“Trầy trật” những tuyến đường sắt đô thị Hà Nội
Đường sắt đô thị ở Hà Nội được hi vọng là phương tiện giao thông công cộng hữu ích giảm ùn tắc giao thông. Thế nhưng, từ khi khởi công đến nay những tuyến đường sắt đó luôn gắn với hình ảnh đội vốn lên hàng trăm tỷ, chậm tiến độ vài năm…
Tuyến đường sắt ga Hà Nội – Nhổn khởi công từ tháng 9/2010, dự kiến hoàn thành trong năm 2015. Đến nay, gần như tất cả các gói thầu đều chậm tiến độ so với dự kiến, do vậy đến năm 2018 dự án mới hoàn thành.
Hơn 4 năm khởi công, sơ đồ nhà ga ở Nhổn bị cây dại phủ kín và rách bươm gây nhếch nhác cho công trình nghìn tỷ của Hà Nội
Ban đầu tuyến đường sắt dài 12,5km ga Hà Nội – Nhổn được duyệt mức đầu tư hơn 600 triệu euro, nhưng sau đó các bên tính toán lại số vốn phải lên đến hơn 900 triệu euro!
Sau 4 năm xây dựng người dân vẫn chưa thấy hình hài của tuyến đường sắt đô thị Hà Nội
Lô cốt phục vụ làm tuyến đường sắt đoạn ga Hà Nội – Nhổn án ngữ đường 32 nhiều năm qua đã gây cản trở giao thông
Video đang HOT
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông được khởi công từ tháng 10/2011, thời điểm đó dự kiến hoàn thành trong năm 2014.
Đến nay, tuyến đường sắt trên cao đầu tiên của Hà Nội vẫn còn nhiều công trình chưa hoàn thành
Hà Nội và các bên liên quan dự kiến đến năm 2015, dự án sẽ hoàn thành (chậm một năm so với dự kiến ban đầu)
Để hoàn thành tiến độ được đưa ra, nhiều hạng mục của tuyến đường sắt trên cao đang được thi công ngày đêm
Từ khi dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông được khởi công, các tuyến đường Quang Trung – Nguyễn Trãi – Láng luông trong tình trạng ùn tắc, bụi bẩn
Tuyến đường sắt số 1 Hà Nội (đoạn Ngọc Hồi – Yên Viên) chưa được khởi công nhưng đã có những lùm xùm liên quan đến số tiền “lại quả” lên đến 16 tỷ đồng.
Các tuyến đường sắt ở Hà Nội đã được quy hoạch: Tuyến số 1: Ngọc Hồi – Yên Viên – Như Quỳnh Tuyến số 2: Nội Bài – Trung tâm thành phố – Thượng Đình Tuyến số 3: Nhổn – ga Hà Nội – Hoàng Mai Tuyến số 4: Đông Anh – Sài Đồng – Vĩnh Tuy/Hoàng Mai – Thanh Xuân – Từ Liêm – Thượng Cát – Mê Linh Tuyến số 5: Nam Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc Tuyến số 6: Nội Bài – Khu đô thị mới phái Tây Ngọc Hồi Tuyến số 7: Mê Linh – Đô thị mới phía Tây Nhổn – Vân Canh – Dương Nội Tuyến số 8: Cổ Nhuế – Vành đai 3 – Linh Nam – Bát Tràng – Dương Xá Ngoài ra, còn tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.
Quang Phong
Theo Dantri
Bộ trưởng Thăng cử Thứ trưởng sang Nhật nắm tin nghi án hối lộ
Xét thấy tính chất vụ JTC tố hối lộ quan chức ngành đường sắt Việt Nam là nghiêm trọng và cấp bách, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã cử Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông sang Nhật Bản, trực tiếp tiếp cận thông tin chính thức từ cơ quan công tố.
Đây là động thái mới nhất củaBộ Giao thông Vận tải (GTVT) trong việc điều tra làm rõ những nghi vấn xung quanh khai nhận hối lộ 16,4 tỷ đồng của Tư vấn GTVT Nhật Bản (JTC) đối với các cán bộ thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để được trúng thầu Dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 Hà Nội, Ngọc Hồi - Yên Viên.
Theo nguồn tin của Dân trí từ Bộ GTVT, cùng đi Nhật Bản với Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông còn có ông Phạm Thanh Tùng - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; chuyến bay sẽ khởi từ Hà Nội đi Tokyo vào tối nay (25/3).
Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông khi sang tới Nhật Bản cần chủ động làm việc với các cơ quan chức năng nước này để tiếp cận thông tin mà tờ báo Yomiuri Shimbun đã nêu về việc nhà thầu JTC khai nhận hối lộ với cơ quan công tố; làm rõ danh sách các cán bộ của ngành đường sắt Việt Nam được cho là đã nhận tiền hối lộ của JTC.
