Trẻ 13 tháng chấn thương sọ não ở nhà trẻ: Trắng đêm mong tiếng khóc của con
Gương mặt thất thần, chị ngồi nép mình một góc trước phòng cấp cứu của bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), chị Lê Thúy Oanh (29 tuổi, mẹ bé Phát) nói trong tiếng nấc nghẹn: “Mới gửi bé đi trẻ đến ngày thứ 4 thôi mọi chuyện đã như thế này rồi”.
Người mẹ trắng đêm trước cửa phòng bệnh – Ảnh: Vũ Phượng
Gặp chị Oanh vào buổi chiều muộn ngày 16.10, khi mới chuyển bé Phát lên bệnh viện Nhi đồng 2, người mẹ trẻ dường như đã kiệt sức. Chị ngồi tựa lưng vào tủ để đồ của bệnh viện và luôn nhìn về cửa phòng cấp cứu.
Hơn một ngày sau khi xảy ra sự việc, chị Oanh dường như đã khóc hết nước mắt, thỉnh thoảng lệ ngấn ra từ đôi mắt mệt mỏi như những giọt cuối, khi mỗi lần mở điện thoại xem hình con trai. “Ở đây nghe tiếng con người ta khóc thấy tội nghiệp, cầu cho con mình cũng khóc được như thế mà Phát chỉ nằm im bất động, xót lắm cô ơi”, chị Oanh đau đớn tâm sự.
Tranh thủ lúc có ca chuyển bệnh, chị đứng dậy chạy nhanh đến trước cửa phòng cấp cứu, rồi nhón chân lên nhìn qua khe cửa. Khi cánh cửa đóng lại, chị lại thất thểu về chỗ ngồi, lau nước mắt.
Chị Oanh kể: “Từ hôm qua đến nay chuyển đi mấy nơi rồi, lúc đầu là ở Trạm y tế phường Lê Bình, sau người ta chuyển lên Bệnh viện quận Cái Răng, rồi lại chuyển lên Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, bây giờ thì ở đây”. Mặc dù bị say xe nhưng khi mọi người khuyên chị ngả lưng một lúc cho khỏe, chị lại hướng mắt về phòng bé Phát nằm, mắt cứ ngây dại và đáp: “Phải chờ tin con”.
Nghe chị nói, người nhà đi cùng không khỏi xót xa. Nhắc lại về chuyện xảy ra vào trưa 15.10, chị Lê Thị Thanh Thúy (chị ruột của chị Oanh) nói trong tiếng thở dài: “Trưa đó nghe cô giáo điện thoại là nó (tức chị Oanh – PV) kêu tôi rồi tức tốc chạy xe qua lớp, không mũ bảo hiểm không gì hết. Nhà sát bên nhưng nó lo quá nên chạy trước, khi tôi đến đầu hẻm thì một tay nó ẵm con, một tay cầm lái. Tôi mới kêu để tôi chở cho nó ngồi sau ẵm”.
Video đang HOT
Chị Oanh ngồi trước phòng cấp cứu chờ tin con – Ảnh: Vũ Phượng
Vừa lúc đó, bác sĩ mở cửa kêu người nhà bé Phát, nhìn nét mặt nghiêm trọng, chị Oanh càng thêm lo lắng nhưng vẫn cố đi thật nhanh vào cạnh giường bé Phát. Lúc đi ra, chị vừa nói, vừa mếu máo, đôi mắt đỏ hoe: “Bác sĩ bảo phải chụp citi lại xem tình hình hiện tại của Phát như thế nào. Có thể sẽ qua được, nhưng tương lai não có phát triển bình thường hay không thì chưa thể biết”.
Nói xong chị lại ngồi dựa đầu vào giỏ tã mang theo cho con, mắt nhìn vô định. Càng hy vọng chị lại càng tuyệt vọng, nhưng chị vẫn lẩm nhẩm: “Con tôi sẽ ổn thôi cô ơi”.
Khi chồng của chị cùng bác sĩ đi chụp citi cho cháu Phát, chị không quên nói với theo: “Anh kéo mền lên che bụng cho con kẻo con lạnh”, rồi chị lấy tay áo chấm chấm lên khóe mắt, đứng dậy, lững thững đi qua phòng Hồi sức tích cực chờ tin con.
Đến 22 giờ, chị Oanh vẫn đứng ngồi không yên chờ xem kết quả, thấy y tá, điều dưỡng hay bác sĩ nào đi qua chị cũng hỏi tình hình, mỗi lần như vậy ánh mắt chị lại lóe lên niềm hy vọng. Nhưng vẫn chưa có kết quả chính thức, nên bác sĩ khuyên chị ngồi đợi. Chị về lại mảnh chiếu dọc hành lang và hỏi người nhà đến khi nào mới có kết quả, mặc dù biết trước họ cũng như chị, chỉ biết trông chờ vào bác sĩ.
Hình ảnh bé Phát do gia đình cung cấp
Hành lang đêm khuya tại Nhi đồng 2 lạnh ngắt, ai cũng mùng mền chiếu gối đi ngủ, lâu lâu chỉ có tiếng bước chân của những y tá chuyển bệnh nhi. Riêng chị vẫn cứ thấp thỏm, ngồi co ro một góc, thi thoảng lại quẹt tay lau nước mắt.
