Trẻ 3 tháng tuổi đã bị đau dạ dày, mẹ òa khóc khi bác sỹ thông báo nguyên nhân
Lo sợ trẻ sơ sinh bị đói, nhiều bà mẹ đã cho ăn quá nhiều so với nhu cầu của trẻ, dẫn đến những hậu quả tai hại.
Em bé nhà chị Lan (Cầu Giấy) sinh non ở tuần 35. Chị Lan rất thương con, sợ con bị đói, thiếu dinh dưỡng nên cố gắng cho con bú thật nhiều sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, khi bé được 3 tháng tuổi, bé thường bị ho vào buổi đêm, kèm theo những triệu chứng buồn nôn và nôn mửa. Chị Lan đã đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Bác sỹ cho biết, bé bị đau dạ dày cho mẹ cho bé bú quá nhiều sữa, gây áp lực nặng nề lên dạ dày dẫn đến trào ngược sữa kích thích khí quản nên bé thường bị ho. Chị Lan rất ngạc nhiên vì bé nhà chị mới được 3 tháng tuổi. Bác sỹ nói rằng bệnh về dạ dày ở trẻ sơ sinh nói chung chủ yếu là do trẻ được ăn quá nhiều và các bậc phụ huynh cần học cách quan sát để có thể cho trẻ ăn đủ sữa, phù hợp với nhu cầu phát triển thay vì cho ăn quá no.
Lý do khiến mẹ cho bé ăn quá no
Lo lắng rằng mình không đủ sữa cho con
Nhiều mẹ sữa lo lắng rằng mình không đủ sữa cho con, sữa không đủ chất nên thường cho bé ăn thêm sữa công thức để bé thật no. Tuy nhiên, do bé còn quá nhỏ nên không thể phân biệt rõ ràng giữa no và đói. Trẻ bú quá nhiều sữa dễ mắc các vấn đề về dạ dày.
Mẹ không biết rằng bé đã no
Nhiều bà mẹ bỏ qua tín hiệu rằng bé đã no nên vẫn tiếp tục cho con bú. Trên thực tế, có rất nhiều lý do khiến bé tiếp tục bú mẹ sau khi đã no. Ví dụ như bé sợ sệt, lo lắng, mệt mỏi, buồn ngủ nên vẫn tiếp tục bú mẹ. Nếu người mẹ thấy bé ngừng bú, rút núm vú ra bé không khóc, chứng tỏ bé đã no và không cần bú thêm nữa.
Làm thế nào để biết bé đã no hay chưa?
Quan sát số lần đi tiểu tiện- đại tiện của bé
Hai tháng trước sau em bé chào đời, số lần đi tiểu khoảng 5 lần một ngày và số lần đi tiêu là 3 đến 5 lần là đủ. Em bé càng lớn, nhu động ruột càng giảm. Nếu em bé có nhu động ruột bình thường và trong tình trạng tinh thần tốt, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều.
Video đang HOT
Theo dõi cân nặng của bé
3 tháng đầu đời, cân nặng của bé thay đổi rất nhiều. Sau sinh, bé sơ sinh có thể bị sụt cân sinh lí trong tuần đầu tiên, từ tuần thứ 2 trẻ tăng cân rất nhanh, 1 – 1,2 kg/tháng, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 tăng khoảng 0,6 kg/tháng, càng về sau tốc độ tăng càng chậm, từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 trẻ tăng 0,3 – 0,4 kg/tháng. Trẻ 1 đến 10 tuổi tăng 2 – 2,5 kg/năm.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Giải mã ngôn ngữ cơ thể của bé yêu để hiểu con hơn
Trẻ sơ sinh chỉ có thể thể hiện mong muốn của bản thân thông qua ngôn ngữ cơ thể. Do đó, bố mẹ có thể dựa vào những hành động của con để xử lý kịp thời mong muốn của trẻ.
Đá chân
Trẻ đá chân có thể thể là tín hiệu cho thấy bé đang rất phấn khích và vui vẻ (Ảnh minh họa)
Đây có thể là do bé đang khá phấn khích và hạnh phúc với một điều gì đó, đá chân là cách để bé thể hiện điều này. Đa số các bé thường hay đá chân trong bồn tắm hoặc khi bạn chơi với bé.
Tuy nhiên, nếu bé tỏ ra cáu kỉnh và khóc trong khi đá chân, đó có thể là dấu hiệu con đang thấy khó chịu. Tốt hơn hết là mẹ nên chú ý xem bé có bị đầy hơi hay không, có cần phải thay tã hay không để kịp thời giải quyết sự khó chịu cho trẻ.
