi bé yêu được 6 tháng tuổi sẽ bước vào giai đoạn ăn dặm. Mẹ cần chú ý chuẩn bị những loại thực phầm tốt cho con phát triển khỏe mạnh và thông minh. 6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ trong độ bắt đầu làm quen các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Lúc này, mẹ vẫn cần tiến hành song song...