22 giờ 30, bác sĩ gọi tên, chị được đi vào phòng thăm con, nhưng lúc đi ra, mắt chị lại rưng rưng. Chị nói: “Bác sĩ cầm kết quả citi kêu máu còn tụ một ít dưới màng cứng, còn ở các mạch thì bị phù nhiều lắm nên Phát không có tỉnh dậy được mà cứ hôn mê vậy. Giờ chủ yếu là trị cho hết phù. Mà bác sĩ cũng không cho mình biết hy vọng nào hết cô à”. Nói rồi chị lại nấc nghẹn.
Sau đó, bác sĩ có khuyên chị nên xuống phòng Thân nhân hồi sức để nghỉ ngơi cho khỏe, vì có bác sĩ theo dõi thường xuyên nên có ở lại chị cũng không được vào thăm con. Chị lại bảo: “Thôi, tôi ở đây cho gần con, lỡ người ta kêu gì còn chạy vào kịp”.
Vũ Phượng
Theo Thanhnien
Trẻ 13 tháng bị chấn thương, hôn mê sâu: Đình chỉ điểm giữ trẻ Kiều Ngân
Điểm giữ trẻ Kiều Ngân (phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ), nơi xảy ra vụ việc một trẻ 13 tháng tuổi bị chấn thương đầu, hôn mê sâu hôm 15.10, đã bị đình chỉ hoạt động không thời hạn.
Đình chỉ hoạt động không thời hạn đối với điểm giữ trẻ Kiều Ngân
Sau khi xảy ra sự việc đau lòng với cháu B.H.P (13 tháng tuổi) như Thanh Niên Online đã đưa tin, sáng 16.10, Chủ tịch UBND phường Lê Bình Nguyễn Văn Tám đã ký quyết định đình chỉ không thời hạn đối với điểm giữ trẻ Kiều Ngân.
Lãnh đạo địa phương cho biết đang chờ kết luận của cơ quan chức năng về vụ việc.
Bà Nguyễn Thị Bích Phượng, Phó chủ tịch phường Lê Bình cho biết điểm giữ trẻ trên do ông Huỳnh Văn Bé Sáu làm chủ và được cấp phép hoạt động từ năm 2012. Vợ ông Sáu là bà Nguyễn Thị Lam Kiều (43 tuổi) là người trực tiếp giúp việc và giữ trẻ hàng ngày.
Chị Lê Thúy Oanh (29 tuổi, mẹ cháu B.H.P) cho biết lúc 12 giờ ngày 15.10, cô Kiều có gọi điện báo cho chị biết, bé B.H.P có nhiều dấu hiệu bất thường. Tới rước con, chị Oanh thấy bé mềm oặt, mắt đứng tròng nên tức tốc chở bé đi cấp cứu.
Cũng theo chị Oanh, chị có nghe phản ánh lại là cô Kiều chan canh đút cho cháu P. ăn. Cháu P. không chịu ăn nên cô nắm tóc kéo ngược ra sau. Cháu bỏ chạy thì cô Kiều nắm cổ áo kéo lại dẫn đến té ngã.
Theo ghi nhận của Công an quận Cái Răng, cô Kiều khai báo nguyên nhân cháu P. bị té là do cháu đùa giỡn với chị ruột (cũng được gởi tại điểm giữ trẻ này ), sau đó đái lên người chị nên nên bị chị xô ngã.
Cô Kiều cho biết lúc đó mình nhìn thấy nhưng không đỡ cháu P. kịp. Lúc ẵm lên thì không thấy cháu. có biểu hiện gì nên ẵm lên võng nằm. Đến trưa thì thấy cháu Phát có dấu hiệu bất thường nên cô điện báo cho gia đình của bé.
Bác sĩ Nguyễn Minh Nghiêm, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa TƯ Cần Thơ cho biết, tình trạng của bệnh nhi B.H.P, 13 tháng tuổi (ở khu vực Yên Bình, phường Lê Bình, quận Cái Răng) vẫn rất nặng, hôn mê sâu, thở máy và đang được chăm sóc, theo dõi đặc biệt.
Trước đó, chiều 15.10, cháu P. nhập viện trong tình trạng hôn mê, có vết sây sát vùng đỉnh đầu... Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện máu tụ dưới màng cứng bán cầu phải. Sau đó bệnh nhi được làm xét nghiệm máu; phẫu thuật cấp cứu lấy máu tụ dưới màng cứng giải áp. Sau ca phẫu thuật, hiện tại, cháu P. vẫn hôn mê, thở máy..
Tin, ảnh: Mai Trâm
Theo Thanhnien
Tới nhà trẻ, hoảng hồn thấy mắt con đứng tròng Một bé trai 13 tháng tuổi được gửi tại nhóm trẻ Kiều Ngân (Cần Thơ) đang hôn mê sâu sau ca phẫu thuật thâu đêm. Chị Lê Thuý Oanh (mẹ cháu Phát) đang rất lo lắng trước tình trạng của con Trưa 16.10, bác sĩ Nguyễn Minh Nghiêm, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa TƯ Cần Thơ cho...