Danh sách các cán bộ ngành đường sắt Việt Nam nhận hối lộ của JTC được kỳ vọng là sẽ rõ ràng trong chuyến đi Nhật Bản của Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông
Trong khi đó, tại cuộc họp chiều qua 24/3, ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh Thanh tra Bộ GTVT đã nêu ý kiến đề xuất yêu cầu nhà thầu JTC cung cấp danh sách cán bộ nhận tiền hối lộ để làm cơ sở điều tra và nhanh chóng xử lý. Ông Huyện cũng đề nghị thành lập tổ điều tra độc lậpvới đoàn Thanh tra của Bộ, tổ này sẽ bao gồm cả các cán bộ công an mới được cử sang biệt phái làm việc tại Cục Quản lý Xây dựng và chất lượng công trình giao thông và Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ GTVT. Chấp thuận đề xuất này, Bộ GTVT đã đồng ý cử Chánh Thanh tra Nguyễn Văn Huyện làm Tổ trưởng tổ điều tra.
Việc đề nghị cơ quan công tố Nhật Bản cung cấp thông tin điều tra nghi án hối lộ này đã được giao cho Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ GTVT chuẩn bị và gửi công hàm đến Đại sứ quán Nhật Bản để triển khai các thủ tục tiếp theo.
Đối với các đơn vị liên quan đến Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1, lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu phải khẩn trương tổng hợp xong hồ sơ và đánh giá ban đầu về thủ tục, quy trình thực hiện dự án có đúng hay không, làm rõ quá trình đàm phán và quy định mời thầu, hồ sơ nào còn hay đã mất phải có báo cáo rõ ràng. Chậm nhất đến 26/3 phải xong.
Về việc rà soát và báo cáo giải trình của các cá nhân, Bộ GTVT cũng yêu cầu trong ngày 26/3, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam phải tổng hợp xong danh sách những cá nhân làm trong Ban Quản lý các dự án đường sắt từ năm 2008 đến nay; những cán bộ này phải có báo cáo giải trình, kể cả những cán bộ đã về hưu, cán bộ đã điều chuyển... Chậm nhất đến ngày 31/3, mọi vấn đề liên quan đến nghi án hối lộ phải được làm rõ và công khai, minh bạch.
Cũng trong ngày 24/3, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Hà Nội trong buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT cho biết mới chỉ nhận thông tin hối lộ dự án qua báo chí. Cơ quan này khẳng định sẽ phối hợp cùng Bộ GTVT liên tục trao đổi những thông tin liên quan để nhanh chóng làm rõ vụ việc nếu có. JICA cũng đánh giá cao về sự chủ động, nhanh chóng, khẩn trương của Bộ GTVT khi tiếp nhận thông tin đến công tác điều tra và xử lý vụ việc.
Trong khi đó, Đại sứ quán Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Hà Nội trong buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT cho biết mới chỉ nhận thông tin hối lộ dự án qua báo chí. Phía Nhật Bản khẳng định sẽ phối hợp cùng Bộ GTVT liên tục trao đổi những thông tin liên quan để nhanh chóng làm rõ vụ việc nếu có, bởi nếu sự việc đúng như báo chí Nhật Bản nêu thì đây là vấn đề nghiêm trọng và cần xử lý kiên quyết.
Đại sứ quán Nhật Bản và JICA cũng đánh giá cao về sự chủ động, nhanh chóng, khẩn trương của Bộ GTVT từ khi tiếp nhận thông tin đến công tác điều tra và xử lý vụ việc.
Phó Thủ tướng: Phát hiện dấu hiệu tội phạm phải khởi tố ngay!
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa chỉ đạo khẩn trương làm rõ thông tin cán bộ đường sắt nhận hối lộ theo khai nhận của nhà thầu JTC tại Dự án đường sắt đô thị Hà Nội.
Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm soát Nhân dân tối cao, Bộ GTVT, Bộ Ngoại giao chủ động xác minh, làm rõ và liên hệ với các cơ quan chức năng phía Nhật Bản để thu thập hồ sơ tài liệu về vụ việc; nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm phải khởi tố, điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Như Dân trí đã đưa tin, đến thời điểm này đã có 4 quan chức cấp cao của ngành đường sắt bị đình chỉ công tác để làm rõ những khả năng có liên quan đến nghi án hối lộ 16,4 tỷ đồng của JTC, gồm: ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc đương nhiệm Ban Quản lý các dự án đường sắt của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; 2 Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam là ông Ngô Anh Tảo đang phụ trách Ban Quản lý các dự án đường sắt và ông Trần Quốc Đông - Phó Tổng Giám đốc đã từng có thời gian phụ trách Ban Quản lý này; ông Trần Văn Lục - Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt - Cục Đường sắt Việt Nam. Bộ Công an cũng đang tham gia điều tra vụ việc nêu trên.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Nghi án JTC hối lộ 16,4 tỷ đồng: "Rà soát từng cá nhân liên quan!" "Đây là việc hết sức nghiêm trọng và cấp bách, Bộ GTVT sẽ rà soát lại từng cá nhân tham gia dự án, nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm không bao che dung túng bất kỳ ai" - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông khẳng định. Xung quanh vụ việc Công ty Tư vấn GTVT Nhật...