Uốn cong lưng
Đa phần trẻ nhỏ có xu hướng cong lưng để phản ứng lại với các cơn đau như: trào ngược dạ dày, đau bụng, hay đầy hơi. Nếu bé tcong lưng khi ăn, có khả năng nguyên nhân là do bé bị ợ nóng.
Khi thấy con thường xuyên cong lưng, bố mẹ nên nhẹ nhàng massage vùng bụng và lung cho trẻ, điều này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Dụi mắt hoặc che mắt lại
Dụi mắt là tín hiệu cho thấy trẻ đang buồn ngủ (Ảnh minh họa)
Với cử chỉ này thì thông điệp của bé là muốn bạn chơi bé giống như trò chơi "ú òa", mẹ hãy cùng tham gia trò chơi này cùng với bé. Đồng thời cử chỉ này cũng là tín hiệu mà bé muốn nói với bạn rằng "con buồn ngủ rồi", bạn có thể hát ru hoặc vỗ nhẹ để giúp bé nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.
Đập đầu
Bố mẹ hãy chú ý nếu như bé hay đập đầu xuống sàn và tường nhà, bởi đây có thể là ngôn ngữ cơ thể cho thấy bé đang bị đau hoặc đang cảm thấy khó chịu.
Nếu bé thường xuyên đập đầu trong một khoảng thời gian dài, bố mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra để cảnh giác với các bệnh về mắt hoặc các cơn đau mãn tính khác.
Nắm tai
Bé nắm lấy tai là cách để bé thể hiện niềm vui khi phát hiện đôi tai của mình. Bên cạnh đó, bé cũng thường xuyên nắm lấy tai trong giai đoạn mọc răng. Ngoài ra, nếu bé khóc và nắm lấy tai thì có thể bé đã bị nhiễm trùng tai.
Nếu trong trường hợp bé đang khám phá về đôi tai của mình, hãy chơi cùng bé. Nếu là do mọc răng, hãy giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Còn nếu bé có dấu hiệu nhiễm trùng tai, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra.
Mút tay
Mút tay là tín hiệu cho thấy trẻ cần được mẹ vỗ về yêu thương (Ảnh minh họa)
Ở trẻ nhỏ thì mút tay là phản xạ được hình thành từ hành động bú mẹ. Thường khi cho bé bú, người mẹ sẽ ẵm bé vào lòng và vỗ về nên nếu bạn thấy bé có cử chỉ này thì nó có nghĩa là bé muốn được mẹ quan tâm, hãy ôm bé vào lòng để bé cảm thấy mình được yêu thương.
Co đầu gối vào bụng
Nếu thấy trẻ nằm ngủ với tư thế đầu gối ép chặt vào bụng. Đây có thể là ngôn ngữ cơ thể cảnh báo bé đang gặp một số rối loạn về tiêu hóa, có thể là đau dạ dày, đầy bụng, hoặc táo bón.
Trong trường hợp này, bạn nên chú ý vỗ lưng để bé ợ hơi đúng cách sau mỗi khi ăn. Mẹ cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm gây đầy hơi khi đang trong thời gian cho con bú.
Co giật tay
Co giật tay là dấu hiệu cảnh giác của trẻ nhỏ. Khi bé nghe thấy tiếng ồn hoặc nhìn thấy ánh sáng đột ngột, bé sẽ có dấu hiệu này. Bé cũng thường co giật tay khi bạn đặt bé lên sàn nhà vì bé cảm thấy mất đi sự hỗ trợ một cách đột ngột.
Co giật tay là phản xạ bình thường và sẽ biến mất sau 4 tháng tuổi. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy quấn chăn cho bé khi dỗ bé ngủ. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được sự an toàn và không còn lo sợ nữa.
Theo giadinhvietnam
Mẹ 9x chia sẻ bí quyết luyện trẻ sơ sinh bỏ thói quen "ngủ ngày cày đêm", con sinh hoạt đúng giờ, mẹ nhàn tênh Chị Bùi Phương Mai, 27 tuổi ở Hà Nội cho biết, sau khi rèn con phân biệt được ngày và đêm, bé ăn ngủ điều độ, đúng giờ. Cứ 7 giờ tối là chị rảnh hẳn, hai vợ chồng ngồi chơi, ăn hoa quả, tâm sự cùng nhau. Giống như nhiều em bé mới chào đời khác, 3 tuần đầu, bé Mỡ nhà...