Trẻ 3 tháng tuổi sốc phản vệ sau tiêm kháng sinh
Sau khi tiêm kháng sinh điều trị tình trạng bội nhiễm do viêm tiểu phế quản, bệnh nhi rơi vào tím tái, ngưng tim, ngưng thở.
Đó là trường hợp bệnh nhi 3 tháng tuổi vừa được tiếp nhận, điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố. Trước đó, trẻ đến thăm khám và được chỉ định nhập viện điều trị tại khoa Nhiễm trong bệnh cảnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm, theo dõi viêm màng não. Để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, bệnh nhi được bác sĩ chỉ định tiêm kháng sinh Cefotaxim điều trị.
Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây phản vệ cho cơ thể, phụ huynh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh cho con
Video đang HOT
2 ngày tiêm trước tình trạng sức khỏe bệnh nhi đều ổn định nhưng đến ngày tiêm thứ 3, sau khi tiêm thuốc vài phút, bé đột ngột tím tái, ngưng tim ngưng thở. Nhận thấy đây là một tình huống dị ứng nặng với thuốc, ngay lập tức khoa Nhiễm đã huy động toàn động toàn bộ bác sĩ, điều dưỡng để tiến hành cấp cứu phản vệ cho bệnh nhân.
Các bác sĩ đã sử dụng adrenaline – một loại thuốc quan trọng hàng đầu để xử lý cho những bệnh nhân bị phản vệ. Tiếp đó, bệnh nhi được đặt ống nội khí quản giúp thở, tiêm truyền nhiều loại thuốc hồi sức tích cực. Những nỗ lực của bác sĩ giúp bệnh nhi dần vượt qua giai đoạn sốc, các chỉ số sinh hiệu tạm ổn định, được chuyển đến khoa Hồi sức Tích cực Chống độc để tiếp tục điều trị.
Sau 3 ngày được theo dõi liên tục, bệnh nhi đã cai máy thở, các chỉ số xét nghiệm bình thường. Hiện bé đang được tập ăn sữa qua đường miệng, sức khỏe bình phục tốt. Đây là trường hợp sốc phản vệ rất nặng (độ 4) đã may mắn được các bác sĩ nhận định đúng, điều trị kịp thời, thoát khỏi nguy cơ tử vong “trong gang tấc”.
Kháng sinh Cefotaxim là một trong những kháng sinh đầu tay điều trị các bệnh lý nhiễm trùng ở trẻ em. Tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây phản vệ. Do đó những tình huống dị ứng thuốc từ nhẹ đến nặng luôn có nguy cơ đe dọa sức khỏe, tính mạng của mọi người đặc biệt là nhóm trẻ nhỏ.
Từ trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ có dấu hiệu bệnh người nhà cần đưa đến bác sĩ và tuân thủ các chỉ định sử dụng thuốc theo hướng dẫn. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc cho con khi chưa có sự tham vấn ý kiến của nhân viên y tế. Đặc biệt trên các bệnh nhân có tiền căn dị ứng thuốc cần phải thông báo đến nhân viên y tế để có hướng điều trị phù hợp, tránh những tình huống nguy cấp đáng tiếc xảy ra.
Mẹ tự ý cho con trai uống thuốc đau họng khiến bé trai 11 tuổi sốc phản vệ rối loạn nhịp tim nặng, phải nhập viện cấp cứu
Sau khi được mẹ cho uống thuốc rồi chở đến lớp học, bé trai 11 tuổi than mệt, xuất hiện đau bụng tăng dần rồi đột ngột ngất khoảng 30 giây thì tỉnh lại, sau đó được đưa đến BV Nhi đồng TP.HCM cấp cứu.
Ngày 25/6, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết trong tuần qua, bệnh viện tiếp nhận bé Ph. (11 tuổi, ngụ ở Bình Chánh, TP.HCM) trong tình trạng sốc nặng. Bệnh sử ghi nhận trưa cùng ngày nhập viện, trẻ than đau họng, được mẹ cho uống thuốc đau họng (thuốc của mẹ uống còn) tự mua ngoài tiệm thuốc tây (cotrim 960 mg, cephalexin 500mg, paracetamol 500mg, B - Complex C 500mg) rồi được mẹ chở đến trường học khoảng 15 phút.
Sau 10-15 phút vào lớp, trẻ than mệt, xuất hiện đau bụng tăng dần rồi đột ngột ngất khoảng 30 giây thì tỉnh lại,vì trẻ bứt rứt nên báo gia đình đến, chuyển trẻ gấp tới bệnh viện Nhi đồng TP.HCM trong 15 phút.
Tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, trẻ biểu hiện tím tái, thở yếu, nhịp tim giảm còn 40 - 50 lần/phút, mạch khó bắt, huyết áp khó đo, điện tâm đồ biểu hiện nhịp thất, ngoại tâm thu thất, trẻ được đặt nội khí quản giúp thở và tiến hành đặt máy tạo nhịp.
Bé trai được cứu chữa kịp thời, không còn nguy hiểm đến tính mạng.
Diễn tiến trẻ nặng phức tạp suy hô hấp, sốc, rối loạn nhịp tim, được tiếp tục chống sốc truyền dịch, truyền thuốc adrenalin, dưới hướng dẫn đo huyết áp xâm lấn và áp lực tĩnh mạch trung tâm, điều chỉnh toan chuyển hóa và điện giải. Sau 48 giờ tình trạng trẻ cải thiện dần, cai được máy thở, tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Đây là trường hợp sốc phản vệ do thuốc kèm rối loạn nhịp nặng được bệnh viện cứu sống.
Qua trường hợp này, BS CKII Nguyễn Minh Tiến - BV Nhi đồng TP.HCM lưu ý quí phụ huynh không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi trẻ bệnh mà phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Khi biết trẻ có dị ứng thuốc, phụ huynh phải khai báo với bác sĩ để tránh gây phản ứng thuốc nặng xảy ra cho trẻ.
Đối tượng nào không nên tiêm vaccine COVID-19? Người có tiền sử sốc phản vệ trước các loại vaccine, thuốc hay thực phẩm bất kỳ đều không nên tiêm vaccine ngừa COVID-19 do Pfizer và BioNTech sản xuất. Giới chức y tế Anh đã đưa ra một số cảnh báo về nhóm đối tượng không nên tiêm vaccine ngừa COVID-19 mang tên BNT162b2 do công ty Pfizer (Mỹ) phối hợp cùng...